Wednesday, May 19, 2010

CUỘC LỘI NGƯỢC DÒNG CỦA GIÁO DÂN HÀ NỘI

Cuộc “lội ngược dòng” của giáo dân Hà Nội - Ai là kẻ lo sợ nhất?

Hồ Học - Trần Trung Luận

Tuesday, 18 May 2010 12:06

http://nuvuongcongly.net/index.php?option=com_content&view=article&id=919:cuoc-loi-nguoc-dong-cua-giao-dan-ai-so-nhat&catid=77:kien-thuc-phap-luat&Itemid=177

Sự kiện bung ra đã làm cho những con bài chủ nặng ký nhất đã bị bại lộ, đường lối đối ngoại và đối thoại “bẩn” kiểu “Cộng Sản” bị phơi bày, cuồng vọng đứng trên cả “Chúa Trời” của Đảng Cộng Sản đã bị giáo dân Hà Nội chặn đứng và giáng trả quyết liệt hơn cả mức cần thiết, tình thế chạm đến ngưỡng không có lợi cho sự “ổn đinh” của họ trong kỳ “lột xác” cuối cùng (đại hội Đảng).

Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt đã lại đã bất ngờ rời Việt Nam (đêm 12/5 ) bất ngờ như khi ông trở về từ Vatican (ngày 9/4) để dàn xếp, đón đưa Giám mục Nguyễn Văn Nhơn kế vị mình theo quyết định của Toà thánh sau đó nửa tháng.

Dư luận cũng bất ngờ bùng lên trước cách đối xử với ông của Toà Thánh Vatican, gới cầm quyền Việt Nam và cả HĐGMVN (những thành tố duy nhất có thể tạo tác quyết định cho vấn đề này) ngay khi còn là manh nha, đồn đại.

Những hành động, những biểu lộ quyết liệt, mạnh mẽ chưa từng thấy của giáo dân Hà Nội cũng bùng lên theo đó. Một bầu không khí đau buồn, lo âu, nghi kỵ và phân hoá bao trùm giáo phận Hà Nội, lan toả ra nhiều nơi trong và ngoài nước.

Một thỉnh nguyện thư đã được giáo dân khẩn trương thu thập trong thời gian ngắn nhất với 15.000 chữ ký (được cho là kỷ lục ) chuyển gấp sang Vatican. Một Thánh Lễ, “Lễ tạ ơn chào đón đức TGM phó” diễn ra trong căng thẳng, ngột ngạt và đầy tự phát… nhưng cũng chẳng thể nào khác được, với rừng băng rôn của giáo dân tôn vinh TGM Ngô Quang Kiệt chứ không phải là “chào đón Đức TGM phó” như chủ đề của Thánh Lễ.

Nhiều ý kíên trái ngươc, mâu thuẫn, chống đối nhau tràn ngập trên các trang mạng Công Giáo... để lý giải, để bach hoá sự thật... để bao biện, để che đậy, phá rối và cả để tranh giành, để làm nổi mình lên trong bối cảnh hỗn loạn này.

Tất cả được thấy như những nỗ lực, quyết tâm giành thắng lợi cuối cùng của những lực lượng cụ thể nào đấy trong việc “đi hay ở” của Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt.

Và đến lúc TGM Ngô Quang Kiệt đã chính thức rời sứ vụ, bằng thông báo của Toà Thánh Vatican chấp nhận đơn từ chức của ông và ra nước ngoài chữa bệnh như thông báo của toà TGM Hà Nội, Giám mục Nguyễn Văn Nhơn cũng đã chính thức trở thành Tổng Giám Mục Hà Nội nhưng quán tính của sự kiện “đi hay ở” và dấu ấn “tinh thần Ngô Quang Kiệt” vẫn còn nguyên, vẫn sôi sục, vẫn đòi hỏi phải được lý giải một cách chính thức và minh bạch từ những tầng cao nhất của Giáo Hội.

Lễ chúa Jê-Su lên trời (một trong những thánh lễ quan trọng hàng đầu của người Công Giáo, theo thông lệ sẽ do Tân Tổng Giám Mục chủ tế) đã lại trở thành cuộc biểu lộ tình cảm của Giáo dân các xứ trong giáo phận… Đến lúc này thì rất khó đặt tên cho cả chuỗi sự kiện , nó giống như một cuộc “lội ngược dòng” đẫm nước mắt đi tìm “công lý sự thật”, đi tìm “chủ chăn đích thực” của giáo dân Hà Nội.

Ở đây “cuộc lội ngược dòng” của những giáo dân bé mọn ấy là hoàn toàn đúng đắn, là chân thực... nhưng nó đã “bùng lên” ngoài tầm kiểm soát, làm cho cả giáo hội chao đảo, HĐGMVN hầu như tê liệt, nó gây đau đớn, lo ngại cho ngay chính các hàm, phẩm cao nhất của Giáo Hội, cho cả giới cầm quyền đang chăm chú theo dõi trong nín lặng, và căng thẳng bởi với chính họ, sự việc cũng đang ngoài tầm kiểm soát,

Nguyên nhân của sự “bùng lên” quyết liệt và tự phát đến như vậy có thể thấy là ngoài tình cảm yêu thương, khát vọng một “chủ chăn đích thực” của giáo dân thì phần còn lại (ẩn phía sau) của vấn đề chính “là quá trình đưa đến sự lựa chọn người kế vị” như nhận định của Linh Mục Vũ Khởi Phụng chánh xứ giáo xứ Thái Hà, hay nói cụ thể hơn là sự xuất hiện không lô-gic, không cần thiết của chính vị GM Nguyễn Văn Nhơn. Quá trình này thể hiện rõ bàn tay của giới cầm quyền Hà Nội từ mở đầu với sự việc Nguyễn Thế Thảo, chủ tịch UBNDTP Hà Nội triệu tập Ngoại giao đoàn tại Hà Nội đã Ngày (10/2008) công khai bày tỏ ý đồ trục xuất TGM Ngô Quang Kiệt ra khỏi Hà Nội... cho đến mẩu tin gọn lỏn của TTX VN (ngày 7/5/2010).

Có thể thấy phản ứng của giáo dân chính là phản ứng của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam với chính quyền cộng sản vô thần và dã tâm” bóp chết Công Giáo” của họ. HĐGMVN hay một “đáng tiếc” nào đấy của Toà ThánhVatican bỗng nhiên thành điểm đối đầu của phản ứng này (cần thấy rõ Giáo Hội không chỉ là Tổng Giám Mục, HĐGM, hay một vài đấng bậc cụ thể. Giáo Hội là 8 triệu Giáo dân).

Lo ngại của gới cầm quyền là một thực tế bởi mục đích cả lâu dài hay trước mắt của họ là trục xuất TGM Ngô Quang Kiệt ra khỏi Hà Nội một cách êm thấm, từ đó từng bước “quốc doanh hoá” Thiên Chúa Giáo như đã từng làm với nhiều tôn giáo khác chứ không phải là để chọn lựa để tìm tới một kết quả hỗn loạn, không thể áp đặt như hiện nay.

Sự kiện bung ra đã làm cho những con bài chủ nặng ký nhất đã bị bại lộ, đường lối đối ngoại và đối thoại “bẩn” kiểu “Cộng Sản” bị phơi bày, cuồng vọng đứng trên cả “Chúa Trời” của Đảng Cộng Sản đã bị giáo dân Hà Nội chặn đứng và giáng trả quyết liệt hơn cả mức cần thiết, tình thế chạm đến ngưỡng không có lợi cho sự “ổn đinh” của họ trong kỳ “lột xác” cuối cùng (đại hội Đảng).

Thêm nữa trong một tương lai ngắn ngủi, bất trắc đang chờ Đảng Cộng Sản, đã hình thành xu hướng “ tự diễn biến” “tự chuyển hoá” tạo khả năng để có thể tái tồn tại trong một một nền chính trị mới “phi cộng sản” nay mai thì tổn thương lớn này với người Công Giáo không dễ gì mà hàn gắn, hay đền bù, hoà giải được.

Nhìn lại chuỗi sự kiện người ta đã phải rất ngạc nhiên khi thấy rằng chỉ để có 2 công viên bé nhỏ vô tích sự mà cả một chính thể đã mâu thuẫn với 10% dân số của mình một cách trầm trọng đến mức không thể hoá giải được thì rõ ràng tầm vóc, não trạng chính trị của giới cầm quyền Hà Nội nói chung và BT Thành Uỷ Phạm Quang Nghị nói riêng là quá thấp kém.

Do vậy việc ra đi của TGM Ngô Quang Kiệt vốn được coi là “điểm thưởng” cho phe cánh chính trị Hà Nội của Phạm Quang Nghị trong đại hội Đảng nguy cơ trở thành “điểm triệt” bởi kết quả chẳng êm thấm chút nào, sự kiện còn kéo dài và diễn biến khó đoán định, đây chính là lý do tại sao không một tờ báo quốc doanh nào đưa tin hay bình luận ngoại trừ một mẩu tin chiếu lệ của TTXVN.

Sự hoảng loạn và lo ngại không chỉ riêng gì của giới cầm quyền Hà Nội, mà nó còn đang trong suy tư của các lãnh đạo Công Giáo trong và ngoài HĐGMVN, nhất là với những người đã bàn quang, đã làm ngơ, đã chấp nhận, hoặc tham gia vào “quá trình đưa đến sự lựa chọn người kế vị” không lo-gic, không minh bạch này.

Tình trạng hiện thời của HĐGMVN đang là rất hoang mang, lúng túng như trả lời phỏng vấn của Phó CT HĐGMVN Nguyễn Chí Linh... không biết làm gì hơn là tiếp tục chọn lựa cách ứng xử theo lối truyền thống của mình là “im lặng”. Từ khi sự kiện bung ra tới nay người ta chỉ thấy có “thư chúc mừng” của HĐGMVN cho chính vị Chủ Tịch của mình là có lên quan đến sự kiện.

Nhưng trong bối cảnh hiện nay “im lặng” không phải là “vàng” nữa khi mà “một trang sử buồn cho Giáo Hội Việt Nam và cách riêng, cho Tổng giáo phận Hà Nội” đã mở ra (cũng vẫn theo nhận định của giám mục Nguyễn Chí Linh ) với khởi đầu là một lễ tạ ơn chua chát, đau lòng, rồi lễ chúa Jê-Su lên trời vắng bóng tân Tổng Giám Mục làm chủ tế, vắng bóng giáo dân sốt sắng mộ đạo, cái còn đó vẫn là những băng rôn, biểu ngữ tôn vinh TGM Ngô Quang Kiệt. thánh lễ nhận TGP của TGM Nguyễn Văn Nhơn cũng không tổ chức …Những giáo dân Hà Nội cho biết họ sẽ “tiếp tục như vậy cho tới ba năm nữa

Cái lo ngại nhất của các đấng, bậc trong Giáo Hội chính là sự phân hoá trong nội bộ Giáo Hội. Trong bài “tinh thần Ngô Quang Kiệt”-cuộc canh tân giáo hội bắt đầu chúng tôi cũng đã có nhận định về một viễn cảnh không xa “Thiên chúa Giáo miền bắc Việt Nam chỉ còn là một tín ngưỡng tại gia

Nhưng ngay cận cảnh đây một tình huống mang những nét “cát cứ tôn giáo” đã xuất hiện, tức là “tinh thần Ngô Quang Kiệt “ cùng những giá trị “tông giáo chân chính” sẽ phát triển, tồn tại theo cách riêng ở từng giáo phận, giáo xứ, thậm chí các cộng đoàn, các giáo họ. Cơ cấu tầm cao như Tổng Giáo Phận, HĐGMVN chỉ còn là tượng trưng, hình thức, mang tính giao đãi...để có mũ, áo, ghế, gậy trong đại lễ 1000 năm Thăng long, trong đưa đón bang giao với Toà Thánh, trong nghênh đón Giáo Hoàng sang thăm Việt Nam (nếu có). Thế thì cái thông điệp “mầu nhiệm-sứ vụ-hiệp thông” của năm thánh 2010 hoàn toàn phá sản.

Toàn thể HĐGMVN, các đấng bậc cao trọng của giáo hội có nhìn thấy cái viễn cảnh và cận cảnh này không? có còn trách nhiệm không? có còn bản lĩnh, lòng can đảm của một Ki-Tô hữu ? Bởi để vượt qua “trang sử buồn” này đòi hỏi phải có một tầm nhìn, một trách nhiệm, và cả lòng can đảm nữa.

Cần nhận thấy rằng phản ứng bùng lên của giáo dân là đúng đắn, là chính đáng, là phản ứng của nhân dân bị đoạ đầy dưới gót sắt của chế độ Cộng Sản vô thần, nghĩa là giáo dân đang cùng nhịp bước với cả dân tộc, cái còn lại là HĐGMVN các đấng bậc, giáo sĩ, linh mục có đồng hành cùng giáo dân, cùng dân tộc hay không?

Với cuộc “lội ngược dòng” đẫm nước mắt của giáo dân Hà Nội đi tìm“công lý, sự thật" tìm “chủ chăn đích thực” ta đã thấy rõ ai là kẻ lo sợ nhất.

Hồ Học-Trần Trung Luận

.

.

“Sự kiện Ngô Quang Kiệt”: Kỳ 2 - Hé lộ sự thật qua các phát biểu chính thức và các văn kiện Tòa Thánh

Kỳ 1: Hiện tượng Ngô Quang Kiệt

.

.

.

No comments: