Bao nỗi tang thương - Hồi ký (IX, còn tiếp một kỳ)
Trí Lực
15-04-2010
http://www.dcvonline.net/php/modules.php?name=News&file=article&sid=7334
XXII.- Trên đường bị đưa trở lại biên giới Việt-Miên
Khoảng 4 giờ sáng hôm sau, thứ sáu ngày 26 tháng 7 năm 2002, một người mở cửa ra hiệu cho tôi rời khỏi căn phòng. Tôi vội cầm theo chai nước khoáng trên đôi tay bị còng rồi bước ra sân. Chiếc xe mang biển số ++2-2475 của bọn bắt cóc đêm qua đã đậu sẵn. Một gã công an mật vụ Việt
Xe chuyển bánh rời đồn công an, qua cầu Saigon, hướng về biên giới Việt
Xe chạy dọc những đoạn đường đất đá gồ ghề, hất tung bụi mù để lại phía sau. Ðó đây lác đác vài ba người, đầu đội thúng mủng đem hàng ra chợ bán. Chẳng mấy chốc trời tờ mờ sáng, xe cũng vừa đến bến phà Hố Lương, được biết cộng đồng người Việt sinh sống ở đây không ít.
Mọi người chờ đợi chuyến phà ngang qua dòng sông lớn. Tiếng rao lanh lảnh của những cô bán hàng tay xách nách mang; mấy đứa trẻ bán dạo theo gót khách hàng và nài nỉ khách mua cho bằng được, tạo thành một bầu không khí náo nhiệt hẳn lên. Tôi đoán chừng toán công an này áp giải tôi đến cửa khẩu biên giới Mộc Bài, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh.
Trên bờ, mấy chiếc xe đò nối đuôi nhau chờ phà cập bến. Gã công an mật vụ Việt
Gã tài xế trẻ người Campuchia phóng xe vượt hẳn lên các xe phía trước, rồi chầm chậm xuống phà. Ðến khi đã chật ních hành khách và xe cộ, chuyến phà nhổ neo rời bến.
Một cô bé tay nách mủng xôi đậu đen còn nóng hổi, mùi nếp thõm bốc lên, tên công an Việt Nam ngồi bên cạnh tôi bèn mua mấy gói xôi đưa cho mấy tên công an Campuchia và tôi lót dạ. Chuyến phà từ từ cập bến bên kia bờ, khi ánh dương bắt đầu ló dạng.
Xe chạy chậm vì có những đoạn đường quá xấu. Còn chừng vài trăm mét nữa là đến cửa khẩu biên giới
Còn lại một mình tôi trên xe, cổ tay đang bị còng sưng tấy lên, mặt mày bầm tím vì bị bọn bắt cóc hành hung, lại thêm đêm hôm qua mất ngủ, người tôi mệt nhoài, tôi bèn đặt lưng xuống ghế xe rồi thiếp đi lúc nào không hay.
-- ♦♦♦ --
Ðang giấc ngủ ngon, thình lình có người mở cửa xe đánh thức, tôi tỉnh dậy thì mặt trời đã lên cao, ánh nắng gay gắt bắt đầu xuyên qua kẻ lá. Gã công an người Campuchia lấy xâu chìa khóa nhỏ mở chiếc còng số 8 trên tay tôi. Mọi người lên xe rời khỏi cơ quan này, tính ra xe tạm dừng ở đây khoảng hơn một tiếng đồng hồ.
Xe chạy một quãng thì qua cửa khẩu Mộc Bài, thuộc vùng đất Việt
Vào giờ này, những tên mật vụ vùng Cửu Long coi như đã hoàn thành nhiệm vụ bắt cóc mà đảng và nhà nước giao phó hoặc thuê mướn, bọn chúng bèn quày xe trở lại Campuchia. Có lẽ nay mai, những tên công an mật vụ này sẽ nhận được giấy khen và lãnh thưởng, hoặc giả tiền thù lao của nhà cầm quyền Cộng sản Việt
XXIII.- Ngục thất B34
Con đường xuyên Á từ cửa khẩu Mộc Bài đến ngã tư An Sương đang được sửa sang và mở rộng, có nhiều đoạn đường đất đá lởm chởm khó đi. Mãi đến giữa trưa, toán công an áp giải mới đưa tôi về đến trại giam B34/A24 - Cơ quan an ninh điều tra, Bộ Công an - tọa lạc tại số 237, đường Nguyễn Văn Cừ, quận 1, Sài Gòn. Nếu tính luôn lần vượt biển bị bắt giam hai năm tù ở tỉnh Tiền Giang vào năm 1981, thì nay là lần thứ tư, tôi bước chân vào nhà tù Cộng sản, hầu như tôi chẳng hề nao núng trong lòng.
Chiếc xe chở tôi vừa đỗ giữa sân trại giam, thì xe chở toán công an tiếp nhận tôi ở cửa khẩu Mộc Bài cũng vừa đến nơi. Trời nắng gắt, ánh dương chói chang khó chịu, tôi hơi bị chóng mặt và nhức đầu, có lẽ đi đường xa mệt nhọc.
Vừa bước lên bậc thềm ở hành lang, tôi hất hàm bảo tên công an áp giải:
- Hãy mở còng tay cho tôi.
Gã kia trả lời cộc lốc:
- Chờ chút đã.
Tôi nổi cáu, bèn lớn tiếng:
- Chờ đợi cái gì nữa, đã vào đến trại giam rồi, các ông còn sợ tôi trốn đi đâu mà không mở còng.
Mấy người kia thấy vậy bèn ra lệnh cho ông ấy mở chiếc còng số 8 trên tay tôi. Một nữ công an trại giam trong khu nhà này đi ra nhận người, rồi ký vào biên bản giải giao bị can.
-- ♦♦♦ --
Viên thiếu tá Nguyễn Ðinh Hóa đưa tôi vào phòng cung số 2, trong phòng có gắn thiết bị ghi hình. Ông ấy đặt giữa bàn tấm bìa kẹp đủ thứ giấy tờ, có cả bức hình chân dung của tôi, ngoài bìa ghi dòng chữ lớn: “Hồ sơ Thích Trí Lực”. Qua các câu hỏi và đáp, một bản lý lịch đầy đủ chi tiết của tôi được cán bộ điều tra này viết vào biên bản ghi lời khai.
Khoảng 3 giờ chiều, ông Hóa dẫn tôi ra xe đậu sẵn ngoài sân, có vài người nữa cùng đi kèm. Họ đưa tôi đến trụ sở công an phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, Sài Gòn.
Tại phòng làm việc, tôi ngồi chờ các người này viết biên bản khám xét. Ông Hóa lấy trong cặp ra một chiếc ví, đúng là chiếc ví của tôi mà khi bị bắt cóc hôm qua, mấy tên ngồi sau rút trong túi quần. Ông ấy mở ví lấy ra tấm thẻ tỵ nạn và chứng minh nhân dân, còn tất cả tiền bạc xem như mất trắng. Tôi chắc chắn rằng, những tên công an mật vụ bắt cóc tôi ở Campuchia đã bàn giao lại cho toán công an Bộ ở cửa khẩu biên giới vào sáng hôm nay. Như thế, khi bắt cóc tôi lên xe, bọn công an mật vụ vùng Cửu Long thừa biết tôi được Liên Hiệp Quốc bảo vệ quyền tỵ nạn chính trị. Nay cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an lập biên bản khám xét tại trụ sở công an phường này ngày 26 tháng 7 năm 2002, thu giữ của tôi một thẻ tỵ nạn mang số 610 IC, do bà Elizabeth Kirton - Phủ Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc ở Phnom Penh - ký ngày 28 tháng 6 năm 2002, công nhận quyền tỵ nạn.
Lập xong biên bản, tiếp đó thiếu tá Nguyễn Ðinh Hóa mời tôi đứng dậy để nghe tuyên đọc cái gọi là lệnh bắt khẩn cấp. Tôi có nêu thắc mắc với ông ấy, rằng tôi bị bắt ngày 25 tháng 7 năm 2002 ở Campuchia, chứ không phải tôi bị bắt ngày 26 tháng 7 năm 2002 tại biên giới. Ông ấy trả lời cho xong chuyện:
- Ai bắt anh ở Campuchia, ở đây chúng tôi không biết, tôi chỉ biết bắt anh ngày 26 tháng 7 mà thôi.
Tôi nghĩ, chuyện này mình tranh luận cũng chẳng đi đến đâu, họ chỉ việc cãi chày cãi cối là xong, bởi thế tôi bỏ qua.
Mọi người chở tôi trở lại trại giam B34, các cán bộ y tế vào kiểm tra sức khỏe và làm thủ tục lưu ký. Bị can phải gửi hết thảy tiền bạc, tư trang và các vật dụng không được phép mang vào buồng giam. Từ Phnom Penh về đây, tôi chỉ có vỏn vẹn một bộ đồ mặc trên người, đi chân đất và chẳng có một đồng dính túi. Cán bộ điều tra thông báo, mỗi tháng tôi được cấp phát 96.000 đồng (tương đương 6,5 đô-la Mỹ), cán bộ phụ trách mua mì gói và một ít đồ ăn gửi vào.
Tôi bị giam ở buồng đối sách (đối tượng chính sách) số 1, thuộc khu tạm giữ, đối diện là dãy phòng cung. Bên trong là phòng làm việc của đội quản lý bị can. Sở dĩ tôi không gọi là cán bộ quản giáo (quản lý và giáo dục) như ở các trại giam thường gọi, bởi vì những người bị tạm giam ở đây đang trong thời kỳ điều tra xét hỏi, không thể xem như là phạm nhân khi chưa có phán quyết của tòa án, thì có tội gì đâu mà cần phải giáo dục.
Mặc dầu trong người không được khỏe, tôi cũng gắng lau chùi sạch sẽ căn phòng, bởi không có người ở nên bụi bặm đóng lớp. Họ đưa thêm một người nữa vào ở chung với tôi, do từng trải cảnh tù đày, tôi hết sức dè dặt khi nói chuyện, biết đâu người này sẽ báo cáo lại mọi chuyện của tôi, giúp cho công tác điều tra.
Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an (A24) phối hợp với An ninh tôn giáo (A38) - sau này đổi thành A41- cùng thẩm vấn tôi. Họ tống đạt cho tôi quyết định khởi tố bị can về tội danh “Trốn đi nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân”, theo điều 91, luật Hình sự; đồng thời ra lệnh tạm giam bốn tháng.
Cuối tháng 8 năm 2002, có lẽ cơ quan an ninh điều tra phát hiện ra sự vô lý của họ, khi họ lập biên bản khám xét tôi tại trụ sở công an phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, nên họ hủy biên bản này. Hai cán bộ điều tra chính là Nguyễn Ðinh Hóa (A24) và Hoàng Thanh Phúc (A41) mang đến phòng cung một biên bản đã viết sẵn, nội dung hoàn toàn trái sự thật, rằng tôi bị khám xét và bị bắt tại cửa khẩu Mộc Bài, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh vào ngày 26 tháng 7 năm 2002. Người làm chứng cũng là một gã công an khác có mặt tại phòng hỏi cung để ký, thật đúng là một trò hề xảo trá. Ðáng lý tôi không ký vào biên bản này, nhưng khi suy nghĩ lại, đằng nào mình cũng đã bị biệt giam gần một tháng nay, bọn Cộng sản sẽ không bao giờ thả mình ra một sớm một chiều, sau này khi ra tòa hẵng phơi bày sự thật.
Suốt thời gian thẩm cung, tôi luôn luôn khẳng định rằng, việc tôi ra đi lánh nạn là để có cơ hội tiếp tục phục vụ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất ở hải ngoại, bởi vì trong nước, Giáo hội chúng tôi bị chính quyền Cộng sản của các ông đặt ra ngoài vòng pháp luật và đàn áp thô bạo.
Bằng lối chứng minh bắt cầu của nghiệp vụ điều tra kiểu Cộng sản, bọn chóp bu A24 cho rằng, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất là một tổ chức chống phá nhà nước, nên họ quy chụp tôi theo tội danh “Trốn đi nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân”. Với tội danh này, tôi có thể bị xử tù từ ba năm cho đến chung thân.
-- ♦♦♦ --
Ngày lại tháng qua, mặc dầu bị giam cầm nghiêm ngặt trong chốn lao lung khổ ải, thế nhưng, tinh thần tôi vẫn luôn luôn lạc quan với một niềm hy vọng rằng, Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc và các tổ chức bảo vệ nhân quyền, trong đó có Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam sẽ không bao giờ bỏ quên tôi, khi hay tin tôi bị mất tích ở Cam Bốt. Hà Nội có trách nhiệm phải trả lời trước công luận về việc bắt cóc này, kể cả Nam Vang cũng phải liên đới chịu trách nhiệm.
Tôi ở buồng đối sách gần hết hai lệnh tạm giam tám tháng, công an trại giam vâng lệnh an ninh điều tra A24 thay đổi cả thảy ba người nhảy xô vào ở chung với tôi. Trước đây họ đều là đảng viên Cộng sản, hai viên công an và một thượng tá quân đội, chẳng một ai dám nhận lời chuyển tin tôi ra ngoài khi họ được thăm gặp gia đình.
Trung tuần tháng giêng Âm lịch năm Quý Mùi (nhằm ngày 17 tháng 2 năm 2003), nhân chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án Trương Văn Cam vào ngày 25 tháng 2 năm 2003 sắp đến, trại giam chuyển tôi và một số bị can khác tập trung xuống nhà C, tôi được biết nhà sử học Trần Khuê ở gần buồng giam với tôi. Trần Khuê là một nhân vật bất đồng chính kiến, ông ấy bị bắt giam vì đã mạnh dạn tố cáo đảng Cộng sản Việt
Tôi bị giam chung với ông Hồ Trần Lập, nguyên trung tá quân đội, đảng viên Cộng sản, mọi người thường gọi ông là “Lập chảo”. Ông ấy bị bắt giam do lắp đặt một trạm ăng-ten Parabol để thu sóng điện thoại từ vệ tinh viễn thông.
-- ♦♦♦ --
Trại giam B34 nguyên là Tổng nha cảnh sát quốc gia thời chế độ cũ. Khu nhà C tọa lạc sát đường Nguyễn Văn Cừ, cách cổng chính số 237 chừng năm chục mét về phía tay mặt từ ngoài nhìn vào, mái nhà lợp tôn, tường quét vôi màu vàng. Ðây là một khu nhà giam phục vụ cho việc ép cung hoặc kỷ luật bị can. Hai cánh cửa sắt độc nhất đi vào nhà giam này thường xuyên đóng bịt bùng, ngoại trừ lúc công an giải người đi hỏi cung hoặc đưa cơm nước. Bên trong có cả thảy mười hai buồng giam, mỗi buồng có diện tích không đầy chín mét vuông. Cửa mỗi buồng giam nguyên trước đây là cửa song sắt, nay chế độ Cộng sản hàn bít thêm hai tấm sắt dày. Trên vách tường cao, mặt trước và sau, trước đây đều có chấn song thông gió rộng lớn, nay chế độ Cộng sản lại trám bít, hãy còn để lại dấu vết rõ ràng, chỉ chừa một hai khe nhỏ thông khí không đáng kể, một lỗ vuông chừng ba tấc để đưa thức ăn và nước uống vào. Không khí buồng giam hết sức ngột ngạt, nhất là những tháng nắng nóng. Hai cánh cửa sắt bên ngoài mỗi lần được đóng khóa lại, chúng tôi thường gọi đùa là úp vung, thì mọi người bị giam bên trong chẳng khác nào ở trong lò lửa.
Mỗi buổi sáng thức giấc, tôi nhìn lên khe vách, thấy có ánh mờ nhạt thì đoán biết ngoài trời đã sáng tỏ, khi đó mọi người gọi nhau hỏi thăm sức khỏe. Bên ngoài hai dãy phòng giam đều có đặt máy quay hình. Trong mỗi phòng, thiết bị nghe lén và ghi hình được ngụy trang bằng một đèn điện gắn vào vách tường, mọi sinh hoạt và trò chuyện trong buồng giam đều bị kiểm soát nhờ thiết bị này.
-- ♦♦♦ --
Cả tháng nay, hầu như tôi chưa hề bước chân ra khỏi cửa buồng giam, ngày ngày giam mình trong bốn bức tường nghiêm ngặt. Xe cộ lưu thông trên đường Nguyễn Văn Cừ ầm ĩ suốt ngày lẫn đêm, chẳng khi nào có một khoảnh khắc yên tĩnh, tiếng máy xe lẫn tiếng còi tựa hồ tra tấn bên tai.
Ngày 12 tháng 3 năm 2003, buổi sáng trời nắng dịu, tôi được ra ngồi dưới bóng râm để hớt tóc, lâu lắm rồi, nay tôi mới được bước chân ra khỏi cửa. Hớt tóc vừa xong thì cán bộ trại giam gọi đi làm việc.
Ra đến phòng cung, ông Nguyễn Ðinh Hóa tống đạt cho tôi cái gọi là bản kết luận điều tra, do thượng tá Lý Anh Quán, phó thủ trưởng cơ quan an ninh điều tra ký tên. Theo bản văn này, hồ sơ vụ án được chuyển sang Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, đề nghị truy tố tôi ra tòa án.
Theo luật Tố tụng hình sự, nay tôi được quyền gặp thân nhân, tôi bèn báo với cán bộ quản lý, xin giấy và mượn bút để viết đơn.
Hai tuần lễ sau, ngày 25 tháng 3 năm 2003, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tống đạt cho tôi cái gọi là cáo trạng. Tôi có hỏi lá đơn đã gửi trại giam nhờ chuyển đến Viện Kiểm sát, đề nghị thông báo cho thân nhân tôi biết, tôi hiện đang bị bắt giam ở B34, đã tám tháng rồi mà thân nhân vẫn chưa hay tin, biệt vô âm tín. Nghe tôi hỏi, ông ấy tỏ vẻ lúng túng và trả lời, ông sẽ hỏi lại ông Hóa là cán bộ điều tra.
Như vậy, đủ chứng tỏ rằng, những đơn từ của tôi đã bị bọn chúng ém nhẹm.
(Còn tiếp một kỳ)
Bài do tác giả gởi. DCVOnline trình bày và minh họa.
.
.
.
Bao nỗi tang thương - Hồi ký (Kết)
Trí Lực
16-04-2010
http://www.dcvonline.net/php/modules.php?name=News&file=article&sid=7336
XXIV.- Dã tâm của bọn Cộng sản bạo tàn
Tháng 5 năm 2003, thời tiết ở Sài Gòn bắt đầu có những cơn mưa đầu mùa, đem lại cho người tù một cảm giác tương đối dễ chịu hơn. Nhiều đêm hôm khuya khoắt, khi âm thanh xe cộ bên ngoài đại lộ thưa dần, bỗng có tiếng chìa khóa lẻng kẻng, “nắp vung” được mở ra, mọi người nghe chừng, có người nào đó bước chân vào nhà giam. Cứ mỗi tối đến, chúng tôi đều gọi nhau trò chuyện. Một hôm, mọi người lắng nghe tiếng ai oán được cất lên từ một căn buồng biệt giam vọng lại:
Ðảng là mẹ, bác là cha,
Ðến khi bác chết, đảng ta góa chồng.
Ðảng ơi mày có biết không?
Thạch Sanh thì ít, Lý Thông thì nhiều.
Tôi biết anh bạn này vừa mới bị bắt vào ngày hôm kia, đang ở gần buồng giam với tôi. Thoạt đầu, anh ta còn dè dặt chưa dám nói chuyện, nay thấy mọi người chuyện trò vui vẻ, nên mới dám mở lời. Nghe nhắc đến Thạch Sanh và Lý Thông trong kho tàng chuyện cổ tích Việt Nam, tôi suy đoán rằng, có lẽ anh bạn này đang bị những Lý Thông Cộng sản thời nay ám hại. Chắc hẳn quý bạn đọc ai cũng biết câu chuyện cổ này từ thuở ấu thơ, rõ ràng bản chất Cộng sản y chang con người Lý Thông, nghĩa là cùng một phường lường láo tráo trở, lươn lẹo dối trá, hiểm ác gian manh, điêu ngoa xảo quyệt…
Giữa thời buổi kinh tế thị trường, thêm cái đuôi theo định hướng xã hội chủ nghĩa; nào là giám đốc, hải quan; nào là biên phòng, thuế vụ; giờ trước là đảng viên cao cấp, năm mươi năm tuổi đảng có dư; phút sau bèn trở thành phó thường dân dự khuyết, ngày ngày bị điều tra xét hỏi, đem tấm thân vào chốn lao lung. Khi còn ở rừng thiêng nước độc, gia tài chỉ vỏn vẹn một chiếc ba lô, thì tình đồng chí khăng khít đậm đà, sống chết có nhau. Nay được lầu cao cửa rộng, xe cộ nghênh ngang, ai nấy đều trở thành những nhà tư sản đỏ, cớ sao lại đấu đá tàn tệ với nhau, chẳng có chút nghĩa tình.
Tôi bèn bắt chuyện làm quen với anh bạn ấy, dù chưa hề trông thấy mặt nhau:
- Anh bạn mới vào ơi, anh có khỏe không? Ở đây chúng tôi gọi nhau bằng số, tôi được anh em đặt tên là Ba Nhỏ, bị bọn nó bắt cóc ở Campuchia đem về đây nhốt kỹ. Nay chúng tôi đặt tên gọi cho anh là Tý. Anh Tý hãy cố gắng lên, mong một ngày gần đây anh sẽ được thân oan và sớm ra khỏi cảnh tù này.
Anh Tý trả lời trong tiếng nghẹn ngào:
- Cảm ơn anh Ba Nhỏ và các anh em ở đây đã có lời an ủi tôi. Nhưng ai có thể làm sáng tỏ nỗi oan khuất cho tôi, khi mà bọn trùm Cộng sản độc tài toàn trị ở Hà Nội tự tung tự tác, chúng nó ban hành những chính sách kinh tế: “Sáng đúng chiều sai, sáng mai lại đúng; hỏi ra thì lúng túng, không biết đúng hay sai”.
Có tiếng Ba Lớn tiếp lời:
- Bởi vì chúng nó chỉ là một phường: “Lưu manh giả danh trí thức, ăn hại đái khai, học lớp hai khai lớp mười một”.
Mọi người trong nhà giam khu C nảy giờ lắng nghe câu chuyện của chúng tôi, ai nấy đều cười rộ.
-- ♦♦♦ --
Tuy mới quen nhau, nhưng anh Tý và tôi trở nên thân mật. Tối đến, chúng tôi thường đứng ở lỗ vuông đưa cơm để trò chuyện với nhau. Anh ấy tự giới thiệu, anh nguyên là đại tá xuất thân từ Tổng cục 2 Bộ Quốc phòng, đã từng hoạt động trong ngành tình báo nhiều năm, nay được chuyển qua công tác làm trưởng đồn biên phòng ở biên giới phía Bắc. Anh ấy cho tôi biết, do anh bị tình nghi móc nối với Tổng cục Hải quan và thương nhân để nhập hàng lậu thuế từ Trung Quốc về Việt Nam, nên bị tạm giam để điều tra. Năm ngoái, anh cũng bị tạm giam ở miền Bắc một tháng về vụ thông đồng với giám đốc công ty nào đó, họ làm hồ sơ xuất khẩu giả để moi tiền nhà nước, theo chính sách hoàn thuế giá trị gia tăng. Do cơ quan điều tra không đủ chứng cứ buộc tội nên chúng đành phải thả anh ấy ra.
-- ♦♦♦ --
Tự nhiên tôi và anh Tý trở thành đôi bạn tâm đắc. Tôi thường kể cho anh ấy nghe về việc chính quyền Cộng sản đang tâm đàn áp Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất một cách trắng trợn. Từ sự kiện tại chùa Linh Mụ vào năm 1992, mở đầu công cuộc hoạt động phục hồi Giáo hội truyền thống, cho đến những tình cảnh nghiệt ngã mà Giáo hội này đã và đang gánh chịu dưới chế độ Cộng sản bạo tàn.
Tôi thường xuyên nhắc nhở đến những hoạt động của ông Võ Văn Ái và cô Ỷ Lan trong Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam thuộc cơ sở Quê Mẹ ở Paris, đồng thời ông ấy kiêm nhiệm Giám đốc Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế.
Thế rồi, vào một buổi chiều chủ nhật nọ, anh Tý cầm lòng không đậu, bèn tiết lộ cho tôi biết toàn bộ nội dung tài liệu và hồ sơ tối mật của Tổng cục 2 Bộ Quốc phòng mà đã có lần anh đọc được ở tàng thư, khi ấy anh là một thành viên của tổ hành động. Cơ quan tình báo đầu não này đã nhiều lần lên phương án và kế hoạch tổ chức ám sát ông Võ Văn Ái, bởi lẽ chính quyền Cộng sản Việt Nam đã xếp ông Võ Văn Ái vào sổ bìa đen những kẻ thù không đội trời chung của đảng Cộng sản, thế nhưng sự việc bất thành.
Anh Tý tỏ ra hết sức chân tình khi anh tiết lộ điều tối mật này. Dường như anh ấy đã trút hết nỗi lòng cho tôi, mà theo như lời anh nói, để cho thanh thản tâm hồn và anh thật sự hồi tâm hướng thiện.
Suốt nhiều đêm liền, tôi không sao chợp mắt khi nghĩ đến cư sĩ hộ pháp Võ Văn Ái, một Phật tử trung kiên với Giáo hội truyền thống, luôn luôn đứng về phía chính nghĩa để đập nát gian tà. Quả thật, đảng Cộng sản độc tài toàn trị đương quyền không từ bỏ một dã tâm hay thủ đoạn gian ác nào đối với những người đối lập chính trị. Tôi mong sao điều bất hạnh ấy đừng bao giờ xảy ra.
XXV.- Đàm phán
Ngày 12 tháng 6 năm 2003, tôi và một số người khác ở khu C được công an trại giam thông báo dọn đồ đạc chuyển đến khu D. Khu nhà giam này nằm kế bên trong phòng làm việc của cán bộ quản lý, gồm một tầng trệt và hai tầng lầu, các buồng giam nhỏ được xây dựng vững chắc, cũng có đặt thiết bị kiểm soát y hệt như ở khu C. Từ buồng giam đi ra phòng hỏi cung, phải đi qua bốn lớp khóa.
Mỗi buổi sáng, công an trực trại mở cửa các buồng giam chừng vài tiếng đồng hồ hoặc đến chiều, tùy theo từng đối tượng bị tạm giam. Mọi người ra bể nước nhỏ để tắm giặt, hàng hiên rộng chừng hai mét vuông, có hàng rào bằng lưới thép. Thứ bảy, chủ nhật hay ngày lễ thì không được mở cửa.
Ngày 25 tháng 6 năm 2003, tôi được mời ra nhận cái gọi là quyết định đưa vụ án ra xét xử của Tòa án Nhân dân thành phố vào ngày 25 tháng 7 năm 2003. Chiều hôm ấy, tình cờ tôi trông thấy bác sĩ Nguyễn Ðan Quế ở hành lang trước phòng cung. Ông là một nhân vật bất đồng chính kiến đã từng bị chính quyền Cộng sản cầm tù nhiều năm. Cao trào Nhân bản do bác sĩ Nguyễn Ðan Quế sáng lập năm 1990, lên tiếng đòi hỏi đất nước Việt
-- ♦♦♦ --
Tôi chuẩn bị tinh thần ra tòa vào ngày 25 tháng 7 năm 2003. Như thế, ròng rã mười hai tháng trời đằng đẵng, mọi người xem như tôi đã bị mất tích ở Campuchia, chẳng biết tôi còn sống hay là đã chết, hoàn toàn biệt vô âm tín.
Trước đó chừng mấy hôm, công an trại giam dẫn tôi ra phòng cung số 5, lầu 1. Tôi ngồi chờ một lát thì có mấy ông công an mặc thường phục lần lượt vào phòng. Qua lời giới thiệu, tôi được biết ông Bảy, ông Thanh, ông Tý Liêm, họ là những người đứng đầu Cục Bảo vệ chính trị hay an ninh gì đó của Bộ Công an, ông Hóa thường hay hỏi cung tôi hôm ấy cũng có mặt. Sau khi thăm hỏi đôi câu xã giao lấy lệ, những người công an này đi ngay vào mục đích chính của buổi gặp gỡ hôm nay. Họ muốn tìm hiểu thái độ và quan điểm của tôi trong phiên tòa sắp đến, mà tôi là bị cáo độc nhất.
Tôi nói chuyện trong không khí cởi mở:
- Thưa các ông, các ông muốn thăm dò ý tưởng của tôi trong phiên xử nay mai, tôi sẽ nói gì? Sau khi đại diện Viện Kiểm sát giữ quyền công tố đọc xong cái gọi là bản cáo trạng, tôi sẽ nói rằng, phần mở đầu bản cáo trạng là bịa đặt, hoàn toàn sai sự thật, nội dung mâu thuẩn với lời khai của tôi trong biên bản hỏi cung bị can do cán bộ Hóa hiện đang có mặt ở đây lập bản cung. Trong các câu hỏi và đáp được ông Hóa viết vào biên bản, tôi đã khai rằng, tôi bị bắt khoảng 19 giờ, ngày 25 tháng 7 năm 2002 ở trước chợ Russey, thủ đô Phnom Penh, Campuchia. Thế mà phần nhập đề trong cáo trạng lại viết rằng, vào hồi 8 giờ ngày 26 tháng 7 nãm 2002, tại công an huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh, Cơ quan điều tra - Bộ Công an đã bắt, khám xét khẩn cấp đối với Phạm Văn Tương và phát hiện một giấy chứng nhận tỵ nạn số 610 IC, do văn phòng Cao ủy Tỵ nạn Liên hiệp Quốc cấp tại Phnom Penh ngày 28 tháng 6 năm 2002. Xin các ông thử hỏi cán bộ điều tra đang ngồi đây, tôi có nói thêm bớt gì không? Thứ hai, tôi sẽ khẳng định và tố cáo trước tòa rằng, công an mật vụ dưới sự điều động của các ông đã tổ chức bắt cóc tôi ở Phnom Penh, trong lúc tôi được hưởng quy chế tỵ nạn chính trị.
Ông Tý Liêm ngắt lời tôi:
- Tại sao ông nói là ông bị bắt cóc?
- Tôi được quyền cư trú trên lãnh thổ Campuchia dưới sự bảo vệ của Liên Hiệp Quốc. Tôi đâu có vi phạm pháp luật của vương quốc này mà bị bắt về đây; bắt bớ một cách ngang ngược như vậy, nếu không bảo là bắt cóc thì gọi là gì? Các ông hãy trả lời đi.
Chẳng nghe ai lên tiếng, tôi bèn nói tiếp:
- Chính quyền Cộng sản sắp sửa đưa tôi ra tòa xét xử, thế mà cho đến hôm nay, tôi vẫn chưa hề liên lạc được với thân nhân từ ngày bị các ông bắt cóc. Người thân và bạn bè của tôi cũng chẳng biết tôi còn sống hay là đã chết. Cả trại giam này có người nào rơi vào hoàn cảnh như tôi không? Tại sao tôi bị tước đoạt quyền được gặp thân nhân theo luật pháp quy định? Thử hỏi điều này có trái khoáy hay chăng? Thêm nữa, nay tôi yêu cầu được gặp đại diện Phủ Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc, là tổ chức bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tôi tại phiên tòa, tòa án các ông phải có trách nhiệm thông báo cho tổ chức này. Hôm nay, các ông đến đây tìm hiểu thử xem tôi sẽ nói gì trước Hội đồng xét xử, đó là tôi chỉ mới trình bày đôi điều đơn giản và nông cạn, chẳng cần giấu giếm trong lòng làm gì.
Nói chuyện một hồi thì các ông ấy tạm kết thúc buổi gặp gỡ. Ông Thanh đưa tôi xuống thang lầu. Trong khi chờ công an trực trại mở khóa cửa ngách, ông ấy có nhắc đến việc trước đây ông đến chùa Linh Mụ và gặp Hòa thượng Thích Ðôn Hậu mấy lần.
Tôi chào tạm biệt rồi trở về buồng giam.
-- ♦♦♦ --
Ngày 24 tháng 7 năm 2003, cán bộ Nguyễn Thành Ðồng vào gửi cho tôi thông báo hoãn phiên tòa, sẽ được đưa ra xét xử vào ngày 1 tháng 8 năm 2003. Tôi nghĩ rằng, có lẽ chính quyền Cộng sản đang gặp điều bất lợi nào đó, nên phải ra lệnh cho tòa án dời lại ngày xử.
Sáng hôm sau, ngày 25 tháng 7 năm 2003, cán bộ Hóa tháp tùng phó thủ trưởng cơ quan An ninh điều tra (A24-B) là thượng tá Thái vào trại giam B34 gặp tôi. Cũng kiểu cho có lệ, ông ấy hỏi thăm sức khỏe và cuộc sống của tôi trong trại giam. Chúng tôi nói chuyện một cách cởi mở.
Tôi thật tình nói với hai ông ấy rằng:
- Cách nay vừa đúng ba trăm sáu mươi lăm ngày, chính quyền Cộng sản Việt Nam tổ chức bắt cóc tôi ở Campuchia đem về giam giữ nghiêm ngặt ở trại giam này. Theo các văn bản tôi nhận được, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ủy quyền cho Viện kiểm sát thành phố thực hành quyền công tố đối với vụ án của tôi, vụ án “Trốn đi nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân”. Tôi vẫn biết, cái lý nằm trong tay kẻ mạnh. Thế nhưng, tôi cũng xin thưa trước với các ông rằng, tại phiên tòa ngày 1 tháng 8, tức vào tuần sau, tôi sẽ nói trước Hội đồng xét xử, rằng thiển nghĩ hôm nay quý tòa nhân danh nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang thẩm vấn và buộc tội tôi là bị cáo đang đứng trước vành móng ngựa này là một người vô quốc tịch. Tại sao tôi nói như vậy? Xin thưa, nhân thân tôi kể từ ngày 28 tháng 6 năm 2002 là một người không có quốc tịch, tôi được quyền tỵ nạn ở vương quốc Campuchia do Liên Hiệp Quốc bảo vệ. Tôi đang chờ đi định cư ở một đất nước thứ ba nào đó, khi ấy tôi sẽ nhập quốc tịch mới.
Nghe tôi nói như thế, hai ông ấy im lặng mà không có ý kiến.
-- ♦♦♦ --
Thiếu tá Hóa thường hay đề cập đến sự việc tôi viết bản phúc trình về hiện trạng tù nhân chính trị tại Việt Nam gửi Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, để cho các thế lực thù địch ở nước ngoài vin vào cớ đó mà chống phá nhà nước, đồng thời hạ thấp uy tín chính phủ Việt Nam trên trường quốc tế, nhằm tiến đến âm mưu diễn biến hòa bình.
Khi còn ở buồng giam đối sách, tình cờ tôi đọc được bài viết đăng trên báo Công an thành phố, đặc san ra ngày thứ bảy 30.11.2002, tôi bèn nhắc lại cho hai ông ấy biết rằng:
- Hội nghị về người tỵ nạn do Liên Hiệp Quốc bảo trợ, gồm đại diện các quốc gia vùng châu Á - Thái Bình Dương, được Việt Nam đăng cai tổ chức tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, vào hạ tuần tháng 11 năm 2002, phái đoàn Việt Nam đã định nghĩa, đại ý rằng: “Tỵ nạn là sự ra đi của người dân khi họ bị bức bách và không thể nào sống được trên quê hương của họ…”. Thế mà nay chính quyền Cộng sản lại tổ chức bắt cóc tôi ở Campuchia đem về nước giam giữ, có phải chăng, Cộng sản nói một đàng, làm một nẻo.
Nói chuyện linh tinh một hồi, thượng tá Thái bảo tôi có đề đạt gì không, tôi chỉ đề nghị ban giám thị trại hãy mở cửa cho tôi đến 3 giờ chiều, đỡ ngột ngạt phần nào. Lời đề nghị ấy được đáp ứng ngay.
-- ♦♦♦ --
Buổi chiều ngày 31 tháng 7 nãm 2003, tôi được thông báo dọn đồ đạc chuyển xuống buồng 16, tầng trệt, ở một mình. Làm vệ sinh phòng ốc xong, tôi ăn cơm chiều rồi đọc nốt bài báo hồi trưa đang đọc dở. Mãi đến khuya, tôi mới chợp mắt được một chút, có lẽ ngày mai ra tòa, nên ít nhiều gì tôi cũng có suy nghĩ.
Ngày 1 tháng 8 năm 2003, tôi thức dậy khoảng 4 giờ sáng, như thường lệ, tôi đi kinh hành một đỗi. Sáng sớm, cứ chờ mãi chờ hoài, chẳng thấy công an trại giam vào mở cửa. Ðến 10 giờ, cán bộ vào phát cơm mới nói cho tôi biết, tòa án hoãn phiên xử hôm nay. Tôi nghĩ, bây giờ chúng nó xử hay không xử, tôi cũng chẳng thèm quan tâm nữa. Trưa đến, tôi “chạy xe” qua buồng giam anh bạn bên kia để mượn ít sách báo và bộ Tây du ký về đọc lại. Ở ðây, “chạy xe” bằng cách cột quả chanh vào đầu một đoạn dây dài được làm từ túi ni-lông. Ném mạnh quả chanh lăn dọc theo đường đi nhỏ hẹp bên ngoài lưới B40, người ở buồng bên kia dùng chiếc móc dài được vấn bằng giấy báo để khều sợi dây vào, sau đó, cột túi sách báo, hoặc thức ăn hay đồ dùng gì đó vào sợi dây cho người nhận hàng kéo về. Nếu lỡ không may bị cán bộ bắt gặp là xem như vi phạm nội quy trại giam.
-- ♦♦♦ --
Cuối tháng 8 năm 2003, tôi được các người thân trong gia đình đến thăm. Thế là ngót mươi ba tháng trời, bên ngoài mới hay tin tôi vẫn còn sống và hiện đang bị giam ở đây.
Lần thứ ba, tôi lại nhận cái gọi là quyết định xét xử vào ngày 5 tháng 9 năm 2003, thế nhưng đến ngày đó cũng lại hoãn phiên tòa.
Trung tuần tháng 10 năm 2003, Tý Liêm thuộc Cục An ninh tôn giáo vào trại giam làm việc với tôi. Ông ấy nói cho tôi biết rằng:
- Hôm vừa rồi, Thích Huyền Quang và Thích Quảng Ðộ đã bị chính quyền ra lệnh quản thúc vì đã có hành vi tàng trữ tài liệu bí mật quốc gia. Công an khám xét và thu giữ các tài liệu bí mật này khi Thích Quảng Ðộ đi ngang tỉnh Khánh Hòa.
Tôi tuyệt không biết sự biến gì đã xảy ra đối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất trong những ngày qua, tuy nhiên tôi vẫn phản bác:
- Các vị Hòa thượng của chúng tôi làm sao có được tài liệu bí mật của nhà nước mà cất giữ? Tài liệu bí mật ấy có hay chăng là do các viên chức chính quyền tiết lộ ra ngoài, tại sao chính quyền không xử lý họ.
- Cơ quan an ninh đang điều tra để lập hồ sơ xử lý các người này.
Trở về buồng giam, tôi cứ miên man suy nghĩ, không biết chuyện gì đã xảy ra cho nhị vị Hòa thượng và chư Tãng. Hàng tuần, tôi có đăng ký mua báo Giác Ngộ là cơ quan ngôn luận của Thành hội Phật giáo (Giáo hội quốc doanh), để từ đó có thể tìm hiểu vấn đề.
Các số báo Giác Ngộ ra cuối tháng 11 và đầu tháng 12 năm 2003 đăng bức thư của Hòa thượng Thích Trí Tịnh - Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung Ương, Giáo hội Phật giáo Việt Nam - phản đối Nghị quyết HR 427 đã được Hạ viện Quốc hội Hoa Kỳ thông qua ngày 19 tháng 11 năm 2003. Quốc hội Âu châu cũng đã thông qua Nghị quyết về Tự do tôn giáo ở Việt
Ðiều quái lạ xưa nay chưa từng thấy, Ðại giới đàn Thiện Hòa tổ chức tại chùa Phổ Quang, quận Tân Bình, lại biến thành buổi mít-tinh phản đối Nghị quyết HR 427 của Hạ viện Quốc hội Hoa Kỳ. Các giới tử đã bị Ban Kiến đan vâng mệnh chính quyền Cộng sản đánh lừa. Hình ảnh và bài vở về trò hề này đang rành rành ra đó, càng làm lộ rõ bộ mặt lọc lừa tráo trở của bọn Cộng sản độc tài toàn trị, mà Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện giờ chỉ là công cụ chính trị cho chế độ này.
XXVI.- Trò hề xử án
Thiếu tá Nguyễn Ðinh Hóa tuy đã hết trách nhiệm điều tra vụ án, nhưng thỉnh thoảng ông ấy vẫn lui tới trại giam gặp tôi. Với tư cách là cơ quan An ninh điều tra (A24 - Bộ Công an), ông ấy luôn luôn động viên tôi đừng nên làm cho tình hình vốn đã phức tạp, lại càng rắc rối thêm tại phiên tòa xét xử tôi sắp đến.
Qua Tết Giáp Thân (2004), Cục An ninh tôn giáo (A41 - Bộ Công an) tiếp tục đàm phán với tôi về nội dung đối chất tại phiên tòa giữa tôi là bị cáo và Hội đồng xét xử. Tư Liêm đã dùng lời lẽ ôn hòa nhiều lần thuyết phục tôi nên đặt quyền lợi đất nước lên trên, mà hãy gạt bỏ ra ngoài mọi vấn đề ziczac - tôi viết đúng theo từ ngữ mà ông ấy sử dụng. Theo tôi hiểu, ziczac là con đường ngoằn ngoèo, khúc khuỷu; có lẽ chính quyền Cộng sản Việt
-- ♦♦♦ --
Bấy lâu nay, các viên chức Bộ Công an đến đàm phán với tôi tại trại giam B34 chỉ nói chuyện bằng lời. Họ yêu cầu tôi không nên tạo thêm sự căng thẳng giữa phiên tòa bằng những lập luận của tôi mà họ đã từng thăm dò vào năm ngoái và đầu nãm nay. Cục An ninh A41 này đặt trường hợp, nếu có các hãng thông tấn hay báo chí ở trong và ngoài nước tham dự, thì tôi nên nói thế nào đó, để tạo sự dung hòa giữa cá nhân tôi và chính quyền. Nếu được như thế, thì tòa án sẽ xử theo hướng có lợi cho tôi, nói thẳng ra, tòa sẽ tuyên mức án tù đúng thời gian tôi đã bị tạm giam.
Ðể cơ quan an ninh có cơ sở khi họp bàn với tòa án, nên vào đầu tháng 2 năm 2004, Cục A41 cử trung úy Hoàng Thanh Phúc vào đề nghị tôi làm đơn thỉnh nguyện để sớm được trả tự do. Trước khi đi vào phần chính của lá đơn, ông Phúc yêu cầu tôi hãy phủ nhận toàn bộ nội dung bản phúc trình về hiện trạng tù nhân chính trị tại Việt
Vừa nghe ông ấy nói xong, tôi dằn mạnh cây bút xuống bàn để tỏ thái độ phản bác:
- Tôi cam đoan những gì tôi trình bày trong văn bản ấy là đúng sự thật. Còn vấn đề số phạm nhân bị thiệt mạng trong buồng kỷ luật, khi họ bị cùm chân ở trại A20 Xuân Phước, bởi nước lụt dâng lên quá nhanh, sự việc này được nhiều anh em từ trại Xuân Phước chuyển vào Xuân Lộc kể lại cho tôi.
Nói xong, tôi bèn trả giấy bút lại cho ông ta.
Biết không thể nào lay chuyển ý chí của tôi, ông ấy bảo sẽ về trình lại việc này với cấp trên.
Khoảng nửa tháng sau, cán bộ ấy trở lại và chuyển đạt lời của cấp trên cho tôi, họ yêu cầu tôi chỉ viết đơn thỉnh nguyện, tịnh không đề cập gì đến bản phúc trình. Tuy nói là đơn từ, song nội dung do cán bộ gợi ý dường như một bản cam kết. Theo đó, tôi phải giữ đúng lời hứa mà các viên chức an ninh và cơ quan điều tra đã nhiều lần đàm phán với tôi trước đây. Ðặc biệt, tôi không nên nhắc đến vụ bắt cóc ở Campuchia vào ngày 25 tháng 7 năm 2002.
-- ♦♦♦ --
Trở về buồng giam, có những người chung quanh biết chuyện, các vị ấy trách tôi, tại sao cơ quan an ninh buộc tôi làm đơn như là bản cam kết không làm cho tình hình tại phiên tòa thêm phức tạp, đổi lại, chính quyền Cộng sản sẽ phóng thích tôi tại phiên tòa. Thế thì tại sao tôi không yêu cầu họ cũng phải làm bản cam kết đối với tôi, chứ không thể nói suông, nếu chính quyền cố tình nuốt lời thì sao?
Tôi vui vẻ trả lời:
- Cảm ơn các bạn, ví phỏng chính quyền Cộng sản có thái độ lật lọng, thì tôi còn có cơ hội kháng án lên tòa phúc thẩm. Ðến khi đó thì xem như chẳng còn gì để đàm phán với nhau nữa. Tôi sẽ thẳng thừng vạch trần những sự vi phạm trắng trợn về các Công ước Quốc tế của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam, trong đó có việc bắt cóc những người tỵ nạn trên đất nước láng giềng, mà những người ấy đang được Liên Hiệp Quốc bảo vệ quyền tỵ nạn chính trị.
-- ♦♦♦ --
Cuối tháng 2 năm 2004, tôi nhận được quyết định đưa vụ án ra xét xử vào ngày 12 tháng 3 năm 2004. Trước đó mấy hôm, Tý Liêm đến trại giam để rà soát lại tư tưởng của tôi lần cuối, thử xem tôi có thay đổi ý kiến gì không.
Sáng sớm hôm ấy, một toán công an trại giam áp giải tôi ra Tòa án nhân dân thành phố. Cử tọa tại phiên tòa hầu hết là những gã công an với những gương mặt quen thuộc.
Sau khi Viện Kiểm sát đọc cái gọi là cáo trạng, chủ tọa phiên tòa là ông Nguyễn Ðức Sáu thẩm vấn tôi. Trước sau như một, tôi vẫn khẳng định sự ra đi của tôi là để tiếp tục hoạt động phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.
Hơn một tiếng đồng hồ thì phiên tòa kết thúc. Tòa xử tôi hai mươi tháng tù giam về tội “Trốn đi nước ngoài nhằm mục đích chống chính quyền nhân dân”, theo khoản 1, ðiều 91, luật Hình sự.
Tôi phải ở thêm mười bốn ngày nữa mới mãn án. Như vậy, chính quyền Cộng sản đã hợp thức hóa việc bắt cóc và giam giữ phi pháp một người tỵ nạn suốt thời gian qua bằng một bản án hai mươi tháng tù.
Tuần sau, Tý Liêm vào trại giam gặp tôi. Ông ấy nói, vì còn một vài vấn đề liên quan đến tôi cần phải giải quyết, cho nên tòa án không thể xử tôi mức án bằng thời gian tạm giam như cơ quan an ninh của Bộ Công an đã hứa hẹn trước đây, mong tôi hãy thông cảm.
Tôi được chuyển xuống khu lao động của trại, khu A và B dành cho phạm nhân đã có án. Hằng ngày, tôi phân công việc ở nhà bếp, phục vụ cơm nước cho các bị can đang bị giam cùm ở khu C, D và đối sách.
Ngày 26 tháng 3 năm 2004, tôi mãn hạn hai mươi tháng tù theo bản án xử cách nay nửa tháng. Mãi đến gần 5 giờ chiều, tôi mới ra khỏi trại giam sau khi làm các thủ tục, cán bộ phụ trách buộc tôi phải viết một bản cam kết, không được tiết lộ bí mật trại giam B34.
XXVII.- Bến bờ tự do
Hai hôm sau, ngày 28 tháng 3 năm 2004, ông Võ Văn Ái và cô Ỷ Lan ở Pháp gọi điện thoại hỏi thăm tôi. Bí ẩn vụ bắt cóc gần hai năm qua, nay được tôi tiết lộ qua cuộc điện đàm với Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế, phơi bày bộ mặt dối trá của chính quyền Cộng sản Việt Nam.
Ngày 30 tháng 3 năm 2004, tôi được mời đến Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Sài Gòn. Trong không khí thân tình và cởi mở, các viên chức ở đây hỏi thăm về tình cảnh của tôi trong những tháng ngày chịu cảnh lao tù.
Ngày 9 tháng 4 năm 2004, hai vị đại diện văn phòng Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc tại Thái Lan và Việt Nam là ông Jeff Savage và Vũ Anh Sơn phỏng vấn và tiến hành làm thủ tục cho tôi đi định cư tại vương quốc Thụy Ðiển theo quy chế tỵ nạn ngày 28 tháng 6 năm 2002 vẫn còn hiệu lực.
Tổ chức Di trú Quốc tế (IOM) đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi làm thủ tục xuất cảnh. Chính quyền Cộng sản Việt
-- ♦♦♦ --
Giờ này, tôi thật sự được đặt chân đến bến bờ tự do tại vùng Bắc Âu, qua đi những tháng ngày mòn mỏi trong ngục tù Cộng sản.
Có được sự an lành như hôm nay, tôi chân thành tỏ lòng tri ân cộng đồng thế giới và hết thảy các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế:
- Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc,
- Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tỵ nạn,
- Tổ chức Ân xá Quốc tế,
- Liên Ðoàn Quốc tế Nhân quyền,
- Tổ chức Theo dõi Nhân quyền,
- Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế,
- Hiệp hội Nhân quyền Quốc tế,
- Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam,
vân vân…
Tôi vô cùng biết ơn các ngài Dân biểu Quốc hội và chính phủ thuộc Cộng đồng các quốc gia dân chủ; chính phủ và Quốc hội Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ; Liên hiệp châu Âu và Quốc hội châu Âu đã đặc biệt quan tâm đến số phận nghiệt ngã của tôi, đồng thời không ngừng lên tiếng đòi hỏi nhà cầm quyền Hà Nội hãy trả tự do cho tôi.
Tôi không bao giờ quên ơn chính phủ vương quốc Thụy Ðiển đã dang rộng vòng tay đón nhận bao nhiêu người Việt lánh nạn Cộng sản, và giờ đây, đất nước này cũng lại cưu mang tôi sau những đêm dài tăm tối bị cầm tù và ngược đãi dưới ách cai trị hà khắc Cộng sản Việt Nam.
Tôi chân tình cảm ơn các hãng thông tấn và báo chí quốc tế; các cơ quan truyền thông và báo chí Việt Nam trong cộng đồng người Việt hải ngoại; đã nhiệt tình loan báo và đăng tải tin tức về vụ chính quyền Cộng sản Việt Nam tổ chức bắt cóc tôi tại Phnom Penh vào ngày 25 tháng 7 năm 2002.
Dù ở trong hoàn cảnh nào chăng nữa, tôi luôn luôn mang hoài bão phục vụ Giáo hội truyền thống và nguyện sẽ tiếp tục đi theo con đường mình đã chọn lựa.
Tất cả các tôn giáo tại Việt Nam phải được sinh hoạt một cách độc lập, trong đó có Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất phải được quyền sinh hoạt trở lại. Nhà cầm quyền tuyệt đối không được xen vào nội bộ các tôn giáo và đừng biến tôn giáo trở thành công cụ chính trị.
Tôi nhất quyết đòi hỏi nhà cầm quyền Cộng sản Việt
Rồi một ngày nào đó không xa, chế độ độc tài toàn trị Cộng sản tất phải lụi tàn để nhường chỗ cho một chính thể dân chủ đa nguyên. Ðến khi ấy, mọi người dân Việt sẽ được hít thở không khí tự do trùm phủ khắp non sông một dải, từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, ai nấy đều chung lưng đâu cật để xây dựng một đất nước thanh bình.
Thụy Ðiển, mùa tuyết rơi
Tháng đầu xuân năm Ất Dậu (2005)
Bài do tác giả gởi. DCVOnline trình bày và minh họa.
.
.
No comments:
Post a Comment