Tạp chí LangBian và Quán Dương cầm
Tác giả: talawas blog
06/02/2010 3:12 chiều Chưa có phản hồi.
http://www.talawas.org/?p=15998
Ngày 19.1, Thể thao văn hoá đưa tin: “Rắc rối xung quanh một truyện ngắn” về việc tạp chí LangBian đăng truyện ngắn “Quán Dương Cầm” của Đặng Thị Thanh Liễu.
Theo tác giả Hoàng Kim Ngọc trong bài “Một góc nhìn lệch lạc từ Quán Dương Cầm”, đăng trên báo đảng của tỉnh Lâm Đồng, thì,
“Vấn đề mà chúng tôi muốn nêu lên ở đây là Quán Dương Cầm đã thể hiện một cái nhìn lệch lạc, thậm chí quá sai về cuộc chiến tranh cứu nước của dân tộc ta. Chỉ với một truyện ngắn khoảng 3.000 từ, nhưng tác giả đã có đến 2 lần sử dụng cụm từ “chiến trường chết tiệt”, 7 lần sử dụng cụm từ “chiến trường xa lạ”… để nói về cuộc chiến đấu của quân và dân ta giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi thảm họa diệt chủng. Đáng trách hơn, tác giả còn cho rằng “Có ngờ đâu, cuộc chiến chết tiệt ở Campuchia đã cướp đi của gã một cánh tay” để rồi “Gã trở về Việt Nam mang trong lòng một mối thù số phận”. Rõ ràng với cách viết như thế này, tác giả đã cố tình không phân biệt được đâu là cuộc chiến tranh chính nghĩa và đâu là cuộc chiến tranh phi nghĩa. Thậm chí, tác giả còn cho rằng, cuộc chiến tranh này và sự hy sinh (một cánh tay của nhân vật trong truyện) là “vô duyên”. Vậy, xin hỏi, trong cuộc chiến tranh vệ quốc vừa qua, sự hy sinh nào của dân tộc ta là “có duyên”. Và rồi, tác giả đã cho nhân vật của mình thốt lên: “Cuộc chiến khốn kiếp đó không đáng để ta mất cánh tay này”.
Nhưng cũng có những ý kiến phản bác lại cách diễn giải của ông Hoàng Kim Ngọc. Trong bài “Để đọc và hiểu một tác phẩm văn học,” tác giả Nguyễn Minh Phúc viết,
“Rồi có người phản ứng rằng tại sao gọi chiến trường Campuchia là chiến trường xa lạ. Tôi thật sự ngạc nhiên trước phản ứng này, chẳng lẽ gọi là chiến trường quen thuộc! Bởi khi người lính Việt nam đánh Pháp, đánh Mỹ giành độc lập tự do cho Tổ quốc mình thì họ chiến đấu ngay trên quê hương mình, làng xóm mình, đồi núi sông biển của mình, được bao bọc chở che trong lòng nhân dân mình. Sang chiến trường Campuchia địa hình, đường sá không quen, làng xóm, con người xa lạ, ngôn ngữ khác biệt. Không gọi là chiến trường xa lạ thì mới là… lạ.”
Tương tự, trong bài “Đổng Trác truy sát Lê Công,” tác giả Thanh Hải nhận xét,
“Câu chuyện tái hiện lại nửa cuộc đời của một “phế binh” sau chiến tranh, trong tâm trạng muốn “nổi loạn”. Bởi lẽ đó, tác giả đã dùng những từ như: Cuộc chiến khốn kiếp – Cuộc chiến chết tiệt – Chiến trường xa lạ hay gọi nhân vật bằng GÃ…Cũng chính từ những chi tiết ấy mà người ta cho rằng truyện ngắn này là “phản động”, là “nguy hiểm” và “làm xấu đi hình ảnh của người lính Cụ Hồ”. Nhưng thực chất, họ đã “quan trọng hóa” vấn đề, “chụp mũ” bà Liễu, biến bà trở thành “bia đỡ đạn”, thành con rối “cho cuộc đời dật dây”, còn ông Lê Công chỉ là người “đứng mũi chịu sào”.”
Sau khi tác giả Đặng Thị Thanh Liễu gửi thư cảm ơn độc giả, vụ việc dường như vẫn chưa chấm dứt ở đây.
No comments:
Post a Comment