Friday, February 26, 2010

TRUNG QUỐC CHUYỂN ĐỘNG NỚI RỘNG TẦM VỚI CỦA MÌNH

Trung Quốc chuyển động nới rộng tầm với của mình

Đăng bởi anhbasam on 25/02/2010

http://anhbasam.com/2010/02/25/484-trung-qu%e1%bb%91c-chuy%e1%bb%83n-d%e1%bb%99ng-n%e1%bb%9bi-r%e1%bb%99ng-t%e1%ba%a7m-v%e1%bb%9bi-c%e1%bb%a7a-minh/

Asia Times

Trung Quốc chuyển động nới rộng tầm với của mình

Bài của Antoaneta Bezlova

Ngày 29-1-2008

BẮC KINH – Ngay cả nếu như họ mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với các láng giềng luôn cảnh giác ở Đông Nam Á, thì cơn khát năng lượng của Trung Quốc cũng đang lôi cuốn họ làm sống dậy những đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ đối với những vùng đất chất chứa tài nguyên giàu có đã ngủ yên trong nhiều năm.

Quyết định của Trung Quốc cuối năm 2007 cho thành lập một đơn vị hành chính mới cấp thành phố để quản lý quần đảo Trường Sa (Spratly) và Hoàng Sa (Paracels) trên vùng Biển Nam Trung Hoa [Biển Đông] có thể không tạo nên một làn sóng nào tại đất nước này, song nó lại làm bùng nổ những căng thẳng trong khu vực và tập trung chú ý của các nước láng giềng trên những vùng lãnh thổ đang gây tranh cãi.

Hai thành phố quan trọng nhất của Việt Nam là Hà Nội và Hồ Chí Minh đã chứng kiến những cuộc biểu tình chưa từng thấy trên đường phố với hàng trăm thanh niên diễu hành quanh Sứ quán và lãnh sự quán Trung Quốc với những biểu ngữ lên tiếng “Đả đảo Trung Quốc !” và “Việt Nam muôn năm !”.

Vào đầu tháng 1, một cuộc xung đột giữa các tàu đánh cá Trung Quốc và Việt Nam trên vùng hải phận quốc tế thuộc Vịnh Bắc Bộ đã gây nên những phản kháng từ phía Trung Quốc. Phương tiện truyền thông Trung Quốc đã tố cáo các tàu cá Việt Nam đã bắn và tấn công vào các ngư dân Trung Quốc.

Và ngay cả trước khi các vùng Biển Nam Trung Hoa trở lại yên bình, Đài Loan đã tuyên bố rằng Tổng thống Chen Shui-bian (Trần Thủy Biển) đã lên kế hoạch thăm quần đảo Trường Sa, củng cố thêm cho tuyên bố chủ quyền đối với những vùng lãnh thổ đang tranh chấp này.

Những chuỗi đảo thuộc Trường Sa và Hoàng Sa từ lâu đã từng là những điểm gây xung đột. Trong khi quần đảo giàu dầu lửa Trường Sa được tuyên bố chủ quyền toàn bộ hoặc một phần bởi Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan, thì quần đảo Hoàng Sa được Trung Quốc, Việt Nam và Đài Loan nhận là của mình.

Những năm 1980 và đầu 1990 đánh dấu sự tranh giành dữ dội giữa các nước Đông Nam Á khi họ bắt đầu cho xây dựng những đường băng, cảng đánh bắt hải sản, cột đèn biển và các trạm quan sát trên những đảo nhỏ và bãi đá ngầm. Họ còn bắt đầu việc khai thác nguồn dầu khí qua việc hợp tác với các công ty dầy khí nước ngoài.

Trung Quốc tự hào đã đi đầu trong việc tạo sự ổn định cho phần khu vực này bằng việc cam kết một chính sách “đối xử tốt và giúp ích” cho những nước láng giềng của mình. Trong một nỗ lực tăng cường mối liên kết với 10 thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Bắc Kinh đã cố kìm chế tránh nhấn mạnh đến những quyên bố chủ quyền lãnh thổ, thay vào đó là tuyên bố rằng cả khu vực sẽ cùng được phát triển.

Thỏa thuận đột phá vào năm 2002 giữa Trung Quốc và ASEAN đã cam kết tất cả các bên giải quyết những xung đột trên vùng Biển Nam Trung Hoa [Biển Đông] trong hòa bình. Hai năm sau, Trung Quốc và Philippines đã thỏa thuận cùng khai thác dầu và nguồn khí gas dồi dào trong khu vực và năm 2005 hai nước này có thêm sự tham gia của Việt Nam tiến hành quản lý việc khảo sát thăm dò trữ lượng trên Biển Nam Trung Hoa.

“Trung Quốc luôn coi việc giải quyết những xung đột trên Biển Nam Trung hoa [Biển Đông] là một quá trình,” He Sheng, một chuyên gia nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu Các Quan hệ Quốc tế Trung Quốc tuyên bố. “Chúng tôi muốn khởi động với những dự án khả thi và được thực hiện từng bước theo hướng giải quyết dần những điểm khó khăn hơn. Để hoàn thành mục tiêu cùng thăm dò và cùng khai thác các tài nguyên biển chúng ta cần có sự kiên nhẫn và tin tưởng hơn.”

Tuy nhiên thời kỳ yên bình tương đối đã chấm dứt đột ngột khi mà tháng 12 đã có những cuộc biểu tình dân tộc chủ nghĩa trên đường phố, được cho rằng do chính phủ bật đèn xanh, đã bùng lên trên các thành phố lớn nhất của Việt Nam. Việt Nam đã có những mối nghi ngờ mang tính lịch sử về người hàng xóm khổng lồ của mình và năm 1979 hai nước này đã giao tranh trong một cuộc chiến biên giới ngắn ngày.

Những cuộc biểu tình tiếp theo sau những tin tức về kế hoạch được cơ quan lập pháp Trung Quốc phê chuẩn thành lập mới một đơn vị hành chính cấp thành phố lớn được gọi là Sansha (Tam Sa) với các cơ quan đầu não đóng ở đảo Hainan (Hải Nam) kiểm soát ba quần đảo Paracel (Hoàng Sa), Spartly (Trường Sa) và Macclessfield Bank (Trung Sa).

Trung Quốc – tự mình quá tinh quái trong việc sắp đặt “tự nhiên” các cuộc biểu tình dân tộc chủ nghĩa – đã quở trách Việt Nam về những cuộc biểu tình nhưng lại khước từ việc thừa nhận những thông tin về việc nâng cấp theo kế hoạch các chính quyền từ quần đảo Woody trên đảo Paracels (Hoàng Sa) lên thành một “thành phố cấp tỉnh” mới của Sansha (Tam Sa, một cái tên rút gọn của Xisha, Nansha và Zhongsha, tên Trung Quốc cho các quần đảo Tây Sam Nam Sa, Đông Sa), một phần tỉnh Hainan (Hải Nam).

Tuy nhiên lại có một trang thông tin chính thức trên Internet cho thành phố Sansha (www.sanshashi.com), tuyên bố về sự ra mắt của nó vào tháng 11-2007. Việc này căn cứ theo những đòi hỏi chủ quyền trong lịch sử của Trung Quốc đối với các quần đảo dựa trên sự phát hiện không được kiểm chứng của một người Trung Quốc thời Nhà Tần (trong khoảng năm 200 trước Công nguyên) và yêu cầu đặt các toán đồn binh đế chế Trung Hoa trên Quần đảo Hoàng Sa ngay từ năm 1045.

Tuần trước, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Tang Jiaxuan (Đường Gia Triền) và Phó Thủ tướng Việt Nam Phạm Gia Khiêm đã có một cuộc hội kiến ở Bắc Kinh trong một nỗ lực nhằm đặt những căng thẳng gần đây ra phía sau. Trung Quốc đã không bỏ phí thời gian lặp lại những đòi hỏi chủ quyền của họ tại những quần đảo đang tranh chấp trên Biển Nam Trung Hoa.

“Trung Quốc có chủ quyền không thể chối cãi tại các hòn đảo trên Biển Nam Trung Hoa [Biển Đông] và vùng lãnh hải bao quanh,” người phát ngôn bộ ngoại giao Trung Quốc Jiang Yu tuyên bố tại một cuộc họp báo thường lệ hôm thứ Năm. “Các nhà lãnh đạo hai nước đã thỏa thuận giải quyết những tranh chấp trên biển thông qua đối thoại và tham khảo ý kiến lẫn nhau.”

“Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã quả quyết hơn trong mọi tranh chấp lãnh thổ chưa được giải quyết với các nước láng giềng song tôi tin vào lý do đằng sau quyết định cho những hành động về Tam Sa là chuyện dầu lửa,” một nhà ngoại giao tại Bắc Kinh nhận định.

Kể từ khi theo kịp Nhật Bản để trở thành nước nhập khẩu dầu lớn thứ hai thế giới vào năm 2003, Trung Quốc đã soi sét kỹ lưỡng vai trò của họ trên thị trường năng lượng toàn cầu. Thói phàm ăn tục uống về năng lượng và nguyên vật liệu của đất nước bị cho là đã đẩy giá dầu lên cao trên khắp thế giới.

Năm ngoái Trung Quốc dựa vào số dầu nhập khẩu chiếm 50% lượng cần thiết. Trong khi đó lượng dầu nhập khẩu của nước này chiến tới 9% tổng lượng dầu trao đổi trên toàn thế giới, việc tiêu thụ dầu của nó được dự đoán sẽ tăng vọt trong những năm tới.

Các chuyên gia Trung Quốc không giấu giếm về nhu cầu đối với Bắc Kinh trong việc triển khai “chính sách ngoại giao năng lượng” để bảo vệ nguồn cung cấp dầu lửa và khí gas của đất nước họ.

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2008

.

.

.

No comments: