Thursday, February 25, 2010

ĐẦU XUÂN ĐI THĂM HỎI và CHÚC TẾT. . .

ĐẦU XUÂN ĐI THĂM HỎI VÀ CHÚC TẾT …

Lê Thanh Tùng

Tháng Hai 24, 2010

http://baotoquoc.com/2010/02/24/d%e1%ba%a7u-xuan-di-tham-h%e1%bb%8fi-va-chuc-t%e1%ba%bft/

.

ĐẦU XUÂN ĐI THĂM HỎI VÀ CHÚC TẾT GIA ĐÌNH NGƯỜI BỊ HOẠN NẠN, LẠI BỊ CÔNG AN BẮT GIỮ, THẨM VẤN – ( CHUYỆN LẠ ĐỜI NHƯNG CÓ THẬT Ở VIỆT NAM ) !!!

LÊ THANH TÙNG VIẾT TỪ SÓC SƠN, HÀ NỘI

.

Trong không khí còn rộn ràng và còn vương vấn sự ấm cúng của dư âm ngày tết chưa tan hết. Đúng sáng nay mồng 7 tết Canh Dần tức ngày 20/2/2010 mới đây, tôi và anh Nguyễn Khắc Toàn tổ chức đi chúc tết, thăm gia đình anh nông dân căm ghét độc tài đảng trị, yêu dân chủ, tự do tên là Nguyễn Bá Đăng ở thôn Mạn Đê, xã Nam Trung, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Nơi đây cách thủ đô Hà Nội quãng chừng hơn 65 km hướng đi xuống thành phố cảng Hải Phòng.

Khoảng 10 h 30 phút thì chiếc xe buys đưa chúng tôi rời bến Gia Lâm – Hà Nội, đến gần 12 giờ kém 10 phút thì chúng tôi tới ga xe lửa Tiền Trung để xuống đây đi tiếp về thôn quê, nơi gia đình anh Đăng đang cư ngụ. Do không biết đường xá vì là lần đầu tiên đến nơi đây nên 2 chiếc xe ôm đòi chúng tôi mỗi người 30 ngàn đồng. Loanh quanh tản bộ qua đường quốc lộ số 5 để hỏi tiếp đường xe vào thôn thì 2 xe ôm đồng ý chở mỗi người 25 ngàn đồng sẽ tìm đến tận nhà cần tìm. Thỏa thuận xong xuôi đâu đấy, thế rồi 2 chiếc xe máy phóng ào ào trên hướng đi thị trấn Sao Đỏ, Phả Lại thuộc huyện Chí Linh cũng tỉnh Hải Dương để vào xã Nam Trung. Tìm và hỏi thăm mãi từ đầu thôn đến giữa thôn tới gần chục người mà chúng tôi gặp trên đường làng và cuối cùng cũng tìm được đến tận nhà vợ chồng “Nụ + Đăng” mà dân làng quen gọi ghép đôi tên 2 vợ chồng họ lại. Đến đây thì cả hai gã xe ôm xoay xở, giở mặt vòi vĩnh bằng được chúng tôi phải trả thêm đúng 30 ngàn một xe, mặc dù tôi xem đồng hồ km chỉ hết quãng đường gần 8 cây số mà thôi. Qua chuyện nhỏ này mới thấy cái hệ thống đạo đức con người trong xã hội Việt Nam hiện nay thiếu trong sáng và lành mạnh này nó băng hoại và hư đốn đến mức nào nếu tiếp tục duy trì cái thể chế đảng trị, độc tôn kiểu CSVN này mãi mãi. Để cho xong chuyện khỏi lôi thôi, nhất là dân làng hiếu kỳ xúm lại xem chúng to tiếng mè nheo, vòi vĩnh xin xỏ, nên anh Toàn và tôi cũng phải trả cho xong, mặc dù biết rõ rằng chính hai gã xe ôm đó đã bội tín với chính lời hứa của mình với hành khách đi xe, vì trước khi chúng tôi đồng ý lên xe của họ….

Lúc đó là khoảng gần 12 h 05 phút thì chúng tôi tìm được tới tư gia anh Nguyễn Bá Đăng ở cuối thôn. Chị Nguyễn Thị Nụ có nhà đang lúi húi dọn dẹp ngoài sân phía trước, thấy khách đến tươi cười vui vẻ đón tiếp 2 chúng tôi. Tôi bước theo chị vào trong nhà, còn anh Nguyễn Khắc Toàn thì chưa vào vội mà dạo bước quanh trước sân nhà thăm giếng nước, khu nhà tắm, vệ sinh, vườn sau, rồi quan sát khắp nơi vị trí căn nhà 2 tầng của gia đình vợ chồng anh Đăng, chị Nụ cùng các cháu đang sinh sống rồi mới vào nhà để chuyện trò. Căn nhà khá khang trang sạch sẽ, đồ dùng để gọn gàng ngăn nắp.

Do chị Nụ đã rất nhiều lần nói chuyện với anh Nguyễn Khắc Toàn qua điện thoại kể từ khi anh Nguyễn Bá Đăng bị bắt giữ từ sáng ngày 22/01/2010 để áp giải lên công an huyện Nam Sách. Nên từ ngày đó trên Hà Nội tuy rất bận rộn, nhiểu công việc khác nhưng anh đã rất nhiều lần, thậm chí hàng ngày gọi điện thăm hỏi chia sẻ, động viên chị Nụ và liên tục thúc giục chị nên chủ động lên công an huyện thăm nom xem xét tình hình bị bắt giữ ra sao với tinh thần trách nhiệm cao. Anh Toàn cũng giải thích cho chị Nụ biết rõ về lý do, mục đích vụ công an câu lưu anh Đăng hơn 12 ngày này là vì sao. Anh phân tích tình hình anh Đăng vì sao bị công an CS tỉnh này liên tiếp bắt giam trái pháp luật như vậy trong mấy năm qua mà không được đưa ra xét xử trước tòa án. Vì thế cho nên chị Nụ và anh Toàn tuy đây là lần gặp nhau trực tiếp, nhưng thật nhanh chóng 2 người đã nhận ra nhau ngay qua giọng nói trên điện thoại. Còn tôi vì cũng đã đôi ba lần gọi điện thoại hỏi thăm tin tức về anh Bá Đăng sau khi xảy ra vụ công an bắt giữ “cầm chân” anh Đăng 12 ngày trên công an huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương – nơi chỉ cách nhà chị gần 2 cây số thôi. Thế nên khi tôi nhắc đến tên Lê Thanh Tùng chị cũng nhận ra ngay lập tức và vồn vã mời chúng tôi vào nhà uống nước để nói chuyện.

Chúng tôi vui vẻ bước vào gian giữa nhà dành làm nơi tiếp khách để cùng ngồi trò chuyện thăm hỏi chúc tết nhau, được một lát thì tiếp sau đó có cụ bà Nguyễn Thị Khê 72 tuổi là mẹ đẻ của anh Đăng đang ở với cậu con trai út tên Nguyễn Bá Khoa nhà kế bên cùng sang ngồi tiếp khách với chị Nụ. Chúng tôi còn thấy có với cháu trai út con anh Đăng khoảng 13 tuổi vẻ trông khôi ngô tuấn tú chạy qua chạy lại làm việc gì đó trước sân nhà và anh Toàn đi ra sân ân cần hỏi thăm mới biết thêm là chị gái lớn của cháu mới 15 tuổi đã phải đi làm thuê trong thôn bằng nghề tỉa cắt hành củ để phơi khô. Ý anh Nguyễn Khắc Toàn muốn mời 3 mẹ con chị Nụ và bà cụ Khê ra trước nhà để chụp cho cả gia đình anh Đăng một vài pô ảnh làm kỷ niệm, và nhất là dùng để minh họa cho bài viết này của tôi về chuyến đi thăm hỏi, chúc tết gia đình người đang bị hoạn nạn khốn khổ trong lao tù của đảng, nhà nước CSVN để công luận biết tỏ tường hơn.

Sau những lời tự giới thiệu về mình của chúng tôi, rồi lời chào chúc tết tới gia đình thì anh Nguyễn Khắc Toàn đi vào nội dung chính là hỏi thăm chi tiết các diễn biến quanh vụ bắt giữ của công an tỉnh Hải Dương với anh Nguyễn Bá Đăng đã diễn ra như thế nào. Về nội dung này thì tôi được cụ bà – mẹ đẻ ra anh cùng chị Nụ cho biết như sau:

Ông Nguyễn Bá Đủ và cụ bà Nguyễn Thị Khê là nông dân, sinh được 2 người con trai gồm có anh Nguyễn Bá Đăng và em là Nguyễn Bá Khoa, Ông Nguyễn Bá Đủ sinh năm khoảng 1935-1938, sau phải đi bộ đội CSVN vào tháng 3/1972 thì đến cuối năm 1972 đã bị hy sinh tại mặt trận miền Nam Việt Nam (còn gọi là chiến trường B). Tức là bố đẻ anh Đăng đã phải bỏ mạng hy sinh trong cuộc nội chiến Bắc – Nam kéo dài 21 năm (từ 1954 đến ngày 30/4/1975) để rồi hôm nay đến lượt anh Nguyễn Bá Đăng con của 1 liệt sỹ trong “kháng chiến chống Mỹ cứu đảng CSVN” phải ngồi tù lần thứ 3 dưới cái chế độ XHCN “đầy ưu việt”. Đây thật là bi kịch cười ra nước mắt mà bố anh Đăng đã phải hy sinh để trả giá đắt bằng chính mạng sống của mình cho đảng CSVN, chế độ và nhà nước XHCN này. Mà lý do chính dẫn đến việc anh bị đàn áp, trù dập triền miền trong mấy năm qua chỉ vì anh lên tiếng đòi quyền tự quyết, đòi giải phóng dân tộc, đòi quyền con người một cách lẻ loi, đơn thương độc mã giữa chốn làng quê còn biết bao tăm tối, lạc hậu, ngu dốt, lầm than và nghèo nàn….

Chúng tôi cũng chỉ kịp chụp mấy bức hình và ghi chép được vài dòng dữ liệu để viết báo trên Mạng qua lời thuật lại của cụ Khê, chị Nụ. Tức là cả chủ và khách ngồi chưa kịp nóng đít thì có 3-4 người khách không mời mà đến dẫn nhau tự tiện xông thẳng vào nhà. Tất cả bọn họ không chào hỏi ai, không xin phép chủ nhà, không cần biết gia đình người ta có mời hay có đồng ý cho mình vào nhà hay không và cũng không hề giới thiệu tên tuổi gì cụ thể. Chúng tôi chỉ kịp nghe chị Nụ chỉ tay về phía cổng sắt và hàng rào cây trước nhà mình về đám người đang đi đến, cho biết đấy là gã trưởng và phó công an xã, đi sau cùng là gã trưởng thôn. Tất cả bọn họ xông thẳng vào gian giữa nhà nơi dành để tiếp khách mà chúng tôi đang ngồi trò chuyện thăm hỏi nhau. Trong đó đáng chú ý là 2 gã công an trưởng và phó mặt mũi chúng đều đỏ gay như gà chọi trong xới đấu. Tôi nghĩ chắc bọn họ vừa nốc rượu như uống nước lã, vừa tọng no nê mồi nhậu xong rồi ngật ngưỡng đến đây khi có tin báo. Thế rồi tên trưởng công an xã hung hăng xông bước thẳng vào giữa nhà chẳng thèm cất tiếng chào hoặc xin phép cụ bà ngồi đó và chị Nụ, rồi y xấc xược hỏi chúng tôi tên gì và ở đâu tới.

Anh Nguyễn Khắc Toàn nghe xong y hỏi, bình tĩnh lên tiếng : Tôi muốn các anh là ai, làm gì mà đến đây hạch sách chúng tôi ? Giấy tờ chứng minh các anh là công an xã đang thi hành công vụ đâu, đưa chúng tôi xem. Các anh tự tiện xông thẳng vào nhà dân khi họ không mời mình là vô lý quá, mất lịch sự và vi phạm pháp luật nghiêm trọng đấy nhé chứ không phải thường đâu.

- Người ấy trả lời: Tôi là trưởng công an xã Nam Trung này. Tôi mời các anh ra ngoài trụ sở UBND xã để làm việc với chúng tôi.

- Anh Toàn trả lời cứng rắn ngay : Chúng tôi đi chúc tết, thăm hỏi gia đình chị Nụ nhân ngày đầu xuân, năm mới. Chỗ chúng tôi với chị Nụ đây như người nhà họ hàng thân thiết. Chúng tôi không hề quen biết các anh, chúng tôi có quyền không nhận lời mời vô lý đó của các anh, nên chúng tôi không phải có trách nhiệm ra UBND xã để làm việc gì với các anh cả.

- Tên trưởng công an xã vẫn không lui bước lên tiếng hách dịch và sấn sổ bước tới chỗ anh Toàn vẫn ung dung ngồi trên ghế xa lông cạnh ghế chị Nụ. Y hỏi : Thế các anh là ai hãy cho chúng tôi biết họ tên, tuổi tác, nghề nghiệp cụ thể như thế nào và ở đâu đến vậy ?

- Anh Toàn trả lời dõng dạc : Tôi là Nguyễn Khắc Toàn sinh năm 1955, còn kia là Lê Thanh Tùng sinh năm 1968 chúng tôi đến từ Hà Nội để thăm gia đình chị Nụ này nhân ngày tết. Chúng tôi chẳng hề vi phạm gì luật pháp của nhà nước này cả.

- Tên trưởng công an xã Nam Trung sẵn có men rượu còn nồng nặc trên mồm hùng hổ xông thẳng đến chỗ ghế anh Toàn đang ngồi và ra sức lôi kéo tay anh Nguyễn Khắc Toàn ra khỏi ghế. Lập tức và anh Toàn phản ứng mạnh mẽ hơn là cầm tay hắn để gạt tay ra và phản ứng quyết liệt chống lại. Tên trưởng công an xã chỉ tay vào mặt anh Nguyễn Khắc Toàn sừng sộ, bị anh Toàn túm tay gạt ra và anh cũng chỉ thẳng vào mặt y, nói rất lớn tiếng không chút khoan nhượng :

“ Này, tôi nói cho anh biết nhé, anh tự cho mình là cán bộ công an địa phương xã này mà đối xử với nhân dân mất lịch sự thế nhé, anh rất thiếu văn hóa thế à ? Mồm miệng anh thì sặc mùi rượu, ăn nói thì hàm hồ, thiếu bình tĩnh và văn hóa quá. Anh hỏi tên tuổi tôi thì tôi đã trả lời, còn tôi hỏi tên và giấy tờ làm việc của anh thì anh không nói là sao. Vậy anh mời tôi ra xã làm việc với tư cách gì, nội dung gì ???. Anh phải bỏ cái tay này của mình dùng để chỉ chỏ vào mặt tôi đi, anh định làm gì nào thì làm đi ! ”.

Tôi thấy tên công an này không nói gì được thêm mà chỉ ấp úng chối phắt : “ Đâu nào, tôi uống rượu hồi nào, đâu nào làm gì có rượu ở đây, tôi uống rượu bao giờ nào… Còn lát nữa 2 anh ra ngoài đấy sẽ được biết cụ thể tên tuổi, cấp bậc chức vụ từng người của chúng tôi. Bây giờ tôi yêu cầu anh chấp anh “lệnh mời” của chúng tôi đã. Vậy tôi hỏi các anh có chấp hành không nào ?…”.

Anh Nguyễn Khắc Toàn đáp lại vẫn dõng dạc : “ Các anh nói là mời chúng tôi đi làm việc mà tự tiện xông vào lôi kéo tay người ta như thế nghe có được không ? Các anh nên nhớ mình đang mặc quần áo công vụ, đang đại diện cho nhà nước, cho đảng CSVN và chính quyền là phải thể hiện với nhân dân cho thật đàng hoàng, tử tế thì dân mới tôn trọng lại chứ. Bây giờ chúng tôi không đi đâu cả khi các anh còn giữ thái độ tiếp dân như vậy. Tôi cứ ngồi yên tại đây để anh gọi thêm lực lượng đến mà trấn áp đi xem nào ???…”.

Nói rồi anh Toàn tiếp tục ung dung, bình tĩnh bắt chéo chân chữ ngũ ngồi đàng hoàng, chờ đợi các hành động thô bạo tiếp theo của đám công an xã do tên trưởng công an cầm đầu chỉ huy đang rất hung hăng, say máu côn đồ sẵn sàng ra tay.

Trong lúc ấy, về phần tôi ngồi ở hàng ghế đối diện cạnh cụ bà Khê vẫn cứ bình tĩnh ghi chép những sự việc xảy ra như không có gì cả, rồi bỗng dưng tên trưởng công an xã hỏi cả hai chúng tôi :

- Các anh chụp ảnh và ghi chép những cái gì ở đây ? Các anh đang phỏng vấn Nguyễn Thị Nụ có đúng không ?

- Tôi (Lê Thanh Tùng) trả lời ngay : Tôi chụp ảnh và ghi chép cái gì ở đây, đó là quyền của tôi mà pháp luật không cấm đoán chuyện chụp ảnh hay ghi chép trong nhà dân. Ở đây không có gì là bí mật an ninh, quốc phòng hay quân sự cả, không có gì đáng phải che giấu cả. Các anh là những người cầm nắm pháp luật nhưng các anh đã vi phạm pháp luật rất tệ hại. Các anh đã vi phạm điều 73 hiến pháp nước CHXHCNVN các anh có thuộc luật không ? Tôi lên tiếng tiếp tục như sau trong khi đám công an cán bộ cơ sở im phăng phắc như chết đứng :

Tại điều 73 hiến pháp quy định như sau: “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu người đó không đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.

Thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được bảo đảm an toàn và bí mật.

Việc khám xét chỗ ở, việc bóc mở kiểm soát, thu giữ thư tín, điện tín của công dan phải do người có thẩm quyền tiến hành theo quy định của pháp luật…”

– Tên trưởng công an xã nói : Nhưng trường hợp này của anh Đăng là trường hợp đặc biệt, vì trường hợp này là đối tượng đang vi phạm về tội chính trị viết tin bài nói xấu đảng nhà nước trên Mạng, cho nên chúng tôi có trách nhiệm phải kiểm soát chặt chẽ người lạ mặt vào, ra liên hệ với gia đình này trong thời gian điều tra vụ án.

– Tôi tranh luận với tên trưởng công an xã : Trường hợp đặc biệt nào chăng nữa thì tôi cũng có quyền thăm hỏi gia đình họ. Kể cả giả sử anh Đăng có phạm tội “giết người” thì chúng tôi vẫn có quyền đến thăm và tìm hiểu vụ việc ra sao. Các anh có giấy tờ, văn bản nào để chứng minh rằng anh Đăng là nhân vật đặc biệt nguy hiểm cho nên phải cấm người lạ mặt không được đến thăm không ? Hay các anh có đề biển cấm người lạ mặt không được thăm gia đình anh Nguyễn Bá Đăng không ? Các anh cứ làm trước những điều đó đi thì chúng tôi sẽ chấp hành.

Sau khi bị tôi dồn cho một thôi, một hồi, tên trưởng công anh xã đuối ý thì quay sang nói với trưởng thôn: “ Không nói năng lôi thôi với mấy anh này làm gì nữa cho mất thời gian. Thôi bây giờ anh Phú ngồi ở đây canh giữ chặt chẽ hai anh này để tôi điện cho công an huyện Nam Sách gọi tăng cường thêm nhiều công an viên cưỡng chế họ lên xã làm việc vậy !!!”.

Lúc này gã trưởng thôn Mạn Đê xen vào : Nếu các anh là người đàng hoàng, chân chính, ngay thẳng thì việc gì phải lo sợ ai nào. Các anh cứ ra trụ sở ủy ban, công an, chính quyền xã để làm việc khi chúng tôi mời, việc gì phải lo ngại chống đối lại !!!

Anh Toàn lên tiếng ngay : Thì chính vì chúng tôi đang là người đàng hoàng, làm việc chân chính, ngay thẳng đâu có khuất tất mờ ám gì mà phải lo sợ ai. Nên chúng tôi mới đấu tranh với những sai trái của các anh đấy thôi.

Không khí trong nhà lúc này vẫn không dịu đi mà cực kỳ căng thẳng, bà mẹ anh Bá Đăng và chị Nụ thấy chúng tôi phân tích thấy có tính tình có lý nên cả bà và chị Nụ lên tiếng gay gắt, liên tục tố cáo các sai trái và đuổi mấy tên công an xã ra ngoài nhà mình nhưng chúng vẫn cứ ngồi lì ra đó không chịu đi. Còn tên trưởng và phó công an xã thì lảng đi ra ngoài sân rút máy gọi điện cấp báo tình hình và yêu cầu tăng viện đưa thêm quân xuống bắt giữ chúng tôi về đồn xã thẩm vấn cho ra ngô ra khoai.

Chị Nụ lên tiếng rủa xả không ngớt : “ Công an nhân dân gì chúng mày, bắt người dân vô tội, lũ ăn cướp trắng trợn, tự tiện xông vào nhà người ta khám xét không giấy tờ, không án lệnh. Chúng mày cướp của tao cái điện thoại di động để trên mặt bàn này đấy thôi. Bao nhiêu thằng cán bộ tham nhũng, ăn cắp, ăn cướp ruộng đất của dân nghèo trong xã, trong thôn thì chúng mày không dám lôi ra mà bắt bớ, mà xử tội. Chồng tao có tội lỗi gì mà cứ 2, 3 năm lại xông vào bắt bớ giam cầm tùy tiện. Gia đình tao có muốn sống an phận, lương thiện mà đâu có được để yên đâu…”.

Cụ bà Khê – mẹ anh Đăng gào lên : “ Chồng tao hy sinh trên chiến trường là liệt sỹ khi thằng Đăng, thằng Khoa còn 5-7 tuổi. Bây giờ chúng mày có chút quyền hành độc đoán muốn hành hạ dân quê kiểu gì thì nhà tao cũng phải chịu sao. Chúng mày là cả lũ ăn cháo đái bát, vô ơn bạc nghĩa. Ai hy sinh để chúng mày có chức quyền tham nhũng ức hiếp nhân dân như ngày nay. Chúng mày bắt giam con tao trái luật pháp, chúng mày đến nhà tao mới điền viết tên tuổi vào lệnh án. Con tao nó làm cái gì nên tội tình mà chúng mày khốn nạn bắt lên bắt xuống mấy năm liền. Cút hết ra khỏi nhà con tao nhanh…Mẹ cha chúng mày, quân gian ác bất nhân…”.

Mặc cho mẹ con cụ bà Khê và chị Nụ rủa xả thậm tệ nhưng mấy công an huyện, xã, thôn đều giả bộ im lặng coi như điếc không trả lời gì. Tôi chỉ thấy tay phó công an xã tên Nguyễn Văn Hùng yếu ớt lên tiếng nhỏ nhẹ từ giữa sân :

Này bà già, cả cái Nụ kia, ai cướp điện thoại nhà này mà vu khống cho chúng tôi. Im cái mồm lại đi không nào. Cả bà già này nữa, thôi hãy im đi đừng gào lên nữa !!!

Bà cụ đáp ngay với tay công an phó xã : Thế tao hỏi chúng mày, cái điện thoại của thằng Đăng, chồng nó để trên mặt bàn uống nước này đây thì đến hôm 23 tháng chạp chúng mày lũ lượt gần 30 thằng công an đứng chật cả nhà cả sân, dẫn Đăng nó về nhà để đọc lệnh khám nhà, bắt giam người chính thức tiện tay chúng mày không vơ đi luôn cái điện thoại của con tao thì con chó nó có tay biết vơ đi à ?

Đến lúc này thì tất cả đám công an xã, huyện, trưởng thôn im re không nói gì nữa. Lúc ấy tôi thấy anh Toàn cổ vũ khuyến khích 2 mẹ con chị Nụ : “ Các anh cứ để cho người ta nói hết sự thật ra để chính các anh giải thích những việc làm ấy ra sao trước dân làng và cả chúng tôi xem sao !!! ”…

Bà mẹ anh Đăng thấy tình hình càng lúc càng căng thẳng khi thấy tên trưởng công an xã gọi điện liên tục lên huyện, tỉnh xin chi viện tới 3-4 lần nên cụ đã đã nháy mắt nói tôi đưa mảnh giấy có ghi chép nội dung lời bà và chị Nụ kể cho bà cất giữ. Thế nhưng tôi bảo: “ Không có gì đâu mà cô phải sợ bà ạ, cứ để đấy xem họ làm gì chúng con nào”. Khoảng phải đến 15 phút sau, khi công an xã, công an huyện Nam Sách được tăng cường thêm mấy thanh niên trẻ khỏe, lực lưỡng trông mặt mũi rất hầm hố, du côn, bặm trợn. Đáng chú ý trong đó một hai tay đầu cắt cua dáng vẻ dân giang hồ anh chị xã hội đen, hay là dạng dân dao búa chuyên đâm thuê chém mướn, có lẽ chúng là công an các cấp, tổng số có thêm khoảng 5-6 người nữa phóng xe máy xông vào nhà. Đến lúc này tên trưởng công an xã hung hăng nhất vào ngồi ghế chỗ chị Nụ đã đứng dậy có vẻ đường hoàng, rồi rồi tự giới thiệu tên với anh Toàn và tôi : “ Tôi là Nguyễn Văn Khoái, chức vụ trưởng công an xã Nam Trung này. Tôi đại diện cho lực lượng an ninh, chính quyền địa phương có trách nhiệm ở đây, bây giờ tôi mời hai anh ra trụ sở ủy ban nhân dân và công an xã để làm việc có được không ? ”.

Anh Nguyễn Khắc Toàn nói với y ngay trước mặt mọi người thái độ đàng hoàng, điềm đạm và rất bình tĩnh, ôn tồn :

“Bây giờ anh cũng đã bình tĩnh rồi không còn thái độ mất lịch sự nữa, nêú các anh tỏ ra có văn hóa lịch sự giao tiếp với nhân dân mời thì chúng tôi có thể sẽ ra. Còn ban nãy chính anh ăn nói rất hàm hồ, mất lịch sự thì làm sao mà chúng tôi đi được. Anh nhớ rằng chúng tôi là những người có học, có văn hóa và hiểu biết về pháp luật chứ không phải như cậu Nguyễn Bá Đăng hay bà con nông dân ở thôn quê kém hiểu biết về pháp luật và thiếu lý luận đâu nhé. Các anh cứ quen áp đảo tại gia, đàn áp nhân dân thôn quê do họ thiếu hiểu biết về pháp luật chứ còn đối với chúng tôi như thế là không xong với chúng tôi. Chúng tôi sống, làm việc hoàn toàn căn cứ vào hiến pháp và pháp luật chứ không có làm bừa làm ẩu như các anh đâu…Nếu các anh muốn xác minh tên tuổi chúng tôi là gì thì chúng tôi ngồi tại đây để các anh gọi điện lên sở công an TP Hà Nội, lên tổng cục an ninh- bộ công an trên thủ đô sẽ rõ ngay thôi. Chúng tôi chẳng ngại gì cả vì không có gì khuất tất khi đến thăm gia đình chị Nụ vợ Nguyễn Bá Đăng đang bị công an tỉnh này tạm giữ, tạm giam 4 tháng ”.

Tôi thấy anh Toàn đại diện nói chuyện với tay trưởng công an xã cùng tất cả hơn chục công an viên, trưởng thôn trong gian nhà đó xong rồi bình tĩnh rời ghế, đường hoàng rời nhà anh Đăng, chị Nụ mà xung quanh là rất đông công an các loại bao quanh kèm theo sát. Khi ra tới ngoài trước cổng ngõ nhà chị Nụ thì cả mấy tay công an trong tốp đều mời hai chúng tôi lên xe máy để họ chở đi cho nhanh hơn. Tôi nhanh chóng ngồi sau xe máy của phó công an xã, còn anh Toàn thì tay trưởng thôn tuổi trung niên tha thiết mời lên xe, lúc đầu anh không lên xe đó, nói rằng đi bộ cũng được vì muốn quan sát cuộc sống thực tế của bà con thôn dã ở nông thôn đồng bằng bắc bộ sau ít năm đổi mới ra sao. Nhưng sau khi hỏi tay trưởng thôn về quãng đường còn xa tới hơn 1 cây số mới đến trụ sở chính quyền và công an xã này nên sau anh Toàn cũng đồng ý lên xe do trưởng thôn Mạn Đê lái đi. Khi ra tới nơi tên Khoái trưởng công an xã và phó mời cả 2 chúng tôi vào gian phòng của cả tòa trụ sở UBND, Hội đồng nhân dân…để uống nước rồi làm việc. Một nhân viên công an trẻ mặc thường phục chạy lên trước mở khóa cửa để mời chúng tôi vào phòng rồi tranh thủ lấy ấm trà, cốc tách bày ra nhưng cũng chẳng có giọt nước nào để mà uống nhưng vẫn được bầy lên bàn. Còn phía anh Toàn thì xua tay đi ý nói không cần nước non làm gì cho phiền phức, vì trụ sở chính quyền xã này vẫn đóng cửa nghỉ ăn tết chưa ra làm việc trở lại tìm đâu ra nước sôi bây giờ.

Thế rồi tên Khoái trưởng công an xã ngồi đối diện trước bàn, nói chuyện với chúng tôi y như lúc nãy nào là : “ Hiện nay đối tượng Nguyễn Bá Đăng đã bị tạm giữ 4 tháng trên công an tỉnh vì viết tin, bài nói xấu đảng và nhà nước trên Mạng. Đây là đối tượng chống đối chế độ đã nhiều năm đang trong giai đoạn bị truy tố, điều tra để xử lý trước pháp luật, nên chúng tôi được chỉ đạo phải theo dõi chặt mọi liên hệ của anh ta với những người còn lại trong xã hội. Nay các anh đến thăm nhà đối tượng này thì chúng tôi nhận được tin quần chúng cơ sở trong thôn báo có người lạ mặt đến. Cho nên với trách nhiệm bảo đảm an ninh trật tự địa phương này, chúng tôi phải có mặt để kiểm tra giấy tờ tùy thân khách lạ. Bây giờ hỏi ra thì các anh không đem theo chứng minh thư nhân dân hay bất cứ giấy tờ cá nhân gì cả nên tôi sẽ giao cho phó công an xã Nguyễn Văn Hùng lập biên bản làm việc theo trình bày của các anh vậy…”.

Ngay sau đó một tên công an khác mà từ nãy đến giờ mặt đỏ do say rượu bị anh Nguyễn Khắc Toàn phê phán kịch liệt chỉ dám đứng ở ngoài sân nhà chị Nụ thôi, tiến vào lấy mảnh giấy khổ A-3 trong tủ làm việc ra ngồi xuống bàn đối diện với chúng tôi mà tên này không giới thiệu tên tuổi cụ thể để làm việc gì cả. Thế rồi y cũng vẫn cắm cúi viết, trước đó anh Toàn chủ động nói tôi bỏ mảnh giấy ghi chép nội dung theo lời kể của 3 mẹ con bà Khê, chị Nụ cho gã trưởng công an xã xem có gì là nghiêm trọng không. Anh nói rõ chỉ tay về phía tôi: “Cậu Lê Thanh Tùng là một ký giả tự do ghi chép sự việc xung quanh vụ Nguyễn bá Đăng bị các anh bắt giam để viết báo trên Mạng, vì để cho khỏi quên thì cậu này có tiến hành ghi chép tóm lược những nội dung lời thân nhân trong gia đình thuật lại. Như vậy có gì vi phạm pháp luật không ? Có gì là nghiêm trọng không mà các anh lại lo sợ những dòng chữ này đến thế nhỉ ? Đây các anh xem đi, xem rõ đi nào…”. Bọn họ cầm mảnh giấy tôi lấy ra đưa lên đọc và tất cả im lặng không trả lời gì hết. Sau đó ít giây, tên Nguyễn Văn Hùng phó công an xã Nam Trung hỏi :

Anh Toàn có mang theo giấy tờ tùy thân không ?

Anh Nguyễn Khắc Toàn trả lời: Nhân dịp năm mới, xuân về, chúng tôi đi chúc tết, cho nên đã sơ xuất vì quá vội phải ra bến xe sợ hết chuyến nên không kịp mang theo giấy tờ tùy thân gì cả. Chúng tôi có ở lại qua đêm đâu mà cần mang theo cho phức tạp ra làm gì, nhỡ sơ ý đánh rơi, mất mát xin cấp lại rất phiền nhiễu, mất thời gian lắm.

- Tên phó công an xã nói : Hôm nay đã là mồng 7 rồi, hết tết rồi sao anh cứ vịn vào tết là thế nào ?

- Anh Nguyễn Khắc Toàn trả lời: Anh nhầm lẫn rồi, anh nên nhớ là nhà nước cho phép công chức được nghỉ tết năm nay đến hết ngày mồng 9 mới phải đi làm, thế hôm nay mới mồng 7 thì chẳng còn được nghỉ tết là gì ? Hơn nữa chúng tôi đi về trong ngày và đi bằng ô tô khách cách Hà Nội đâu có xa xôi gì. Nếu mà chúng tôi đi bằng xe máy thì phải mang đầy đủ các giấy tờ cá nhân kể cả giấy tờ sở hữu xe máy nữa. Chúng tôi đi như thế này thấy không cần thiết phải mang theo giấy tờ chứng minh nhân dân đi làm gì để cho nó dễ mất mát lại khó xin cấp lại lắm.

- Tên phó công an nói tiếp: Theo nguyên tắc thì ra đường là phải có giấy tờ tùy thân. Nếu ai không có giấy tờ là vi phạm luật hành chính và phải xử lý thôi.

- Anh Nguyễn Khắc Toàn nói ngay : Tôi biết rất rõ điều đó nhưng ở Việt Nam thì có mấy người làm theo luật pháp như vậy. Đến ngay các anh cũng có làm theo luật pháp đâu. Các anh xông vào nhà người ta tự tiện, tra hỏi vặn vẹo nhân dân đi thăm hỏi sức khỏe, cuộc sống của nhau ngay trước mắt chúng tôi và nhân dân đấy thôi. Bây giờ các anh thử lập chốt canh gác giữa đường cái kia mà chặn nhân dân đi lại để xét hỏi giấy tờ tùy thân xem họ có mang theo người không ? Nếu các anh làm thử thì tôi tin là trong 10 người đi bộ, đi bằng xe đạp thì có đến 9 người không mang theo giấy tờ làm gì cả, có đúng không nào. Chuyện xét hỏi giấy tờ cá nhân tùy thân của công an là chủ yếu để truy tìm kẻ bị nghi ngờ vi phạm tội hình sự thôi, tù trốn trại hay đang bị truy nã thôi, chứ người ngay thẳng là không cần thiết vì điều đó sẽ xâm phạm đến tự do sinh hoạt, tự do đi lại của nhân dân lương thiện.

- Tên phó công an xã quay sang hỏi tôi: Thế còn anh Tùng có mang giấy tờ tùy thân gì không ?

- Tôi trả lời: Tôi cũng quên không mang theo gì cả. Tôi chỉ có mỗi cái vé tháng ô tô buys đi hàng ngày sang Hà Nội làm việc có dán ảnh và mang tên Lê Ái Quốc tức Lê Thanh Tùng đây thôi. (Nhưng thực chất là công an huyện Sóc Sơn đã thu cướp hết hộ chiếu, chứng minh thư cá nhân, bằng lái xe, thậm chí cả vé tháng xe buys nữa cho đến nay họ có trả lại tôi đâu. Tôi đi làm lại chứng minh nhân dân tại công an huyện Sóc Sơn từ năm 2008 tới nay nhưng họ cũng có cấp cho tôi đâu mà mang theo).

Đến lúc này tôi thấy anh Toàn cũng rút trong ví của mình để lấy ra 2 thứ giấy :

-Một là tấm danh thiếp của bà Aude Genet giám đốc văn phòng hãng thông tấn xã Pháp AFP tại Hà Nội trao tặng khi gặp anh để phỏng vấn, nói chuyện vào sáng ngày 30/01/2010 tại khách sạn Mettroponle mà chị Dương Thị Xuân và tôi may mắn được anh cùng mời ngồi dự thính.

- Hai là tấm hóa đơn biên nhận phiếu chuyển tiền quà tết năm nay cho chị Hồ Thị Bích Khương trong Nghệ An mà Nhóm Thân hữu tiểu bang Oregon – Hoa Kỳ do anh Nguyễn Hà Tịnh nhờ anh Toàn chuyển giúp. Tấm hóa đơn này mang tên, có số điện thoại cá nhân cố định của anh Nguyễn Khắc Toàn và có đóng dấu Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam có trụ sở trên phố Bà Triệu Hà Nội.

Như vậy qua các giấy tờ này quá đủ chứng minh chúng tôi là những công dân đang “tạm được tự do đi lại” trên toàn lãnh thổ đất nước này. Ấy thế nhưng hơi một tý là công an CSVN hiện nay lấy đủ mọi lý do này nọ để bắt ne, bắt nét gây khó khăn cho nhân dân trong nước đủ điều. Càng nghĩ càng thấy dân tộc Việt Nam ta hiện nay cứ y như cuộc sống của người dân một quốc gia đang chịu bị ách nô lệ đô hộ, hay đang bị đội quân thực dân đế quốc, phát xít chiếm đóng giày xéo vậy. Thật khốn khổ nhục nhã và cay đắng muôn phần.

Một cái chế độ mang danh là XHCN tươi đẹp thì một anh đi cướp giấy tờ của người dân, một anh đi xét hỏi giấy tờ của dân thì lấy ra giấy tờ gì đây để mà trình báo. Tôi đã lên án cái chế độ CSVN này từ gần 3 năm nay về quyền con người nhưng nhà cầm quyền CS Hà Nội vẫn giả câm, giả điếc, giả mù không giải quyết gì cho tôi cả. Vậy thử hỏi có cái chế độ nào, có cái đất nước nào mà cấp giấy căn cước cho nhân dân rồi lại đi cướp hết giấy tờ tùy thân như cái chế CSVN này không ? Thật là thậm tệ hơn cả chế độ nô lệ thời Phong kiến và Pháp thuộc xưa kia quá quá…

Tên phó công an xã lập “biên bản làm việc xong” và đọc to cho tất cả cùng nghe, sau đó nữa y đưa cho anh Nguyễn Khắc Toàn xem trực tiếp.

- Anh Toàn nói: Tôi thấy việc các anh ghi chép là có phần trung thực những lời chúng tôi nói, nhưng tôi đề nghị xóa mấy chữ “tạm trú tạm vắng” đi. Chúng tôi đến chúc tết gia đình xong rồi ra về ngay trong buổi chiều nay, chúng tôi đâu có ở lại qua đêm đâu mà khai báo tạm trú, tạm vắng với công an địa phương. Các anh cứ nói là đất nước này có tự do, dân chủ, nhân quyền, vậy mà đi đâu cũng kiểm tra giấy tờ nhân dân, bắt nhân dân lúc nào cũng phải kè kè sổ hộ khẩu, chứng minh thư nhân nhân mang theo người. Vậy thì dân chủ tự do ở Việt Nam là ở chỗ nào đây ? Chúng tôi đi thăm hỏi chúc tết nhau đầu năm có gì vi phạm pháp luật không ? Có điều khoản luật pháp nào quy định bắt buộc nhân dân khi đi chúc tết, đi thăm hỏi sức khỏe, cuộc sống của nhau phải mang theo giấy tờ bên mình không ? Tôi nghĩ nếu chuyện này mà loang ra để công luận biết được thì thế giới bên ngoài, đồng bào hải ngoại họ bịt mũi cười chê các anh, cười chê đất nước VN và chế độ xã hội chủ nghĩa này lắm đấy. Đây sẽ là chuyện không ra sao cả chứ không phải chuyện nhỏ đâu. Các anh nói nhân dân Việt Nam chúng tôi được đủ thứ tự do, dân chủ, nhân quyền… nhưng thực ra sự kiểm soát của công an các anh còn hà khắc, ngặt nghèo hơn cả ấp chiến lược của ông Ngô Đình Diệm trong miền Nam mà các anh vẫn rêu rao tuyên truyền ra sức nói xấu họ.

- Ngay lúc đó một cháu nữ công an huyện trẻ tuổi và một thanh niên công an trẻ cùng nói : “ Đồng ý là phải có tự do, dân chủ nhưng Dân chủ, Tự do là phải trong khuôn khổ pháp luật chứ chú…”.

- Tôi xen vào : Chúng tôi có ăn cướp, giết người, có đánh đập, đốt phá gì vượt quá khuôn khổ pháp luật đâu mà bảo là tự do trong khuôn khổ. Một đất nước hòa bình thống nhất 35 năm rồi mà người dân vẫn phải sống như là trong cảnh lệnh giới nghiêm của những năm chiến tranh ấy. Trong khi 36 ngàn công nhân Trung Quốc họ vào Việt Nam phần lớn không có visa nhập cảnh, không có hộ chiếu thì các anh chằng dám bắt giữ và trục xuất họ về nước. Các anh chỉ giỏi đàn áp nhân dân trong nước này thôi.

Anh Toàn cũng tấn công luôn : Bản Hiến pháp nước cộng hòa XHCN VN chính là khuôn khổ chứ còn khuôn khổ nào nữa đây. Nếu các anh, các cháu có thời gian tôi sẽ nói chuyện về luật, về hiến pháp, về các quyền Con người cho nghe ngay bây giờ.

- Tên trưởng công an xã Nguyễn Văn Khoái từ lúc nãy chạy ra chạy vào từ ngoài điện thoại liên tục với quan thầy cấp trên từ sân ủy ban xã xông vào nói to : Tôi đề nghị các anh ký vào biên bản này xong ra sẽ xử lý tiếp, còn việc các anh không có mang giấy tờ tùy thân theo người sẽ nói sau.

- Anh Nguyễn Khắc Toàn nói ngay : Tôi tôn trọng chính quyền và các anh thì tôi đã trình bày ra rõ nội dung chuyến đi thăm chúc tết và cả xuất xứ chúng tôi từ đâu đến rồi. Các thứ giấy chúng tôi đã đưa ra là quá đủ chứng minh những con người thật rồi. Như vậy là quá tốt rồi, còn đúng ra chúng tôi không mở miệng nói làm gì thì các anh làm gì được chúng tôi nào. Các anh muốn tạm giữ đến bao nhiêu lâu thì tùy ý cứ việc làm, còn tôi không quen ký kết gì với công an, kể cả khi tôi phải làm việc với sở công an TP Hà Nội, hay của bộ trên trung ương cũng vậy thôi. Các anh có thể nhờ người khác đến làm chứng ký tá vào và lấy máy ra mà quay camera hay chụp ảnh, chứ dứt khoát chúng tôi không đặt bút ký kết gì hết. Bây giờ các anh muốn xác minh cứ quay máy gọi điện về sở công an Hà Nội, về tổng cục an ninh trên Hà Nội đi có kết quả ngay lập tức thôi. Bây giờ tôi đã hết hạn quản chế 3 năm đã được hơn 1 năm nay rồi nên tôi được tự do đi lại khắp nơi. Trước đây những trường hợp này thì các anh chỉ cần gọi điện thoại về sở công an Hà Nội thì lập tức họ sẽ cử người cùng ô tô bắt giữ tôi về công an phường ngay thôi. Tôi đã ra tù đến nay là hơn 4 năm rồi và án quản chế 3 năm cũng đã thụ án xong.

Nghe thấy vậy tên Khoái công an trưởng xã Nam Trung hỏi anh Toàn ngay :

Vậy trước kia anh phải đi trại nào và án tù bao nhiêu năm vậy ? Còn chúng tôi công an cấp xã làm gì có máy quay camera như cấp trên ở sở và bộ mà quay phim các anh bây giờ ?

Anh Toàn đáp : Lúc bị tạm giam để ra tòa, thì tôi bị giam ở trại tù chính trị B-14 tại xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì ngoại thành Hà Nội. Sau đó khi đi thụ án tù thì tại trại Ba Sao – Nam Hà nơi Linh mục Nguyễn Văn Lý cùng nhiều tù nhân chính trị tôn giáo đang thụ hình. Còn bản án của tôi là 12 năm nhưng hơn 4 năm tôi đã được tạm phóng thích ra khỏi tù để nhà nước và đảng CSVN này tổ chức được hội nghị APEC -14 và vào được WTO… Còn bây giờ các anh là cấp công an xã, huyện rất nghèo không có máy quay phim thì gọi thợ ảnh vào mà chụp mấy tấm hình chúng tôi đang phải làm việc ở đây là quá đủ rồi đấy thôi !

- Thấy anh Nguyễn Khắc Toàn nói cứng rắn như vậy nên tên trưởng công an xã Nguyễn Văn Khoái vừa nói vừa như đề nghị :

Vậy là ra thế. Thôi được nếu các anh không ký thì chúng tôi sẽ mời anh Thao vào đây để ký làm chứng vậy. Còn bây giờ tôi đề nghị hai anh cho chúng tôi chụp ảnh đề gửi qua mạng lên bộ công an trên Hà Nội xác minh hai anh có phải là người đúng như các anh khai hay không, được không nào ?

Một công an viên trẻ nói xen vào : Sau khi chụp ảnh xong sẽ cho các anh kiểm tra lại tất cả, như thế là được chưa nào ?

- Anh Nguyễn Khắc Toàn nói: Chúng tôi sẽ cho phép các anh chụp ảnh 2 chúng tôi đang bị làm việc ở công an xã Nam Trung với điều kiện các anh chỉ để giữ làm tư liệu hay để báo cáo cấp trên thôi chứ không được sử dụng vào mục đích khác như vu cáo, xuyên tạc nói xấu danh dự chúng tôi. Nếu các anh làm trái những cam kết này thì đừng trách chúng tôi sẽ viết đơn kiện rất mạnh mẽ để tố cáo các anh trước pháp luật và dư luận trong cũng như ngoài nước đấy nhé.

Sau khi được chúng tôi đồng ý cho chúng chụp ảnh, tay Khoái vẫy tay thợ chụp ảnh đã đứng sẵn ngoài sân đi vào để chụp mấy pô hình, xong đâu đấy chúng chìa máy ảnh kỹ thuật số cho anh Toàn và tôi coi lại.

Một lát sau cháu gái công an nữ mặc sắc phục ngành ngồi cùng xuống bàn với phó công an xã Hùng cất tiếng nói:

Bây giờ biên bản làm việc đã xong, cháu sẽ ghi lời khai chú Toàn và anh Tùng về việc đã vi phạm hành chính do không mang giấy tờ tùy thân nhé. Còn xử lý thế nào thì lát nữa cấp trên quyết định sau. Nhưng theo quy định mỗi người là sẽ bị phạt hành chính từ 60 ngàn đến 150 ngàn đồng đấy chú ạ.

Anh Toàn nói to luôn : Chú nói với cháu ngay, là chú sẽ không trả lời một câu nào nữa với cháu hay bất cứ ai thẩm vấn. Tất cả nội dung đến thăm gia đình chị Nụ, anh Nguyễn Bá Đăng bị bắt giữ thì chú và anh Tùng đã nói rõ hết cả rồi. Tất cả rõ quá rồi không có gì khuất tất mờ ám trong chuyến đi này nữa. Chú sẽ không nộp 1 xu phạt nào cho công an cả, còn ở đây muốn giữ đến bao lâu thì cứ việc làm đi.

Nữ công an đáp : Cái kia là biên bản làm việc, còn bây giờ là biên bản vi phạm hành chính do các chú đi lại ngoại tỉnh không mang theo chứng minh thư nhân dân của cá nhân mình. Đây chú đọc giúp cháu các điều quy định về vi phạm hành chính của sở công an tỉnh Hải Dương đã hướng dẫn đi thì sẽ biết rõ, chúng cháu chỉ làm theo luật pháp thôi không tùy tiện được đâu chú ạ.

Anh Nguyễn Khắc Toàn cầm cuốn sách luật mà cháu nữ trẻ mặc sắc phục công an mùa đông đưa cho rồi trả lại ngay và nói luôn :

Thôi đi cháu ạ, chú chẳng cần xem luật lệ kiểu này làm gì cả, vì chú quá hiểu cái nhà nước pháp quyền XHCN VN này lắm rồi. Chú quá hiểu cái hệ thống rừng luật pháp của cái nhà nước độc đảng này lắm rồi. Cháu nên cất đi và chú không nói gì nữa đâu, công an xã này, công an huyện Nam Sách này, công an tỉnh Hải Dương này muốn giữ chú và anh Tùng đến bao lâu thì cứ làm đi. Báo chí trong nước thường nói Việt Nam hiện nay đã có tiến bộ, đã có dân chủ tự do, nhân quyền đầy đủ. Vậy mà đầu xuân nhân dân đi thăm hỏi người bị hoạn nạn, đi chúc tết và an ủi nhau thôi mà còn bị công an Việt Nam gây khó khăn, cản trở, sách nhiễu đủ điều thì dân chủ, tự do, nhân quyền có ở chỗ nào đây ? Tự do sinh sống, tự do đi lại, tự do cư trú là thế này đây sao ?

Nữ công an cắm cúi viết gì lúi húi rồi ngẩng đầu lên hỏi : Chú Toàn có nhớ số chứng minh thư nhân dân của mình không, ngày cấp và nơi cấp nữa ?

Anh Toàn nói : Cháu muốn xem chú có nhớ và có chứng minh thư nhân dân không chứ gì. Thôi được chú sẽ nói thêm và còn công an định phạt tiền thì chú sẽ không nộp một xu nào đâu đấy nhé. Công an ở đây muốn giữ bao lâu chú sẵn sàng ngồi lại vậy. Còn số CMTND của chú là 011114598, cấp ngày 22/7/2007 tại công an quận Hoàn Kiếm, TP- Hà Nội.

- Tên trưởng công an xã Nguyễn Văn Khoái nói: Thôi đây là lần đầu các anh không có giấy tờ tùy thân cho nên chúng tôi chỉ xử lý nhắc nhở các anh để các anh rút kinh nghiệm. Trong cuộc làm việc hôm nay chúng tôi không bắt giữ các anh đâu nhá.

- Nguyễn Khắc Toàn nói: Bây giờ chúng tôi đến thăm gia đình Nguyễn Bá Đăng chủ quan không mang theo giấy tờ tùy thân, cho nên bị các anh mời ra đây căn vặn, hỏi han. Thế lần sau chúng tôi có đầy đủ giấy tờ cá nhân mang đi thì có được đến thăm gia đình anh Đăng không hãy cho chúng tôi biết đi ?

- Tên trưởng công an xã Nguyễn Văn Khoái trả lời: Đây là trường hợp đặc biệt, đối tượng này là nhân vật chống phá đảng và nhà nước VN XHCN còn đang trong giai đoạn thụ lý hồ sơ cho nên tôi yêu cầu các anh không được đến đây nữa.

- Tôi xen vào ngay : Thế thì các anh phải ra một quyết định bằng văn bản hẳn hoi là cấm không có hai ông Nguyễn Khắc Toàn và Lê Thanh Tùng không được đến nhà gia đình Nguyễn Bá Đăng nữa, hoặc là ra quyết định cấm gia đình Nguyễn Bá Đăng và bà Nguyễn Thị Nụ không được tiếp đón hai ông Nguyễn Khắc Toàn và Lê Thanh Tùng nữa để chúng tôi biết mà chấp hành.

Tôi nói xong chẳng có ai lên tiếng trả lời cả. Anh Toàn nói luôn với trưởng công an xã và tất cả nhiều công an viên của địa phương này và huyện Nam Sách cùng được mời ngồi vào trong gian phòng nhỏ để nghe kết luận xử lý vụ việc những vị khách từ xa đến thăm nhưng bị tạm giữ trái pháp luật. Anh Toàn nói ngay trước tất cả mọi người :

“Bây giờ anh Khoái trưởng công an xã đã nói xong, đến lượt tôi phát biểu thế này. Hôm nay nhân ngày còn được nghỉ tết nguyên đán, tết cổ truyền của dân tộc ta. Chúng tôi là chỗ thân quen, biết anh Đăng từ lâu vì cùng lên tiếng tranh đấu cho dân chủ, tự do, nhân quyền và đa đảng chính trị tại Việt Nam nhưng bị các anh đã theo lệnh của công an cấp trên ngăn cản không cho chúng tôi thăm hỏi chúc tết gia đình. Các anh tự tiện xông vào nhà công dân không được phép rồi cưỡng bức chúng tôi ra đây để vặn vẹo, thẩm vấn. Tôi biết Nguyễn Bá Đăng chẳng có tội tình gì ngoài bầy tỏ chính kiến tự do của mình để phản đối đường lối cầm quyền độc đoán của ĐCSVN. Vì anh Đăng là nông dân trình độ văn hóa có hạn không được ai kèm cặp, uốn nắn, sửa bài vở nên khi viết các tin bài có thể lời lẽ hơi thô kệch, vụng về làm chính quyền, công an trong nước khó nghe, hiểu lầm là nhân vật chống cộng cực đoan, quyết liệt, tên tuổi uy tín của Bá Đăng có thể còn quá ít nên dễ bề bị công an trong nước bắt bớ, giam giữ. Chứ tôi cho rằng cậu ta có tham gia đảng phái, tổ chức hoặc đi treo biểu ngữ, rải truyền đơn sách động quần chúng bạo loạn gì đâu. Tôi biết rõ đây là trường hợp công an Việt Nam phải ra sức kiểm soát chặt để tin tức về vụ bắt giam người có chính kiến chống đối đảng CSVN tuy vậy nhưng chỉ là ôn hòa này được lọt ra bên ngoài…”.

Mới chỉ nghe xong mới đến đấy chưa để anh Toàn nói hết nội dung cần nói, tên trưởng công an xã Nguyễn Văn Khoái nói nhanh : Thôi công việc đã xong mời hai anh về cho sớm kẻo đường xá xa sôi và bây giờ các anh muốn đi đâu thì đi. Trong buổi làm việc hôm nay chúng tôi không khám xét gì thân thể hay tài sản các anh nhé. Còn anh nói tối nay sẽ về phát biểu trên các đài phát thanh quốc tế hay gì đó là quyền của các anh. Chúng tôi không làm gì vi phạm pháp luật cả.

- Anh Nguyễn Khắc Toàn nói thêm : “Anh Khoái nhớ là tôi cũng từng công tác, chiến đấu gần 5 năm trời ở chiến trường miền Nam và còn bị thương ở cột sống đây này nhé chứ không phải chúng tôi không có đóng góp xương máu gì cho chế độ của đảng và nước này đâu. Cậu Lê Thanh Tùng này cũng đã từng chiến đấu ở Cam pu chia và Tây Nguyên gần 5 năm đấy. Còn Nguyễn Bá Đăng thì thực ra mà nói thì cậu ta chỉ là những người đồng chính kiến có quan điểm, lập trường chính trị chống đối và khác biệt với ĐCSVN mà thôi. Trong khi nhiều nhà lãnh đạo của đảng CSVN, nhà nước đã mạnh mồm tuyên bố là : “ở Việt Nam không ai bị bắt giam, bỏ tù chỉ vì bất đồng chính kiến cả…”. Cậu Nguyễn Bá Đăng viết được có mấy bài thôi, hình như 3-4 bài là cùng, ăn thua gì so với Lê Thanh Tùng này đây, nó viết tới 112 bài, còn tôi viết cả mấy trăm bài thì có sao đâu. Nhưng do cái cậu Đăng này bài vở nó chẳng ra sao cả, lại không được mấy các trang website của hải ngoại đăng tải, phổ biến. Cho nên tên tuổi cậu ta trên công luận quốc tế và hải ngoại không mấy có tiếng tăm là bao và không có người bênh vực cho. Do đó mới bị công an nhà nước này bắt giam chứ thực ra cậu có làm gì vi phạm pháp luật đâu.

- Nói đến đây thì tên trưởng công an xã Nguyễn Văn Khoái đuổi chúng tôi như đuổi tà chỉ lo sợ anh Nguyễn Khắc Toàn phân tích lý do, căn nguyên anh nông dân bộc trực, thẳng thắn Nguyễn Bá Đăng là nạn nhân chế độ CSVN. Hơn nữa anh ta còn là con đẻ một liệt sĩ đã hy sinh cho chính chế độ toàn trị của đảng CSVN để họ có được cơ ngơi đồ sộ như ngày hôm nay. Khoái nói : “Thôi anh Toàn và anh Tùng à, công việc đến đây đã xong rồi mời các anh về cho”. Nói rồi anh ta khoát tay mời chúng tôi ra cửa và anh Toàn đại diện lịch sự nói và chào lại :

“ Anh nói thì tôi đâu có ngăn cản nhưng đến lượt tôi nói thì anh không muốn nghe cho có đầu có đuôi. Thôi được chúng tôi về vậy. Chào các anh nhé, chào các anh đây !!!”.

Chúng tôi rảo bước ra khỏi phòng anh ta cùng các công an viên huyện Nam Sách cũng bước ra theo rồi đứng tụ tập thêm với mấy công an ăn vận cảnh phục màu xanh được tăng cường từ trên huyện xuống để chi viện đứng la liệt bên ngoài sẵn sàng ra tay hỗ trợ. Anh Nguyễn Khắc Toàn ra tới cổng trụ sở ủy ban xã liền tranh thủ rút máy ảnh chụp vội quang cảnh toán công an vừa thực hiện cưỡng bức và thẩm vấn sách nhiễu chúng tôi trong chuyến thăm và chúc tết người chiến hữu nông dân Nguyễn Bá Đăng. Đúng lúc ấy là khoảng 14 giờ 06 phút chiều 20/2/2010. Như vậy 2 anh em chúng tôi bị tạm giữ trong hơn 1 giờ rưỡi đồng hồ thật vô lý hết sức và khó chịu vô cùng. Lúc này cả hai chúng tôi đều đói bụng nhưng quan sát kỹ hai bên đường không có hàng quán gì mở cả, vì trời vẫn giá rét buốt lạnh và không khí tết vẫn còn phảng phất nên dân chúng đa phần còn nghỉ ngơi sau một năm làm lụng vất vả, nhọc nhằn.

Chúng tôi buộc phải đi bộ hơn 2 cây số để ra thị trấn Nam Sách kiếm quán ăn nhưng cũng chẳng có cửa hàng nào cả. Thế rồi có chiếc xe khách chạy tuyến Bắc Giang – Hải Dương ào đến đỗ xịch lại cho khách xuống ngay gần chỗ chúng tôi đang đứng đợi ở thị trấn đối diện bên kia là cây xăng. Anh Toàn và tôi quyết định nhảy lên xe để về thị xã Hải Dương kiếm quán ăn trưa sau đó sẽ đi tiếp về Hà Nội trước khi chiều mùa đông giá lạnh ập xuống rất nhanh. Xe đến Hải Dương, chúng tôi xuống thị xã này cũng chẳng có mấy hàng quán gì bán đồ ăn cả nên chúng tôi phải xà vào quán nước ven đường ăn tạm vài gói lạc rang và uống nước ngọt đóng chai cho đỡ đói lòng. Khoảng hơn nửa tiếng sau đó, nghỉ ngơi chuyện trò với anh chủ quán nước trên hè phố Ngô Quyền thị xã Hải Dương về tình hình dân tình, về đời sống dân cư nơi đây xong thì lên xe buys trở về Hà Nội. Khi xe chạy được 15 phút vẫn còn trên đất tỉnh Hải Dương thì anh Toàn nhận được 2 cuộc điện thoại, một của nông dân Dương Văn Nam từ huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, một của chị Nụ gọi từ quê nhà để hỏi thăm tin tức chúng tôi có bị mấy tên công an xã, huyện ấy đánh đập hành hung gì không khi ra trụ sở chính quyền xã mà chị nói mẹ con chị lo lắng cho chúng tôi quá.

Tôi ngồi hàng ghế gần đó nghe anh Toàn trả lời em Dương Văn Nam : “ Đấy cháu biết không, hôm nay chú và anh Tùng đi chúc tết để thăm hỏi gia đình Nguyễn Bá Đăng mà công an tỉnh này gây cho biết bao khó khăn, cản trở, nhũng nhiễu thì làm sao cháu ước mơ ĐCSVN họ tự giác thay đổi tư duy, tự thay đổi chế độ chính trị độc tài đảng trị lạc hậu để cho nhân dân Việt Nam ta, cho cả xã hội có được tự do, dân chủ, sinh hoạt đa đảng đa nguyên…Mỗi chuyện con con cho nhân dân đi lại thăm hỏi chúc tết nhau còn chưa được thì làm sao họ có bản lĩnh, ý chí làm việc lớn như cháu mong mỏi ? ”. Thế rồi tôi cũng thấy Nam đáp lại anh Toàn : “Vâng CSVN mới tiến bộ chút đỉnh thôi, tiến bộ ít quá chú nhỉ ? Họ nghiện ma túy cộng sản lâu quá rồi, nặng quá rồi, khó chữa lắm chú nhỉ ? Hiện nay họ như bị bệnh ung thư quá nặng ở giai đoạn cuối nhưng không dám cắt bỏ phẫu thuật để cứu mạng mình chú nhỉ ? ”

Còn khi trả lời chị Nụ qua điện thoại anh Nguyễn Khắc Toàn nói rõ : “ Anh và lê Thanh Tùng ra khỏi công an xã lúc hơn 2 giờ chiều rồi em ạ, bây giờ cả 2 đang trên xe ô tô trở về Hà Nội. Khi ra thị trấn Nam Sách và xuống cả thị xã Hải Dương kiếm cái gì ăn tạm mà không sao có được vì các hàng quán vẫn đóng cửa nghỉ tết chưa bán hàng, nên tụi anh phải ăn tạm mấy gói lạc và uống nước thôi. Khi vào đến trụ sở ủy ban xã thì cái tay Khoái công an trưởng xã ấy có bớt hung hăng, bớt côn đồ hơn trước nên không có gì xảy ra nặng nề cả đâu. Nhưng chính hắn đã tuyên bố công khai cấm không cho gia đình em tiếp xúc với bất cứ ai để ngăn cản thông tin tố cáo ra thế giới bên ngoài đấy nhé. Anh ta nói rõ công khai với anh rồi đấy nhé.

Khi trở về nhà ở Hà Nội, Lê Thanh Tùng nó sẽ viết bài báo tường trình chuyến đi này để đưa lên mạng, cho nên em cùng mẹ đẻ Nguyễn Bá Đăng cần chuẩn bị trả lời phỏng vấn các đài phát thanh quốc tế và hải ngoại thật nhiều đấy nhé. Em và mẹ em có sao nói vậy, cứ trung thực, thật thà như bản chất người nông dân mà nói cho các đài báo bên ngoài biết và luôn luôn giữ vững liên lạc với anh em tốt trên Hà Nội…Em cần nói xoáy vào cái tử huyệt của công an, nhà nước này, là họ đang vi phạm nhân quyền rất trầm trọng, đó là việc chồng em chỉ vì bày tỏ chính kiến đối lập và tự do của cá nhân mình với đảng CSVN và nhà nước này thôi mà bị đàn áp bắt giam nhé…Nói thật mạnh mẽ vào đừng lo ngại gì cả, những điều đó đều là quyền của con người cả thôi không có tội tình gì đâu, không vi phạm pháp luật gì đâu mà sợ sệt. Em có nói mạnh mẽ thì bên ngoài người ta mới biết đường bênh vực cho Đăng….”. Nhớ lúc ở nhà chị Nụ, cụ bà mẹ đẻ anh Đăng cứ tha thiết giục cô con dâu đi dỡ bóc bánh trưng tết mời chúng tôi ăn tạm món quà thôn quê cho đỡ đói dạ. Thế nhưng anh Toàn và tôi xin phép từ chối vì có nói rõ sẽ trao đổi nói chuyện rất nhanh, ghi chép đầy đủ xong mọi nội dung sẽ lên đường trở về Hà Nội ngay. Thế nên ai có ngờ là hôm ấy chúng tôi “đi khắp tỉnh Hải Dương” trong hoàn cảnh đấy rồi nhưng mà bói tìm đâu ra hàng quán bán hàng ăn, hay quà bánh khi chỉ mới đầu xuân, ngày Tết này đây …

Quay trở lại xung quanh câu chuyện anh nông dân Nguyễn Bá Đăng bị công an tỉnh Hải Dương theo lệnh từ trên công an trung ương bắt giam khởi tố theo điều 88 bộ luật hình sự. Đó là còn chi tiết ít ai biết đến, bởi khi chúng tôi vào nhà vẫn thấy đầu hồi nhà anh các hàng hóa xếp ngay ngắn gọn gàng, nào là bếp ga loại nhỏ, bếp điện, ấm đun nước I nốc sáng bóng, xà beng, xẻng cuốc, dao thái, đá mài dao kéo, thuốc lào, bàn chải giặt, xà phòng, thuốc đánh răng, bàn chải răng, các đồ tạp hóa sinh hoạt khác nữa…vv… Đến khi nhìn thấy trong lúc trò chuyện, anh Toàn hỏi thăm ra thì cả cụ Khê và chị Nụ vợ anh Đăng cho biết đây chính là hàng hóa mà anh Đăng vẫn thường dùng xe máy của mình chở đi bán dạo xung quanh xã Nam Trung, nhiều xã thôn bên cạnh thuộc trong và ngoài huyện Nam Sách đã nhiều năm để kiếm thêm tiền phụ nuôi các con cái khi ruộng đồng của thôn xã ngày càng bị chính quyền tỉnh này tước đoạt cấp cho các doanh nghiệp mà nông dân quê anh bị trả giá gọi là đền bù nhưng vô cùng rẻ mạt như cướp không của họ vậy. Ấy thế mà chính vì vậy mà công an, chính quyền địa phương không ngớt tuyên truyền với dân chúng chung quanh thôn nói là anh Đăng đã dùng cái vỏ bọc này cốt là để che mắt các cơ quan an ninh, chính quyền nhà nước để đi tuyên truyền các luận điệu dân chủ, tự do, phản cách mạng, chống phá nhà nước CH XHCN và đảng CSVN quang vinh chứ có buôn bán gì đâu ???!!!

Lần bắt giam này là lần thứ 3, công an cấp huyện Nam Sách cùng xã địa phương lợi dụng anh Đăng khi kêu thợ sửa máy tính đến nhà mình thì họ đóng giả thợ sửa máy tới, sau đó còn kêu thêm mật vụ an ninh tăng viện để bắt giữ anh luôn vào sáng ngày 08 tháng chạp tức 22/01/2010. Kể từ đó họ tạm giữ anh Đăng trên công an huyện và để anh ở trong phòng làm việc chứ không tống vào buồng giam. Công an huyện đã cầm giữ anh Đăng tới 4 lệnh tạm giữ hành chính, tức là 12 ngày đêm liền. Trong thời gian này tổng cục an ninh, bộ công an của đảng và nhà nước CSVN, họ nghe ngóng, thăm dò phản ứng từ bên ngoài thấy không có gì là tố cáo hay phản đối mạnh mẽ ngoài nội dung trả lời phỏng vấn của chị Nụ với cô Khánh An đài RFA, và bản tin sơ lược về vụ bắt giữ được đăng trên BBC, RFI có thế thôi. Trong hơn 2 tuần lễ này, công an của ĐCSVN quả là ranh manh, có nhiều kinh nghiệm đàn áp nhân dân quá lọc lõi khi thấy áp lực cùng phản ứng bên ngoài, bên trong không có đáng là bao phản đối vụ bắt giam nông dân Nguyễn Bá Đăng. Thế nên họ rất yên trí và ra tay chính thức, đó là đến đúng ngày 23 tháng chạp tết ông Táo ông Công về Trời, tức sáng mùng 6/02/2010 có gần 25 công an các loại trên tỉnh, huyện, xã đã đi trên nhiều xe con ào ào áp giải anh Đăng từ trại giam Kim Chi gần thị xã Hải Dương về nhà tại thôn này để đọc lệnh bắt giam 04 tháng, lệnh khám nhà, quyết định khởi tố bị can…

Lần anh Đăng bị bắt giam đầu tiên kéo dài 8 tháng vào năm 2003 khi anh viết khẩu hiệu “đả đảo ĐCSVN, kêu gọi nhân dân đứng lên chống đảng nhà nước CSVN” lên bờ tường, bờ rậu, chum vại, đồ đạc sinh hoạt bằng cách quét chữ sơn quanh nhà mình ở. Lần thứ 2 anh bị bắt giam khi tham gia viết một số tin bài đưa lên các trang website hải ngoại và liên hệ với một số nhân vật đối kháng trên Hà Nội, lần này kéo dài đúng 4 tháng. Trong lần này thì chủ yếu do anh đêm đêm về cứ mở máy viết tin bài tùy tiện bày tỏ chính kiến riêng của cá nhân mình gửi khắp nơi đề nghị được phổ biến rộng. Nếu nói về phương diện nhân quyền, dân chủ, tự do tư tưởng thì anh ta làm gì có tội lỗi đối với đảng CSVN và pháp luật độc tài của nhà nước đảng trị này. Thế nhưng lần này công an VN vẫn quyết ra tay trấn áp bắt giam anh để đưa ra tòa án trị tội vì dám có thái độ chống đối lại cường quyền. Như vậy là nhà nước mang danh CHXHCN Việt Nam thực chất hành xử với nhân dân trong nước y như một nhà nước phong kiến cổ hủ lạc hậu tệ hại thời trung cổ xa xưa mà thôi.

Như vậy kiểu cách anh Đăng tham gia đấu tranh chống chế độ độc đảng, độc tài CSVN mang tính đơn độc, lẻ loi rất nông dân và nguy hiểm vô cùng ắt sẽ là miếng mồi ngon cho bộ máy an ninh chế độ đàn áp, dập vùi không thương tiếc mà công luận không thể bênh vực được gì cho anh nhiều nhặn. Anh Nguyễn Khắc Toàn và tôi quyết định đi thăm trực tiếp gia đình anh Đăng để bênh vực cho trường hợp này trên các hệ thống truyền thông quốc tế và hải ngoại, còn bởi vì thấy thật quá bất công nghịch lý khi có mấy người đối kháng trong nước được lĩnh hết giải thưởng nhân quyền quốc tế và hải ngoại này đến giải thưởng khác. Thế nhưng trên thực tế thì hầu như tất cả họ im re, sợ hãi lo sợ đến lượt mình bị đàn áp bắt bớ mà không dám lên tiếng gì cả trong suốt thời gian dài ngoài bản tin ngắn đựơc đánh lên Mạng từ Hà Nội khi chị Nụ gọi cấp báo tình hình cho ông Thanh Giang khi xảy ra sự vụ. Như vậy, là té ra những nhân vật trong và ngoài nước thường xuyên được tham gia ý kiến để tổ chức quốc tế theo dõi nhân quyền HRW có trụ sở ở Mỹ xem xét trao giải thưởng hàng năm đã bị họ biến thành món quà bằng tiền mặt để trao cho những kẻ trong cùng phe cánh với mình mà thôi, đồng thời những ai nhận lãnh được khoản tiền rủng rỉnh ấy thì ra sức hàm ơn, ra sức mang ơn sâu nặng những kẻ bất lương, dối trá, nguỵ dân chủ đã cất công đề cử giải thưởng về tay mình. Thật không ra sao cả, nhân cách và những tính toán thiển cận, hẹp hòi của những con người đó thật đáng lên án làm sao. Đồng tiền và giá trị tinh thần của giải thưởng nhân quyền thật đáng cao quý, cộng nhưng với những mưu đồ, hành vi xấu bẩn ấy đã làm cho bọn họ mờ mắt để tiếp tục hành động sai trái như vậy đã gây chia rẽ, phân hóa thêm sâu sắc nội bộ phong trào đấu tranh trong nhiều năm qua, thật đáng lên án vạch mặt lắm thay !!!.

Tôi viết bài báo này chủ yếu lên án nhà cầm quyền CSVN độc đoán chuyên đàn áp nhân quyền, dân quyền, dân chủ tự do của nhân dân Việt Nam qua trường hợp họ bắt giam và truy tố anh Nguyễn Bá Đăng như hiện nay. Tôi kêu gọi các đài phát thanh quốc tế cùng hải ngoại hãy gọi điện về thật nhiều để thực hiện phỏng vấn chị Nguyễn Thị Nụ và cụ bà Nguyễn Thị Khê là vợ và mẹ đẻ anh Đăng để loan báo công luận khắp nơi vụ chà đạp quyền Con người nghiêm trọng này. Số máy điện thoại di động cần liên lạc là 0167-606-8236, còn số máy để bàn cố định gia đình Nụ + Đăng đã bị công an tỉnh hạ lệnh cho bưu điện phải cắt ngay sau khi họ bắt giam anh Đăng chính thức rồi.

Cuối cùng xin chân thành cám ơn tất cả quý vị và bạn đọc xa gần đã đọc bài này của tôi. Đặc biệt tôi cám ơn nhà báo Nguyễn Khắc Toàn đã động viên tôi viết nhanh bài phóng sự này và nhất là anh đã chụp các tấm hình để minh họa cho bài viết của tôi thêm sinh động giúp bạn đọc tỏ tường thêm nội dung.

.

Viết từ trong đêm mùng 7 tết năm Canh Dần đến mùng 10 tháng giêng năm Canh Dần tức từ đêm ngày 20/02/2010 đến 23/02/2010.

Ký giả tự do Lê Thanh Tùng tức Lê Ái Quốc thành viên khối 8406 và Phong trào đấu tranh đòi dân chủ tự do, nhân quyền cho đất nước Việt Nam.

Địa chỉ nhà ở hiện nay : Khối 13, phố Chợ, thị trấn Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, ngoại thành Hà Nội.

Điện thoại liên lạc : 0199 – 777 – 5733

Email : aiquocle@gmail.com

.

.

.

No comments: