Wednesday, February 10, 2010

TRỌNG TÂM MỚI TRONG CHIẾN LỰƠC QUỐC PHÒNG HOA KỲ

Trọng tâm mới trong chiến lược quốc phòng Hoa Kỳ
Linda Mottram
09/02/2010 - 17:36
http://www.bayvut.com.au/s%E1%BB%B1-ki%E1%BB%87n/tr%E1%BB%8Dng-t%C3%A2m-m%E1%BB%9Bi-trong-chi%E1%BA%BFn-l%C6%B0%E1%BB%A3c-qu%E1%BB%91c-ph%C3%B2ng-hoa-k%E1%BB%B3
Tiến sĩ Ron Huisken cho rằng những cuộc chiến trong tương lai mà quân Mỹ tham gia có lẽ sẽ là những trận đánh tương đối nhỏ và kéo dài chứ không phải là trận chiến lớn và ngắn trong đó các quốc gia đối đầu với nhau trên quy mô lớn.

Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã phác họa chiến lược “tái cân bằng” cơ cấu quân đội để đối phó với những nguồn tạo ra mối đe dọa cũng như các hình thái đe dọa mới đối với nước Mỹ đang ngày càng phát triển. Qua bản Đánh giá Quốc phòng được xem xét bốn năm một lần (The Pentagon's Quadrennial Defense Review), Lầu Năm Góc cho hay mặc dù những cuộc chiến tranh quy ước vẫn còn là điều cần để ý, thế nhưng nước Mỹ sẽ chú ý nhiều hơn tới những mối đe dọa phi quy ước.
Bản đánh giá là kết quả của một nỗ lực to lớn đề cập tới hàng trăm lợi ích khác nhau của Hoa Kỳ. Những lợi ích này thường chồng chéo nhau. Để thực hiện bản đánh giá lần này, Bộ Quốc phòng Mỹ phải xác định, sắp xếp các mục tiêu cũng như phác họa cách thức và phương tiện để đạt được những mục tiêu này.
Lấy năm 2010 là năm gốc để hoạch định chương trình cho bốn năm tới, các nhà soạn thảo dự kiến những tình huống an ninh nhiều khi không lường trước được để Hoa Kỳ chuẩn bị đối phó.

Nội dung
Khi công bố tài liệu Đánh giá Quốc phòng tại buổi họp của Hội đồng Quan hệ Ngoại giao ở thủ đô Washington, bà Michelle Flournoy, Thứ trưởng đặc trách chính sách quốc phòng tuyên bố Hoa Kỳ nhận định rằng qua một số yếu tố như việc các nước đang trỗi dậy, vấn đề phổ biến vũ khí hủy duyệt hàng loạt vẫn tiếp tục diễn ra, mức độ bất đình đẳng trong việc phát triển và hội nhập giữa các nước ... nên hình dạng cũng như kết cấu của hệ thống quốc tế đang được định hình lại.
Bà Flournoy cũng cho hay trong thế kỷ trước, chỉ có một số quốc gia có khả năng có kỹ thuật công nghệ cao, tuy nhiên bước sang thế kỷ 21, toàn cầu hóa đã giúp nhiều nước khác nhau có thể có những kỹ thuật này.
Các nhà soạn thảo bản Đánh giá Quốc phòng muốn Bộ Quốc phòng đủ khả năng đối phó với những mối đe dọa phi quy ước trên Internet và thế giới ảo, trong không gian và cả nơi chiến trường, ví dụ tại Iraq và Afghanistan. Tình hình ở hai nước cho thấy Hoa Kỳ đã thiếu chuẩn bị trong mọi lĩnh vực, từ chuyện đối phó với các phong trào nổi dậy cho tới giải quyết sự khác biệt về văn hóa.
Các nhà soạn thảo tàu liệu lần này cho hay đứng hàng đầu trong bản liệt kê bốn ưu tiên là việc Hoa Kỳ phải giành được ưu thế tại Iraq và Afghanistan.
Tiến sĩ Ron Huisken, chuyên gia an ninh tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc phòng thuộc Đại học Quốc gia Úc cho biết ông nghĩ rằng cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan có lẽ sẽ là khuôn mẫu cho các cuộc chiến mà Hoa Kỳ có thể tham gia sau này. Theo ông, những cuộc chiến trong tương lai mà quân Mỹ tham gia có lẽ sẽ là những trận đánh tương đối nhỏ và kéo dài chứ không phải là trận chiến lớn và ngắn trong đó các quốc gia đối đầu với nhau trên quy mô lớn.

Viễn kiến
Tuy nhiên, trong lúc các nhà soạn thảo bản Đánh giá Quốc phòng tìm cách cung cấp thêm nhiều nguồn lực cho những cuộc chiến phi quy ước, họ cũng không bỏ qua nhu cầu cần chuẩn bị cho các cuộc chiến tranh quy ước.
Tiến sĩ Ron Huisken cho hay trong bản Đánh giá Quốc phòng lần này người ta đề cập tới rất nhiều những cuộc chiến xảy ra cùng lúc trên thế giới. Thế nhưng Lầu Năm Góc cho rằng họ vẫn cần duy trì lực lượng để đủ khả năng đối phó với hai cuộc chiến tranh quan trọng cùng một lúc. Mặt khác, cho dù các cuộc nổi dậy từ trước tới nay vẫn đang tồn tại, thế giới thời Hậu Chiến tranh Lạnh vẫn chưa thể tưởng tượng được việc có hai cuộc xung đột lớn bùng nổ do cùng một nguyên nhân. Theo ông Huisken, viễn cảnh cho cuộc chiến thứ hai bùng nổ có thể là vì người ta cho rằng Hoa Kỳ đã quá vướng bận vì cuộc chiến thứ nhất nên không còn đủ sức chống trả cuộc chiến nào khác nữa.
Theo Tiến sĩ Huisken, nhận xét “những mối quan tâm đáng quan ngại nhất” của Hoa Kỳ trong tài liệu lần này có lẽ dùng để ám chỉ Pakistan và cả Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên ông cho rằng quốc gia khiến người ta lo ngại nhất hiện nay là Pakistan vì hiện có nhiều tổ chức khủng bố đang hoạt động tại nước này.
Những thách thức chủ yếu khác bao gồm việc mô tả về những nước có “khả năng ngăn không cho Hoa Kỳ tiếp cận” các tuyến đường hàng hải và hàng không quan trọng. Phần đánh giá này có ý nói về Trung Quốc và thậm chí Iran.
Các nhà soạn thảo bản Đánh giá Quốc phòng Hoa Kỳ cũng thừa nhận họ gặp phải vấn đề liên quan tới người lính Mỹ. Bị quá tải và căng thẳng sau 8 năm chiến tranh, nay những quân nhân này rất cần được đối xử tốt hơn. Bà Michelle Flournoy cho hay quân đội Hoa Kỳ, lực lượng gồm những người tình nguyện, từ lâu đã không được chú trọng đúng mức trong các kế hoạch chiến lược. Nay lực lượng này sẽ được quan tâm và củng cố để tạo thành thành phần cốt lõi trong chiến lược quốc phòng.
Bản Đánh giá Quốc phòng cũng nhấn mạnh tới vai trò chủ yếu trong việc thiết lập và bồi dưỡng mối quan hệ đồng minh và đối tác. Những người soạn thảo văn kiện cũng bàn về vấn đề trao quyền hạn cho các cơ quan quốc tế đồng thời phác họa cơ cấu quân sự cho Hoa Kỳ trong 5 năm sắp tới. Qua việc hủy bỏ những chương trình đầy tốn kém như sản xuất chiến đấu cơ F22 và tạm dừng nhiều chương trình, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ sẽ sử dụng ngân sách mà Bộ trưởng Robert Gates đã dự thảo. Chương trình này ghi đậm dấu ấn của Tổng thống Barrack Obama cùng với Bộ trưởng Robert Gates và chắc chắn sẽ được thử thách về tính hiệu quả của nó.


No comments: