Friday, January 22, 2010

"VA CHẠM" GIỮA TRUNG QUỐC và GOOGLE

"Va chạm" giữa Trung Quốc và Google
On The Net
Đăng ngày 22-1-2010
http://danchimviet.com/articles/1957/1/Va-chm-gia-Trung-Quc-va-Google/Page1.html

Tác giả: Charles Hawley

Goolge đã thông báo rằng họ sẽ không còn kiểm duyệt các kết quả mà các công cụ tìm kiếm tiếng Trung phản hồi. Google thậm chí còn nói sẵn sàng quay lưng lại với đất nước này - nếu buộc phải như vậy.

Không phải lúc nào người qua đường lại đặt nhiều hoa trước các trụ sở của một công ty kếch sù. Nhưng vào hôm thứ Tư tuần qua, rất nhiều hoa đã đặt trước văn phòng của Goolge tại Bắc Kinh - cùng với dòng chữ "Cảm ơn Google" và "Tạm biệt".
Sự ủng hộ đó đáp lại thông báo của Goolge hồi đầu tuần rằng họ sẽ có thể ngừng việc kiểm duyệt các kết quả từ các công cụ tìm kiếm phiên bản tiếng Trung như là Goolge.cn - thậm chí, nếu điều đó đồng nghĩa với việc phủ nhận cả quốc gia này. Quyết định này của Goolge nhằm đáp trả nỗ lực từ phía Trung Quốc nhằm tấn công vào các tài khoản gmail của các nhà hoạt động nhân quyền. Goolge cho biết thêm: các cuộc tấn công khác có vẻ như nhằm vào máy tính của các công ty Trung Quốc để lấy cắp dữ liệu nội bộ của công ty.

"Chúng tôi hiểu là điều này có thể đồng nghĩa với việc phải đóng cửa Goolge.cn, và có khả năng là cả các văn phòng của chúng tôi tại Trung Quốc" - trưởng bộ phận pháp lý của Goolge là David Drummond cho biết."Quyết định ngu ngốc nhất trong lịch sử"

Drummond khăng khăng rằng doanh thu của công ty tại thị trường Trung Quốc là "không đáng kể". Một số thị trường tiềm năng của công ty này đoán định rằng Google đã sẵn sàng từ bỏ đất nước này.
"Đây là quyết định ngu ngốc nhất trong lịch sử của họ" - Tang Jun của Mircosoft tại Trung Quốc bình luận trên cổng thông tin Eastday.com: "Từ bỏ thị trường Trung Quốc có nghĩa là họ [Google] đã bỏ qua một nửa thế giới này".

Tuy nhiên, với đa số mọi người thì các động thái trên lại được cho là tích cực, nó cho phép Goolge giành lại sự tín nhiệm mà công ty đã đánh mất khi họ khởi động công cụ tìm kiếm bằng tiếng Trung của mình vào năm 2006, sau khi đồng ý vận hành trên các nguyên tắc kiểm duyệt của chính phủ. "Tôi tới đây để bày tỏ sự tôn trọng tới Google, bởi vì họ đã không đánh mất tự trọng của họ và họ vẫn giữ được niềm tin vào chính mình" - You Liwei nói với hãng tin AP ngay trước trụ sở của Goolge tại Bắc Kinh.

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đang yêu cầu Trung Quốc cung cấp thêm thông tin về việc nước này thắt chặt không gian ảo. Đề tài này cũng tiếp tục được tranh cãi trong chuyến viếng thăm của Ngoại trưởng Đức Guido Westerwelle cuối tuần qua. Chuyến viếng thăm này cũng đã bị giảm đi phần nào "sức nặng" khi có một cuộc tranh cãi nho nhỏ xung quanh việc liệu Ngoại trưởng Westerwelle có được cho phép mở một cuộc họp báo hay không. Cũng liên quan tới đề tài này, các tờ báo tiếng Đức đã đồng loạt đưa ra các nhận định của mình.

Nhật báo thương mại Handelsblatt viết:
"Đằng sau lời đe dọa ngừng hoạt động kinh doanh của Google tại Trung Quốc, có một động cơ nổi lên là: Hoạt động kinh doanh của công ty này là thu thập và lưu trữ dữ liệu khá nhạy cảm, họ phải tự vệ để tránh hoạt động gián điệp của một quốc gia luôn muốn đóng vai trò chính trong việc định hình nên các tiêu chuẩn cho Internet trong tương lai. Bắc Kinh đang theo đuổi một chiến lược nhằm chứng minh rằng chế độ của họ có thể tồn tại trong kỷ nguyên Internet. Nhưng Trung Quốc lại đang thiếu chuyên môn - thứ mà tại sao họ vẫn đang phải cố gắng thâm nhập vào các mã nguồn được bảo mật".
"Nghĩ lại, lời đe dọa của Google không thật sự đáng sợ mới nghe qua". Chỉ với 20% thị phần trong thị trường công cụ tìm kiếm và hầu như rất ít trong thị trường quảng cáo, công ty này khó có thể gây nên rủi ro về mặt kinh tế khi rời khỏi Trung Quốc. Nhưng đó là một cảnh báo mạnh mẽ".
"Trung Quốc phải cho thấy họ không nao núng khi đối mặt với các lời đe dọa và chỉ trích. Nhưng chính phủ không nên tự lừa dối mình bởi Internet đóng một vai trò quan trọng tại Trung Quốc. Người dân sẽ không còn "dễ bảo" mãi. Bắc Kinh nên cẩn trọng và không nên đi quá xa".

Tờ nhật báo Süddeutsche Zeitung viết:
"Hoàn toàn có thể hiểu được việc ai đó coi Google là một 'đất nước'. Động thái của công ty không tiếp tục chấp thuận sự kiểm duyệt thông tin trong công cụ tìm kiếm của mình tại Trung Quốc và lời đe dọa đóng cửa mọi hoạt động tại đất nước này đã nhắc nhở về việc một chính phủ đã phá bỏ quan hệ ngoại giao".
"Cùng với sự can thiệp sâu vào lĩnh vực chính sách đối ngoại, Goolge đã làm một số việc mà các chính trị gia bảo thủ và các tổ chức phi chính phủ từ lâu đã yêu cầu. Bởi vì, sức mạnh và tầm ảnh hưởng của các chính phủ không còn quá mạnh trong một thế giới đã toàn cầu hóa, nền kinh tế sử dụng để thay đổi các 'khu vực địa chính trị cấm vào' khi mà chính trị không thể thâm nhập được".
"Chính phủ Mỹ vẫn ủng hộ nhiệt tình cho Google đương đầu với Trung Quốc. Nhưng làm thế nào để phát triển sức mạnh chính trị của một công ty? Liệu nó có được đặt ra như là một chỉ số về tự do và thịnh vượng như là Coca Cola và McDonald? Hay là một tay chơi toàn cầu như United Fruit Company đã từng chơi - để hưởng lợi từ những phi vụ táo bạo của CIA tại Nam Mỹ?"

© Thu Lượng (dịch từ Spiegel)



No comments: