Bài học Hy Lạp và khi nào quỷ thần nợ sẽ gõ cửa Việt Nam?
Lê Diễn Đức
Tháng Năm 20, 2010
Đành rằng những người có chức có quyền phải gánh chịu trách nhiệm, song trí thức nước nhà để cho đất nước trong tình trạng như hiện nay cũng không thể nói là mình vô can! Tôi cầu mong từng người, nghĩa là bất kỳ ai tự nhận mình là trí thức, cố giữ lương tâm mình và nghĩa vụ người trí thức
.
Hy Lạp
Ngày thứ Năm, 20/05/2010, cả nước Hy Lạp tê liệt, phà nối các đảo không hoạt đông, tại thủ đô Athens xe buýt, xe lửa và tàu điện ngầm không chạy, các ngân hàng, trường học đóng cửa, còn bệnh viện chỉ dành cho các trường hợp khẩn cấp. Hai cuộc tuần hành phản đối diễn ra ở
Hôm mồng 5 tháng Năm, những người biểu tình đã đốt một ngân hàng làm chết ba người, trong đó có một phụ nữ mang thai, đã làm rung động cả nước Hy Lạp.
Công nhân các ngành biểu tình vì bất mãn với thông báo do chính phủ đưa ra về chương trình thắt lưng buộc bụng trước tình trạng vỡ nợ và nền kinh tế quốc gia đứng trên bờ phá sản. Các khoản tiết kiệm nhắm vào cả khu vực công, bao gồm cắt giảm lương và tăng thuế nhằm giúp đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính công. Đây cũng là điều kiện đối với Hy Lạp của Liên hiệp châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund) cho các khoản vay €110 tỷ (euro) trong thời gian ba năm.
Theo công đoàn Hy Lạp, chính sách tiết kiệm của chính phủ gây ảnh hưởng nhiều nhất đối với người nghèo.
Cuộc đình công ngày Thứ năm là lần thứ tư trong năm nay, nhưng khác các lần trước là vận chuyển hàng không vẫn hoạt động bình thường, chỉ đóng cửa vài sân bay địa phương và hãng hàng không Olympic Air hủy bỏ 30 Olympic nội địa.
Tờ Newsweek ngày thứ Năm, 20/05/2010, nhân cuộc đình công này đưa ra một trong những nguyên nhân quan trọng khiến nợ công của Hy Lạp tăng lên nhanh chóng, đó là cuộc chạy đua vũ trang. Ngay cả khi đối mặt với khoản nợ khổng lồ, người Hy Lạp không muốn tiết kiệm chi phí cho quốc phòng.
Các công ty Đức ThyssenKrupp Marine Systems đang chờ chuyển giao cho Hy Lạp 4 tàu ngầm U-Boot loại 214. Việc chuyển giao chưa được thực hiện vì Hy Lạp chưa thanh toán toàn bộ số tiền đã ký kết. Mặc dù vậy, chính phủ của Jeorjosa Papandreou đã đặt hàng thêm hai tàu ngầm khác, mỗi chiếc trị giá khoảng 500 triệu €.
Hy Lạp đứng thứ hai sau khi Thổ Nhĩ Kỳ là khách hàng mua vũ khí lớn nhất của Đức. Tám năm trước, Hy Lạp mua của Đức 170 xe tăng Leopard II loại A6 trong khuôn khổ hợp đồng trị giá 1,7 tỷ €. Những chiếc cuối cùng đã được chuyển giao vào cuối năm ngoái. Tuy nhiên Hy Lạp vẫn còn nợ nhà sản xuất
Năm 2001, chính phủ cánh tả Hy Lạp đặt mua 60 máy bay Eurofighter của nhà sản xuất đa quốc gia Pháp-Đức-Tây Ban Nha EADS với chi phí 5 tỉ €. Thế nhưng hợp đồng đã không được triển khai vì bấy giờ Hy Lạp cần tiền để tài trợ cho Thế Vận Hội tại
Chính phủ Bảo thủ tiếp theo quyết định mua máy bay F-16 của Mỹ. Nhưng vấn đề máy bay Eurofighter không kết thúc. Trong tháng Hai năm nay, Bộ trưởng Ngoại giao Đức Guido Westerwelle thăm
Hy Lạp là nước nhỏ nhưng đứng thứ năm thế giới về nhập khẩu vũ khí thông thường – theo tính toán của Stockholm International Peace Research Institute (SIPRI). Đài Truyền hình của Đức ARD thông báo rằng, chỉ trong năm ngoái, Hy lạp đã bỏ ra 3,16 tỷ € mua vũ khí. Ngân sách quốc phòng của Hy Lạp chiếm tới 3% GDP.
Đối mặt với khủng hoảng tài chính công, sự phung phí như vậy chắc chắn làm tổn thương đất nước thêm. May mắn nhờ vào chi viện của Liên hiệp châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế mà Hy Lạp đã tránh được phá sản. Daniel Cohn-Bendit, Chủ tịch đảng Xanh trong Nghị viện châu Âu còn nghi ngờ rằng, để đổi lấy một khoản vay lớn, Hy Lạp đã cam kết đặt hàng quốc phòng.
Cuộc chạy đua vũ trang giữa Hy Lạp và nước láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ tồn tại từ nhiều năm qua. Cả hai quốc gia đều thuộc NATO, nhưng vẫn có quan hệ không phải tốt nhất. Khi Thổ Nhĩ Kỳ mua sắm vũ khí, Hy Lạp không muốn bị kém hơn. Và ngược lại, ví dụ, phản ứng việc Hy Lạp mua 170 xe tăng, Thổ Nhĩ Kỳ cũng mua lại của Đức 298 chiếc Leopard đã sử dụng.
.
Việt
Theo ranking 2009 của International Monetary Fund, GDP của Hy lạp với 11 triệu dân, đạt 330,780 tỷ USD, đứng hạng 28 trên thế giới. Trong khi đó, Việt Nam với 86 triệu dân, có GDP là 92,439 tỷ USD, đứng hạng thứ 57. Như vậy, về tiềm năng kinh tế Hy Lạp trội hơn Việt
Cho nên, Hy Lạp là bài học nhãn tiền cho các chương trình đầu tư phát triển kinh tế, quốc phòng với các khoản tiền vay lớn ồ ạt của chính phủ Việt Nam mà các nhà kinh tế, học giả Việt Nam đã đề cập đến trong thời gian gần đây.
Nợ công của Việt Nam hiện nay chưa nằm ở mức báo động nhưng tăng nhanh, từ 33,8 % GDP năm 2007, tăng lên 36,2% trong năm 2008 và 41,9% trong 2009. Trong khi đó tiềm năng kinh tế Việt Nam nhỏ, dự trữ ngoại tệ đã giảm 35%, xuống chỉ còn 15 tỷ USD tính đến cuối năm 2009, so với mức 23 tỷ đôla vào cuối năm 2008 do tình trạng thâm hụt thương mại cũng như cam kết đầu tư nước ngoài thấp hơn so với năm trước đó. Theo số liệu của Bloomberg thâm hụt thương mại của Việt Nam trong năm 2009 là 12,25 tỷ USD trong khi cam kết đầu tư nước ngoài giảm 64% xuống còn 21,5 tỷ đôla. VinaSecurities ước tính mức dự trữ ngoại tệ này của Việt
Do đó, đứng trên góc độ khả năng tài chính của Viêt Nam, chỉ một dự án làm đường tàu cao tốc Bắc Nam với trị giá đầu tư ban đầu gần 60 tỷ USD, nhiều hơn 50% GDP (trong thực tế, theo dự đoán của các nhà khoa học, tiền đầu tư có thể lên tới 100 tỷ USD), là một bài toán cực kỳ mạo hiểm. Nếu các quan chức cộng sản Việt Nam hiện nay nhắm mắt trước tương lai dài của dân tộc, không tính toán kỹ giữa đồng tiền bỏ ra và hiệu quả, cứ vay để làm, làm để rút ruột bỏ túi riêng, thì hậu quả của một Hy Lạp thứ hai hoàn toàn có thể đè lên các thế hệ con cháu.
Trong một bài “Khoản nợ bao giờ sẽ gõ cửa Việt Nam” trên tờ điện tử của Viện Những Vấn Đề Phát Triển VIDS có trụ sở ở Hà Nội, tác giả Nguyễn Trung Thành viết:
“Con số thông kê khái quát đã được dư luận xã hội chấp nhận: Tiền thất thoát do tiêu cực, tham nhũng, ăn chia từ các hoạt động kinh tế công, được ước đoán là từ 15 đến 35 % trên tổng số tiền đầu tư các loại công trình”. Đây là một con số khủng khiếp!
Tình trạng rút ruột công trình quá dễ dãi nên các quan chức cộng sản sẵn sàng coi thường dư luận, vung tay quá trán ra quyết định thực hiện khơi khơi, rồi đến đâu hay đấy. Hiện tượng khi vào cuộc mới thấy sai lầm đang trở nên phổ biến trong rất nhiều công trình lớn hiện nay.
Điển hình gần nhất là các công trình phục vụ Lễ 1000 năm Thăng Long của thành phố Hà Nội. Lớn hơn thì dự án khai thác Bauxite tại Nhân cơ và Tân Rai (Tây Nguyên) đã từng làm sôi động dư luận, đang bừa bộn với những nhiễu nhương từ quyết định của Nguyễn Tấn Dũng. Vào lúc mà phản ứng của dư luận lên tới hội nghị Quốc hội hồi tháng 5/2009, Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên cam đoan rằng “Bộ đã đánh giá rất kỹ các ý kiến góp ý của các nhà lãnh đạo và các nhà khoa học, nhưng vẫn tiến hành xây dựng ở Tân Rai và nếu thành công thì sẽ nhân rộng” và công nhận mọi điều chỉ “dựa trên đánh giá và báo cáo, còn thực hiện có tốt được như vậy không lại là vấn đề khác”. Còn Tổng giám đốc Tập đoàn Than Đoàn Văn Kiển, tổng thầu dự án thì nói: “Ô nhiễm hay không, có làm mới biết!”.
Ông Nguyễn Trung, nhà nghiên cứu của VIDS trong chuyến đi khảo sát mới đây cùng Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải trở về đã báo động như sau:
“Nói gọn một câu là bauxite ở Tân Rai và Nhân Cơ đang bế tắc lớn. Tôi khẩn khoản nói với cán bộ đang xây dựng nhà máy Tân Rai và phó trưởng ban chỉ đạo Tây Nguyên: Bây giờ thì tất cả chúng ta đã ngồi trên lưng cọp (vấn đề bauxite) rồi, điều tốt nhất Tân Rai có thể cống hiến cho đất nước là báo cáo trung thực toàn bộ quá trình xây dựng, vận hành và kinh doanh alumin với Đảng, Chính phủ và nhân dân cả nước để từ đó rút kinh nghiệm cho toàn bộ vấn đề bauxite ở Tây Nguyên, vì chỉ có nhìn nhận đầy đủ sự thật thì mới có thể rút kinh nghiệm và có được những quyết định đúng đắn. Đất nước có quá nhiều vấn đề, thiếu quá nhiều thông tin, nhưng cái thiếu nguy hiểm nhất là thiếu sự trung thực, từ cái thiếu này sai lầm đẻ ra sai lầm”.
Và ông kết luận:
“Đành rằng những người có chức có quyền phải gánh chịu trách nhiệm, song trí thức nước nhà để cho đất nước trong tình trạng như hiện nay cũng không thể nói là mình vô can! Tôi cầu mong từng người, nghĩa là bất kỳ ai tự nhận mình là trí thức, cố giữ lương tâm mình và nghĩa vụ người trí thức”.
Đúng là dở cười dở khóc! “Nếu thành công, thì sẽ nhân rộng“, nhưng nếu thất bại thì sao? “Có làm mới biết” nhưng vì bất chấp những lời khuyên có tình có lý, cứ nhất định làm bừa, xong rồi mới thấy hỡi ôi, thì sao? Ai chịu trách nhiệm về công của bị cuốn theo chiều gió vô ích và lãng phí? Chả lẽ người dân trong nước cứ bình thản, mặc cho đám tham quan tàn phá đất nước mãi sao? Lời kêu gọi của ông Nguyễn Trung nghe chua xót và cay đắng làm sao!■
.
.
.
No comments:
Post a Comment