Saturday, May 15, 2010

CHÍNH SÁCH XÂM LƯỢC MỀM

Chính sách Xâm lược mềm

Đan Tâm
May 14, 2010

http://tamthucviet.com/articleview.aspx?artId=%c5%b8C%1bQ

Chính sách thực dân sau nhiều thế kỷ hoành hành, rút kinh nghiệm, đã thay đổi. Chiếm đóng và trấn áp bằng võ khí không nhất thiết là phương tiện xâm lược hiệu quả. Thay vào đó là những lời nói đầy mật ngọt và chiêu bài phát triển đầu tư để thâu góp hầu hết tài nguyên nhân lực của các nước Á Phi nhược tiểu, qua trung gian của những tay sai bản xứ. Trung quốc và Phi Châu là ví dụ điển hình. Có trên 10 quốc gia ở Phi Châu đã tự nguyện cắt đứt ngoại giao với Đài Loan để làm vui lòng TQ..

.

Khởi đầu vào năm 1996, khi Giang Trạch Dân đi thăm Phi Châu,. Lúc đó, 17 quốc gia ở Phi Châu đang ở tình trạng khó khăn, lúng túng phát triển. Giang Trạch Dân đã thân mật tuyên bố rằng: “Chúng tôi là những người anh em của các bạn. Chúng tôi không xen vào nội bộ, hay để ý tới việc quản lý đất nước của các bạn. Chúng tôi cũng không quan tâm tới chuy ện nhân quyền. Chúng tôi chỉ muốn 2 quốc gia hợp tác làm ăn để 2 bên cùng có lợi..” Tại Sudan, TQ đã hết lời khen tặng Omar al-Baszir, nhà độc tài của Sudan, người đang bị đưa ra tòa án quốc tế The Hague về tội diệt chủng. Kết quả là TQ được khai thác các giếng dầu của Sudan.

.

Năm 1996, khi Giang Trạch Dân tới Phi Châu, kim ngạch thương mại giữa TQ và Phi Châu ước tính khoảng 5 tỷ đô la. Tới năm 2008, kim ngạch này là trên 100 tỷ đô la, và dự tính trong tương lai sẽ còn cao hơn nữa. Angola đã cung cấp trên 16% tổng lượng dầu nhập cảng của TQ. Gabon là quốc gia cung cấp nhiều gỗ cho TQ nhất. Theo thống kê thì cứ 10 cây được chặt xuống ở Phi Châu là có 7 cây được cung cấp cho TQ. . Dầu hỏa từ Libia và Nigeria cũng liên miên chảy sang TQ. Các quốc gia ở Nam Phi Châu như Zimbabwe, Guinea, và Congo thì cung cấp các loại qúy kim như, kim cương, uranium. Tại Zambia, TQ khai thác các mỏ đồng. Tại Munali, TQ cho khai thác mỏ nickel.. Nguợc lại, TQ xuất cảng sang Phi Châu máy móc thuôc men, đồ gia dụng và quần áo.

.

Trong 53 quốc gia ở Phi Châu, TQ có đại diện ngoại giao với 49 nước. Cho tới nay, trên 1 triệu người TQ đã tới định cư tại Phi Châu . Làn sóng di dân từ TQ tới Phi Châu không ngưng nghỉ và mỗi năm cứ tiếp tục tăng vọt.

.

Năm 2006, được TQ công bố là “năm Châu Phi” và Hội Nghị Thượng Đỉnh các nhà lãnh đạo Châu Phi được tổ chức tại Bắc Kinh. TQ đã trải thảm đỏ để đón tiếp các vị lãnh đạo của Châu Phi. Tháng 11 năm ngoái, Hội Nghi Thượng Đỉnh TQ-Châu Phi lại được tổ chức trong khu nghỉ mát sang trọng của Ai Cập, Sharm el-Sheikh, TQ cũng hứa hẹn sẽ hỗ trợ cho các khu vực kém phát triển ở Châu Phi nhiều hơn nữa.

Tại Á châu thì vi dụ là thành phố nhỏ Bò Tèn của Lào. Bò Tèn có dân số khoảng 7,000 người, nằm sát biên giới Lào-Trung. Vài năm trước đây, một công ty TQ tên “Golden Boten City Co. Ltd” đã điều đình với giới chức địa phương Lào để thuê đất trong vùng với thời hạn là 30 năm, và khi mãn hợp đồng, có quyền gia hạn thêm 2 lần nữa, mỗi lần là 30 năm. Ngay sau khi thủ tục thuê đất hoàn tất, Công ty Golden Boten City bắt tay vào việc kinh doanh, xây cất. Khách sạn 5 sao Royal Jinlun Hotel với 700 phòng đầy đủ tiện nghi, Sòng bài lớn với 11 phòng chơi bài, sân Golf rông mênh mông, trường đua ngựa, sân bắn súng thể thao, và sân vận động đua xe Go-Kart. Hàng loạt nhà cửa, chợ búa, phố xá, cơ sở thương maị được xây cất theo kiến trúc mới. Đồng thời các công nhân TQ cũng di chuyển gia đình sang định cư. Người TQ mau mắn mở các cơ sở , các cửa hàng làm ăn buôn bán.. Người dân Lào trở nên lạc lõng trong sự phát triển của Bồ Tèn, rút lui qua các thành phố khác. Bò Tèn ngày nay là môt thành phố hoàn toàn Trung Hoa, chẳng cần tranh chấp bàn cãi gì về chuyện chủ quyền. Từ Giám đốc Công ty, xí nghiệp tới các công nhân lau chùi dọn dẹp đều là người TQ. Ngôn ngữ trao đổi ở Bò tèn là tiếng Quan Thoại. Tiền tệ mua bán, là đồng “nhân dân tệ”. Giờ giác lấy theo giờ Bắc Kinh. Ra đường, chỉ toàn người TQ đi lại mua bán tấp nập mà không có hình bóng một người Lào. Chẳng cần nói gì về chủ quyền, mà chỉ gọi là hợp tác phát triển đầu tư

.

Quay sang tình trạng Việt Nam. Hà nội đã âm thầm ký nhượng đất và dâng biển cho TQ, gây chống đối của người dân Việt Nam. Thì đảng và nhà nước đã cho tay chân cổ võ ủng hộ khẩu hiểu “bỏ sang bên những tranh chấp chủ quyền, mà hãy thương thảo hợp tác phát triển”. Trong những lãnh vực khác, nhỏ hơn, là chuyện cho thuê đất và giao kèo kinh doanh với Tầu. Theo báo cáo của Bộ Xây Dưng VN năm 2009, Trung Quốc đã trúng thầu hầu hết các dự án xây dựng lớn ở VN. Các nguồn kinh tế chính ở VN đều nằm trong nay người TQ, hàng hóa TQ tràn ngập thị trường VN. Người TQ tự do qua lại biên giới mà không cần xin chiếu khán nhập nội. TQ đem công nhân sang định cư tại Tây Nguyên để xây dưng cơ sở và khai thác quặng Bauxite mà không cho người VN được lai vãng trong khu vực. Gần đây, những cánh rừng đầu nguồn ở 10 tỉnh vùng biên giới được cho người Tầu thuê dài hạn với gía… tượng trưng. Cũng theo báo cáo của Bộ Lao Động và Thương Binh Xã Hội VN, số công nhân TQ vào VN đã nằm ngoài vòng kiểm soát của chính quyền, và tại nhiều nơi đã có xung đột giữa công nhân TQ và người địa phương.

Nhìn toàn cảnh như thế, nếu mà có bảo đảng và nhà nước CSVN biến thái là bán nước buôn dân thì đâu có phải là điều quá đáng? Và như thế thì những kẻ kêu gọi đoàn kết sau lưng đảng và nhà nước Hà nội để chống hoạ xâm lăng Trung quốc là thuộc thành phần gì?

Đan Tâm

5/10

.

.

.

No comments: