Sunday, February 21, 2010

2010 - NĂM TRUNG QUỐC PHÔ TRƯƠNG NANH VUỐT

2010 - Năm Trung Quốc phô trương nanh vuốt
David Shambaugh
Financial Times
Hoàng Quân chuyển ngữ
16.02.2010
http://www.x-cafevn.org/node/2747
Những tháng gần đây Bắc Kinh đã tỏ ra mạnh tay đàn áp ở trong nước, còn ngoài nước thì lớn tiếng công kích hết nước này đến nước khác. Những nhà theo dõi tình hình Trung Quốc thấy bối rối không rõ nguồn cơn cũng như ám thị của những động thái mạnh mẽ mới này là như thế nào. Nhiều người tin rằng ngưỡng cửa đã bị phá vỡ và rằng Trung Quốc đang trở nên khó đương đầu hơn. Những người khác chỉ đơn giản thấy đó là điệp khúc mở đóng đóng mở đã lập đi lập lại suốt 30 năm nay, mà trong mỗi đợt thường sau một bước lùi là hai bươc tiến.
Kể từ sau việc áp dụng một quyết định khá tiến bộ về mở rộng dân chủ trong nội bộ đảng nhân cuộc họp toàn thể Ủy Ban Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc vào hồi tháng Chín, những cải cách chính trị đều bị chựng lại. Không khí kinh doanh ngoai quốc cũng đã trở nên tồi tệ thấy rõ; nhiều quốc gia đồng loạt than phiền Trung Quốc áp dụng những biện pháp bảo vệ và hạn chế điều hành mới. Một số những nhà điều hành công ty phương Tây đã có kinh nghiệm làm việc nhiều năm ở Trung Quốc cho hay rằng tình hình trở nên tồi tệ cao nhất mà họ chứng kiến được kể từ sau 1989-92. Trong lúc đó, thặng dư mậu dịch và tiền tệ vẫn tiếp tục nổi bong bóng.
Trong tháng Mười cả thế giới được chứng kiến cuộc diễu hành quân sự hùng hậu phô trương những loại vũ khí hiện đại của Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc. Theo sau sự kiện này là cuộc điều hành, kiểm duyệt mạnh tay của Trung Quốc chuẩn bị cho chuyến viếng thăm của Tổng Thống Barrack Obama đến Trung Quốc vào tháng Mười. Đến tháng mười Hai, Trung Quốc rất thành công làm giảm được áp lực buộc phải tuân thủ những biện pháp kiểm soát khí hậu có thể xác minh được tại hội nghị thượng đỉnh Copenhagen; nhà bất đồng chính kiến Lý Hiểu Ba bị kết án 11 năm tù giam; và tay buôn lậu ma túy (có lẽ không phải do chủ tâm) mang quốc tịch Anh Akmal Shaikh đã bị xử tử hình bất chấp hàng chục yêu cầu khẩn thiết xin ân xá từ giới chức cao cấp trong chính quyền Anh Quốc.
Kể từ đầu năm, quan hệ Mỹ-Trung đã trở nên chao đảo qua việc công ty Google than phiền bị tin tặc tấn công, Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan, Mỹ than phiền về sức mạnh của đồng nhân dân tệ, và Trung Quốc ngăn cản không cho áp đặt thêm cấm vận đối với chương trình nguyên tử của Iran. Việc trao đổi quân sự giữa hai bên đã bị đình hoản và lời khoa trương chỉ trích nhau ngày càng tăng cao.
Tình hình chưa dừng lại ở đó: ngày mai Tổng thống Obama sẽ gặp gỡ Nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng Dalai Lama, mà chắc sẽ khêu thêm mối tức giận cho Trung Quốc và làm kéo dài thêm việc đình hoản những trao đổi song phương của cả hai bên. Nhiều nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc bị kết án giam tù nặng hơn, và hai quốc gia đang chuẩn bị trao đổi hàng loạt những qui định thuế mậu dịch và luật chống bán tống tháo hàng hóa để trả đủa nhau.
Hoa Kỳ không phải là quốc gia duy nhất gặp trở ngại với Trung Quốc. Liên Hiệp Châu Âu cũng có nhiều tranh cãi trong nhiều vấn đề khác nhau. Bang giao giữa Ấn Độ và Trung Quốc cũng đi vào giai đoạn xấu gây ra bởi những vụ tranh chấp biên giới và những hoạt động của Ngài Dalai Lama. Một số nước đông nam Á cũng tỏ ra lúng túng trước việc Trung Quốc tỏ thái độ mạnh bạo của họ đối với những vấn đề liên quan trong vùng. Trung Quốc và những nước châu Mỹ La Tinh đang trải qua những gúc mắc kinh tế và thương mại. Một luồng chống đối ngày càng tăng đối với việc Trung Quốc khai thác tài nguyên ở Châu Phi. Quan hệ Trung-Úc vẫn còn căng thẳng do cuộc thương lượng giữa công ty Rio Tinto và Chinalco mà đã trở nên xấu đi từ mùa hè năm ngoái, và bằng việc bắt giam sau đó và trì hoản xét xử những giám đốc Rio ở Trung Quốc. Ngay cả Nga - mà Trung Quốc thường khoe khoang là đối tác chiến lược của họ – cũng kêu ca bất bình về giao thương, nạn dân nhập cư và những thỏa thuận bán buôn vũ khí.
Trước tất cả những vấn đề này, giới chức và phát ngôn nhân của chính phủ Trung Quốc đều áp dụng cùng một thái độ cứng rắn và bất khoan nhượng. Trong nhiều cuộc đàm phán song phương đang diễn ra, nhiều nhà ngoại giao ngoại quốc tại Bắc Kinh báo cáo rằng phía Trung Quốc thường tỏ ra hung hăng và bất khoan nhượng. Trong khi đó, những nhà phân tích thuộc trung tâm đầu não chỉ thẳng ra rằng Trung Quốc đang phải đối mặt với tình hình uy tín của mình ngày càng suy giảm trầm trọng. Nhiều cuộc thăm dò ý kiến trên toàn cầu về Trung Quốc đã cho kết quả đại thể là xấu (ngoại trừ Châu Phi) kể từ năm 2008, và bây giờ lại càng tụt xuống thấp hơn.
Thế thì điều gì đang xảy ra? Những nhà bảo thủ phương Tây tranh luận rằng chúng ta chỉ thấy được những sắc màu thực của một cường quốc đang lên mà bị phẩn uất đang muốn thách thức với hiện trạng. Nhiều bình luận viên Trung Quốc thay vì chỉ ra rằng cuộc khủng hoảng tài chánh toàn cầu là do phương Tây khơi mào nay quay ra chứng tỏ rằng mô hình phát triển của Trung Quốc là đúng đắn và tỏ bày niềm tin tưởng mới đối với nó. Trong khi đó, những nhà phân tích mà đã lập luận rằng quốc gia đang tiến về phía trước trong thế không thể lay chuyển được với độ mở rộng hơn và những chương trình cải cách đang bắt đầu tái lượng định những giả định được tin tưởng từ bấy lâu nay.
Vẫn có những lối giải thích khác, mà không loại trừ lẫn nhau. Thứ nhất cho rằng sự chuyển giao quyền lãnh đạo đang diễn ra trong cuộc chạy đua chuẩn bị cho Đại Hội Đảng vào năm 2012, và rằng trong suốt những thời kỳ đó Trung Quốc trở nên chua cay hơn trong khi những lãnh đạo ứng viên cố gắng chứng tỏ mình là người có uy tín dân tộc chủ nghĩa. Một giả định liên hệ khác cho rằng những nhà cai trị Trung Quốc thì tin rằng đất nước đang bị bao vây với nhiều vấn nạn kinh tế và xã hội nên cảm thấy ngôi vị cai trị của mình bị lung lay – vì vậy họ đánh lạc hướng chú ý bằng chiêu bài dân tộc chủ nghĩa.
Một diễn giải khác đó là nạn quan liêu hành chánh: rằng những dịch vụ an ninh và những thành phần đảng bảo thủ đã lấn lướt những nhà cải cách và ráo riết ra sức áp đặt quyền kiểm soát quyền lực được củng cố lên nhiều lãnh vực chính sách. Nhiều người khác thì cho rằng những nhà “hiện thực” trong chính sách ngoại giao đã thắng thế trong cuộc tranh cãi lâu dài về vị thế quốc tế của Trung Quốc và rằng những ai ủng hộ luận điểm đa phương và hợp tác quốc tế thì đều mất đi vị thế của mình (Những nhà hiện thực lý luận rằng Trung Quốc nên bảo vệ những quyền lợi quốc gia hạn hẹp của mình). Thế rồi cũng có những người bảo vệ ý kiến rằng “nhân dân” và những công dân siêu dân tộc thức đẩy chính phủ phải cứng rắn hơn trên trường quốc tế - đặc biệt trong lúc mặt đối mặt với Hoa Kỳ.
Trong mỗi cách giải thích này, cách nào cũng có phần sự thực. Năm con Cọp thường được biết là năm của những biến động, và rõ ràng nó đã bắt đầu đúng với truyền thống đó.

Tác giả là giám đốc Chương Trình Chính Sách của Trung Quốc tai đại học George Washington đồng thời là học giả nghiên cứu thỉnh mời của quĩ FullBright tại Hàn Lâm Viện Trung Hoa, Viện Khoa Học Xã Hội về Kinh Tế và Thế Giới tại Bắc Kinh.
Nguồn:
Financial Times


No comments: