Thư Tòa Soạn
Báo Tổ Quốc số 87, ngày 15/05/2010
http://www.thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=4818
.
Thế giới đã học rất nhiều từ Hy Lạp: những bước đầu vững chắc cho khoa học và triết học, nền dân chủ đầu tiên, và một nghệ thuật cho tới nay vẫn còn gợi hứng, gây say mê và thán phục. Nhân loại đã chứng kiến sự xuất hiện của nhiều nền văn minh, nhưng nền văn minh duy nhất đủ chiều sâu và tầm nhìn để thích nghi được với tiến hóa, liên tục đổi mới, liên tục phong phú hóa để trở thành trí tuệ chung của loài người là văn minh Hy Lạp. Tuy nhiên bài học mới nhất vừa đến từ Hy Lạp đã không vinh quang và nhất là không thoải mái chút nào.
Sáng thứ hai 3-5 vừa qua người Hy Lạp đã thức dậy trong một kinh ngạc choáng váng: lương bổng bị cắt giảm 15%, nhiều khoản trợ cấp xã hội bị giảm bớt hoặc bãi bỏ; họ cũng sẽ phải làm việc thêm 14 năm nữa vì tuổi về hưu từ nay sẽ là 67 thay vì 53. Nói chung người Hy Lạp ngủ dậy thấy cuộc sống của mình đột ngột đen tối hẳn. Lý do là vì trong đêm chủ nhật 2-5 chính quyền Hy Lạp đã phải chấp nhận một chính sách thắt lưng buộc bụng đặc biệt khe khắt để vay được số tiền cứu nguy 110 tỷ Euro (tương đương với 145 tỷ USD) của Liên Hiệp Châu Âu và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế. Như có thể chờ đợi, quần chúng Hy Lạp đã phản ứng một cách phẫn nộ với những cuộc đình công, biểu tình, đập phá. Đã có những người bị thiệt mạng. Tình hình Hy Lạp chắc chắc sẽ còn nhiều biến động vì hóa đơn quá nặng, nhưng điều cũng chắc chắn không kém là chính sách khắc khổ sẽ được giữ nguyên bởi vì không còn giải pháp nào khác.
Nguy cơ suy sụp của Hy Lạp là điều đã được nhìn thấy và báo động từ lâu. Từ ngày gia nhập khối tiền tệ thống nhất Eurozone Hy Lạp đã nhận một khối viện trợ khổng lồ, trên 300 tỷ USD, từ Liên Hiệp Châu Âu. Đây là một tình trạng bệnh hoạn ở mức báo động nhưng Hy Lạp đã không chịu làm những cải tổ cần thiết để khắc phục, họ vẫn tiếp tục vay tiền để sống rất trên khả năng của mình và thi hành chính sách đà điểu, chúi đầu và đống cát để khỏi phải nhìn sự thực. Cho đến khi mà sự thực bi đát không còn tránh né được nữa.
Những gì vừa xẩy ra cho Hy Lạp chỉ nhắc lại một sự thực của muôn đời. Đó là những thay đổi cần thiết nhưng cứ bị trì hoãn mãi sẽ rất thảm khốc khi cuối cùng phải đến vì không còn trì hoãn được nữa.
Đó cũng là điều mà nhiều người cầm quyền cố tình làm như không biết. Từ hơn 30 năm nay Đảng Cộng Sản Trung Quốc thực hiện một chính sách tăng trưởng hoang dại bất chấp con người, môi trường và liên đới xã hội: chính sách này, được gọi là "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" về bản chất chỉ là chính sách xuất khẩu sự nghèo khổ và bóc lột, và chẳng bao lâu nữa sẽ bế tắc, để lại những thiệt hại không thể sửa chữa cho Trung Quốc. Đảng Cộng Sản Việt Nam đã bắt chước chính sách đó một cách còn thô vụng hơn, với hậu quả là đất nước tụt hậu thê thảm, chênh lệch giàu nghèo ngày càng thách đố, đạo đức ngày càng băng hoại, chính quyền ngày một tham nhũng và thối nát hơn, lòng yêu nước và tình tự dân tộc ngày càng mờ nhạt, người dân ngày càng mất lòng tin vào đất nước. Tình trạng này không thể tiếp tục.
Trước thềm đại hội 11, những người cộng sản lương thiện đang có một cơ hội để đổi hướng đi, tránh cho đất nước và cho chính họ một thức dậy rất kinh hoàng.
Ban biên tập
.
.
.
Báo Tổ Quốc
số 87, ngày 15/05/2010
Mục Lục
Thư tòa soạn : Bài học Hy Lạp 2010
Danh sách đồng ký tên : Thư gửi: Bộ Chính trị - Ban Bí thư Trung Ương và các Uỷ viên BCHTƯ Khoá 10
Nguyễn Gia Kiểng : 35 năm sau ngày 30-4-1975 Vài khẳng định cần thiết
Phạm Ðình Trọng : Lời cuối với đảng
Bùi Minh Quốc : Giải phóng
Như Hà : Thấy gì qua lời phát biểu của Linh mục Nguyễn Văn Lý
Bùi Tín : Lời xin lỗi chân thành : Món nợ 35 năm đến hồi phải trả!
Phan Kiến Quốc : Xóa bỏ hận thù: tại sao không?
Cù Huy Hà Vũ - Huy Phương : Chiến tranh Việt
Bùi Quang Vơm : Thư ngỏ gửi Bộ chính trị và Trung ương Đảng Cộng sản Việt
Mai Thái Lĩnh : Ải Nam Quan trong hiện tại
.
.
.
No comments:
Post a Comment