Tuesday, February 2, 2010

MỤC ĐÍCH của TRUNG QUỐC TRÊN BIỂN ĐÔNG khi ĐỐI DIỆN VỚI ASEAN

Institute for Defence Studies & Analyses
Mục đích của TQ trên Biển Đông khi đối mặt với ASEAN
Sandeep Anand
Ngày 23-06-2009

Người dịch: Ngọc Thu
Đăng bởi
anhbasam on 02/02/2010
http://anhbasam.com/2010/02/02/459-m%e1%bb%a5c-dich-c%e1%bb%a7a-trung-qu%e1%bb%91c-tren-bi%e1%bb%83n-dong-khi-d%e1%bb%91i-m%e1%ba%b7t-v%e1%bb%9bi-asean/

Mục đích của Trung Quốc trên Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) khi đối mặt với ASEAN

Biển Nam Trung Hoa (tức Biển Đông) là vùng biển tranh chấp. Đó là vì việc đòi chủ quyền trên biển của các nước như Trung Quốc và nhiều nước ASEAN (Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Việt Nam) và Đài Loan thường phức tạp và chồng chéo lẫn nhau trên các vùng biển. Hai sự cố trong một tháng qua đã một lần nữa đưa vấn đề này đặt lên hàng đầu. Trong tháng năm, Trung Quốc trong vai trò thường trực tại Liên Hiệp Quốc, đã đệ trình một bức thư lên Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc, ông Ban Ki-Moon, đòi chủ quyền trên 80% vùng biển Nam Trung Hoa (tức Biển Đông), bao gồm các quần đảo đang tranh chấp Hoàng Sa và Trường Sa. Họ làm điều này là để đáp trả lại việc Việt Nam đã đệ trình lên Ủy ban Liên Hiệp Quốc về các giới hạn của thềm lục địa để xem xét vị trí các giới hạn bên ngoài thềm lục địa. Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Mã Chiêu Húc đã phản ứng lại việc Việt Nam đệ trình lên Ủy ban Liên Hiệp Quốc khi nói rằng “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi trên vùng Biển Nam Trung Hoa và các vùng biển lân cận bao gồm cả quần đảo Tây Sa (tức Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa)”. Ông tiếp tục đi sâu hơn nữa khi nói rằng việc trình [hồ sơ của] Việt Nam đã vi phạm nghiêm trong chủ quyền và quyền đối với vùng biển của Trung Quốc và rằng hồ sơ đó là bất hợp pháp và không hợp lệ.

Ngay tiếp theo sau sự việc trên là vào đầu tháng sáu năm nay Trung Quốc đã cấm các tàu đánh cá Việt Nam hành nghề trên vùng Biển Nam Trung Hoa (tức Biển Đông), nói rằng họ đang cố gắng bảo vệ tài nguyên trên biển trong vùng lãnh hải của mình.

Hai sự cố đã xảy ra gây nên những cú sốc thực sự đối với nhiều nước ASEAN, những nước đã đòi chủ quyền trên biển. Điều đang thực sự gây xáo trộn về những bước tiến triển này chính là các sự cố trên đã diễn ra vào đúng thời điểm khi mối quan hệ của Trung Quốc với các nước ASEAN đang ở vào đỉnh cao trong lịch sử hiện đại. Cuộc xung đột đầu tiên ở Biển Nam Trung Hoa (tức Biển Đông) đã diễn ra vào năm 1974 khi Trung Quốc giựt mất quần đảo Hoàng Sa (Tây Sa) từ tay Việt Nam. Tình hình còn tệ hại hơn vào năm 1988 khi Trung Quốc và Việt Nam đã đánh nhau trên quần đảo Trường Sa (Nam Sa). Điều này xảy ra vào thời điểm khi mối quan hệ của Trung Quốc với các nước thành viên ASEAN nói chung và với Việt Nam nói riêng đã chưa thân mật. Nhưng kể từ khi kết thúc chiến tranh lạnh, quan hệ của Trung Quốc với các nước ASEAN, trong việc thích nghi lẫn nhau đã trở nên ấm áp hơn. Kể từ đó, Trung Quốc đã cố gắng giảm bớt những lo ngại của các nước láng giềng phía nam đặc biệt trong lĩnh vực an toàn, thông qua các nước ASEAN thúc đẩy cơ chế đa phương. Điều này được thể hiện khi Trung Quốc ký vào bản Tuyên bố về Ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) năm 2002 trong đó Trung Quốc cam kết sẽ sử dụng các phương pháp hòa bình để giải quyết các tranh chấp về lãnh hải và chủ quyền trong vùng biển. Năm 2003, Trung Quốc đã ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác (TAC) với ASEAN, việc ký kết này làm cho Trung Quốc trở thành quốc gia đầu tiên bên ngoài ASEAN làm như thế.

Mặc dù đã thực hiện những biện pháp chắc chắn này, hồ sơ của Trung Quốc về vấn đề an ninh và chủ quyền còn lâu mới đúng như lời hứa hẹn của họ. Trung Quốc vẫn xem tất cả các vấn đề này như là con số không. Đó là cách hành xử hai mặt và đó là vấn đề chính mà các nước có tranh chấp lãnh hải và lãnh thổ với Trung Quốc quan tâm. Không có gì phải ngạc nhiên ngay cả sau khi Trung Quốc cam kết giải quyết các vấn đề an ninh khu vực với các nước láng giềng ở phía nam một cách hòa bình, lập trường của Trung Quốc trên Biển Nam Trung Hoa (tức Biển Đông) đã cứng rắn hơn trong nhiều năm qua.

Trung Quốc thay đổi vị trí trên Biển Đông có thể được lấy ra từ bài thuyết trình về hàng hải của Trung Quốc. Nó cho thấy rằng Trung Quốc muốn có quyền lực tối cao trên vùng biển Đông Á vì điều này có liên quan chặt chẽ đến an ninh năng lượng của Trung Quốc, câu hỏi về sự độc lập của Đài Loan và sự hiện diện trên biển của Mỹ trong khu vực. Quyền lực tối cao trên vùng biển Đông Á sẽ giúp cho Trung Quốc có được sự chứng nhận là họ có một sức mạnh rất lớn.Để đạt được điều đó, họ đã chia vùng biển Đông Á thành hai chuỗi đảo để lần lượt kiểm soát. Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) thuộc về chuỗi đảo thứ nhất. Trung Quốc hy vọng sẽ thu hút nhiều lợi thế chiến lược bằng cách kiểm soát Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông). Trước tiên, vùng biển này đã cho thấy có trữ lượng dầu lửa và khí đốt tự nhiên và đây là nguồn lợi để mở rộng các yêu cầu về năng lượng của Trung Quốc. Thứ hai là vùng biển này sẽ cung cấp chiều sâu về chiến lược cho Trung Quốc trong trường hợp có bất kỳ sự đối đầu nào với Đài Loan trong tương lai. Điều này chắc chắn có nghĩa là tầm quan trọng tương đối của Mỹ như là một yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của cuộc đối đầu như thế sẽ được giảm bớt. Trong suy tính của Trung Quốc, đây sẽ là một bước đi vững chắc trên con đường trở thành một nước có quyền lực rất lớn trên biển. Cuối cùng là Hải quân Trung Quốc với sự hiện diện trải dài trên Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) có thể tuần tra qua eo biển Malacca, nơi 80% phần trăm vùng biển đi qua có chứa trữ lượng dầu. Điều này sẽ bảo đảm về năng lượng và nguyên vật liệu không bị gián đoạn, rất quan trọng cho sự tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc. Vì các lý do đó, nên lập trường của Trung Quốc đã đứng ở vị trí cứng nhắc về vấn đề này.

Sự cứng nhắc này của Trung Quốc đã dẫn đến tình trạng căng thẳng dâng cao và sự bất ổn trong các nước ASEAN về vấn đề Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông). Một ví dụ cho thấy trường hợp Việt Nam gần đây đã đặt mua sáu tàu ngầm loại Kilo của Nga, và điều này chắc chắn đã gửi một tín hiệu tới Trung Quốc về mức độ nghiêm trọng của nó về vấn đề này. Hậu quả không mong đợi của các sự cố mới xảy ra có thể dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực, điều này có thể dẫn đến tình hình an ninh trong khu vực phức tạp hơn nữa. Thay vào đó, các nước ASEAN nên cùng nhau thỏa hiệp với Trung Quốc về vấn đề này. Có lẽ cuộc khủng hoảng này sẽ mở ra một cơ hội để các nước ASEAN là một tổ chức không làm hư hại tiếng tăm của mình về vấn đề khủng hoảng chưa giải quyết tại Miến Điện và hội nghị thượng đỉnh ASEAN đã không thành công hồi đầu năm nay. Đây là cơ hội để ASEAN vươn ra khỏi những bất đồng nội bộ và cùng ngồi lại mặc cả với Trung Quốc để bảo vệ lợi ích tập thể của các nước thành viên ASEAN. Trừ khi các nước ASEAN như là một nước riêng lẽ đứng chung với nhau, Trung Quốc sẽ không ngần ngại khai thác những sự khác biệt giữa các nước ASEAN để tăng cường lợi ích riêng của mình về chính trị và chiến lược. ASEAN cần thức dậy để đương đầu với thử thách này.


No comments: