AFP
4-2-10
Những nhà cách mạng Việt Nam chua xót trong ngày kỷ niệm
Vietnam revolutionaries bitter on anniversary
Aude Genet
Bản dịch của Tqvn2004
http://www.viet-studies.info/kinhte/CachMangChuaXot.htm
Hà Nội - Những chiến binh giải phóng và những cựu quan chức Đảng Cộng Sản ở Việt Nam vừa mới cay đắng lên án cái mà họ gọi là một hệ thống mục nát, với những nhà lãnh đạo đang làm hoen ố nền độc lập mà quốc gia này đã phải vất vả mới có được.
Nhân vật chính trị có quyền lực lớn nhất ở Việt Nam, Tổng bí thư Đảng CS, ông Nông Đức Mạnh, đã đánh dấu lễ kỷ niệm 80 năm thành lập của Đảng hôm thứ Ba với phát biểu rằng Đảng sẽ ngăn ngừa "các lực lượng thù địch" lợi dụng dân chủ và nhân quyền để chống phá cách mạng Việt Nam.
Nhưng những người chỉ trích nói rằng chính những nhà lãnh đạo Việt Nam đã bóp méo thành quả của công cuộc giải phóng. Họ tố cáo rằng các vị lãnh đạo đã sử dụng quyền lực để phục vụ lợi ích riêng và đã làm nguy hại tới nền độc lập của Việt Nam bằng những mối quan hệ với Trung Quốc, một quốc gia đã chiếm đóng Việt Nam hơn 1000 năm trong lịch sử.
"Ngày hôm nay, chúng tôi có khoảng 3 triệu đảng viên của Đảng CSVN, nhưng họ không thể sánh được với Đảng trong quá khứ, dù xét trên phương diện lực lượng, quyền lực hay sự tin tưởng", ông Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, và là một tướng đã nghỉ hưu nhưng vẫn là đảng viên.
Trong cuộc chiến đấu chống lại thực dân Pháp, kết thúc năm 1954, Đảng có rất ít đảng viên, nhưng đã đủ sức mạnh để dẫn dắt một cuộc nổi dậy và dành độc lập, ông Vĩnh nói.
Ông Vĩnh và những người chỉ trích khác nói mọi người đã một lượng lớn mất niềm tin vào Đảng bởi vì họ thấy Hà Nội quá nhu nhược trước Trung Quốc.
Chính quyền chấp nhận cho công ty Trung Quốc khai thác mỏ bô-xít ở Tây Nguyên đã khiến công luận đồng loạt lên tiếng vào năm ngoái, đó là một điều hiếm thấy.
Một tập hợp gồm nhiều thành phẩn dân chúng đã nói các tổn hại về môi trường và xã hội là quá lớn so với lợi ích kinh tế đem lại, và chỉ ra những lo ngại về an ninh.
Nhân vật phản kháng việc khai thác bô-xít nổi tiếng nhất là Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người đã tạo ra chiến thắng năm 1954 của Việt Nam trước người Pháp tại Điện Biên Phủ.
Và cũng có nhiều tiếng nói chỉ trích công khai -- chủ yếu là trên Internet -- của một số người, cho rằng chính quyền đã phản kháng yếu ớt trước những tranh cãi chủ quyền với Trung Quốc ở biển Đông.
Hai quốc gia hàng xóm này đã từ lâu có sự bất đồng đối với chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Cùng lúc, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam năm ngoái, theo dữ liệu của Việt Nam.
"Ngày hôm nay, thái độ của lãnh đạo về mối quan hệ với Trung Quốc là không rõ ràng", ông Bùi Tín, một cựu đại tá và một nhà báo lão thành của Việt Nam, nay sống ở Pháp, nói.
Trong khi đảng đóng vai trò quan trọng trong việc dành độc lập, đặc biệt là chống lại thực dân Pháp, các nhà lãnh đạo hiện tại của nó đang tấn công những trí thức đang lên án những đe dọa tới toàn vẹn lãnh thổ, ông nói.
Một phiên tòa tháng trước đã tuyên án tới 6 năm tù cho những nhà bất đồng chính kiến bị cáo buộc đã có hành động chống lại nhà nước, bao gồm cả việc treo biểu ngữ ủng hộ dân chủ.
Cùng với lên án Đảng CS, biểu ngữ gián tiếp đề cập đến tranh chấp trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc.
"Dường như những lãnh đạo hiện tại đã sẵn sàng hi sinh người dân, đất nước, để nhận được sự hỗ trợ và bảo vệ từ Trung Quốc để duy trì quyền lực độc tôn của họ", ông Nguyễn Thanh Giang, một nhà vật lý địa chất đã nghỉ hưu, người đã từng ngồi tù 2 tháng vào năm 1999 vì đã kêu gọi cải cách chính trị, nói.
Trong bài phát biểu kỷ niệm, ông Mạnh, người lãnh đạo Đảng CS, đã nói có những lúc mà Đảng "không thể tránh khỏi những sai lầm, nhưng Đảng biết sửa chữa sai lầm đó như thế nào".
Ông bổ sung: "Giai cấp lao động đang ngày càng phát triển".
Hơn 20 năm trước, sau khi đánh bại Hoa Kỳ trong một cuộc chiến trường kỳ, nước Việt Nam nghèo nàn bắt đầu từ bỏ con đường "kinh tế tập trung" để theo đuổi thị trường tự do.
Động thái đó đã giúp nó trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất Châu Á trong thập niên vừa qua.
"Xã hội đang giàu có hơn. Chúng ta có cơ chế ngoại giao cởi mở hơn... Tình trạng nhân quyền cũng tốt hơn trước kia", ông Giang nói.
Nhưng vẫn còn một khoảng cách "tàn bạo" giữa giàu và nghèo, ông bổ sung.
Giang, người nói ông tham gia kháng chiến chống Pháp nhưng chưa bao giờ trở thành Đảng viên, đã nói móc rằng "tư bản đỏ [Việt Nam] là những người còn giàu hơn cả giới bóc lột phương Tây".
Những người chỉ trích nói rằng vấn đề xuất phát từ nạn tham nhũng rộng khắp, bao gồm cả trong Đảng.
Hà Nội đã liên tiếp tuyên bố sẽ ưu tiên cho cuộc chiến chống nạn hối lộ, và trong bài phát biểu của mình, Mạnh đã nói tiêu diệt tham nhũng là một trong những thách thức lớn nhất của Đảng.
Vĩnh, tướng về hưu đã sống qua phần lớn lịch sử Đảng, đã khuyến nghị một con đường cho tương lại. Ông nói Đảng cần phải được chấn chỉnh và đảng viên tham nhũng phải bị trừng phạt nghiêm khắc, trong khi các nhà lãnh đạo phải "lăng nghe người dân hơn".
Đảng Cộng sản Việt Nam bị chính giới cách mạng kỳ cựu tố cáo là ''mềm yếu'' trước Trung Quốc (rfi)
No comments:
Post a Comment