TQ cảnh báo Philippines thăm dò địa chấn tại Kalayaan
Đăng bởi anhbasam on 25/01/2010
http://anhbasam.com/2010/01/25/449-tq-c%e1%ba%a3nh-bao-vi%e1%bb%87c-philippines-tham-do-d%e1%bb%8ba-ch%e1%ba%a5n-t%e1%ba%a1i-qu%e1%ba%a7n-d%e1%ba%a3o-kalayaan/
The Daily Tribune (Philippines)
Trung Quốc cảnh báo Philippines hớ có thực hiện các cuộc thăm dò địa chấn tại quần đảo Kalayaan
Michaela P. del Callar
Ngày 25-1-2010
Quan chức ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc tại Manila đã cảnh báo chính phủ Philippines chớ có thực hiện các cuộc thăm dò địa chấn tại vùng vịnh Reed Bank bên ngoài nhóm đảo Kalayaan, nơi mà Bắc Kinh coi là một phần lãnh thổ của họ trên vùng Biển Nam Trung Hoa (tức Biển Đông) đang tranh chấp.
Nhóm đảo Kalayaan
http://anhbasam.files.wordpress.com/2010/01/kalayaan-islands3.jpg?w=652&h=530
Đại sứ Trung Quốc tại Philippines, ông Lưu Kiến Siêu đã đưa ra lời cảnh báo sau khi Bộ Năng lượng hồi tháng Mười hai tiết lộ rằng cơ quan này đã đưa ra danh sách sơ tuyển bốn nhà thầu nước ngoài thực hiện đấu thầu cho việc khảo sát địa chấn hai chiều để thăm dò nguồn năng lượng tại Reed Bank.
“Trung Quốc đã nói rõ quan điểm của mình về quần đảo Nam Sa (tức Trường Sa) và tôi nghĩ là bất cứ hành động nào thực hiện tại khu vực đó sẽ là sự xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc”, ông Lưu tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn. “Chúng tôi hy vọng rằng hòa bình và ổn định sẽ được duy trì trong khu vực và các bên cần cố gắng kìm chế bất cứ hành động nào làm cho tình hình ở đó trở nên phức tạp”.
Ông Lưu nói rằng sứ quán Trung Quốc tại Manila đã bày tỏ quan điểm của mình với Bộ Ngoại giao [Philippines].
“Chúng tôi đã chú ý tới phần thông báo trong bản tin của Bộ Năng lượng và chúng tôi cũng đã nói chuyện với phía Philippines và đưa ra lập trường của mình một cách rõ ràng. Chúng tôi ủng hộ việc giải quyết một cách hòa bình và thông qua con đường ngoại giao về vấn đề Biển Nam Trung Hoa (tức Biển Đông),” Ông Lưu nói.
Danh sách sơ tuyển bao gồm các nhà thầu: PGS Asia Pacific của Singapore, CGG Veritas của Singapore, Fugro Geo Team AS của Na Uy, và Geo Survey Ltd. của Vương quốc Anh.
Theo Bộ Năng lượng, dữ liệu thu thập từ dự án đó ước tính phải tiêu tốn 75 triệu đô Philippines, đặc biệt sẽ được sử dụng cho các dự án thềm lục địa mở rộng (ECS) mà Philippines tuân theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).
Vùng vịnh Reed Bank, khoảng 71.000 km vuông nằm trong khu vực có vị trí khoảng 250 km về phía tây Palawan, được cho là có chứa khoảng 440 triệu thùng dầu thô.
Ông Lưu nói rằng Manila và Bắc Kinh nên tiếp tục đối thoại và tham khảo ý kiến để bảo đảm hòa bình và ổn định trong khu vực.
“Tôi nghĩ là chính phủ Philippines và chính phủ Trung Quốc đã đạt tới một sự đồng thuận rằng họ sẽ cố gắng duy trì sự ổn định trong khu vực. Chúng tôi vui mừng nếu như đối thoại và tham vấn sẽ được tiếp tục, ” ông Lưu nói như thể ông nhắc nhở Philippines tuân theo các nguyên tắc không ràng buộc về tuyên bố quy tắc ứng xử (DOC) trong quần đảo Trường Sa để tránh khơi lại sự căng thẳng trong khu vực.
Được xem như là một trong những điểm nóng lớn ở Châu Á, quần đảo Trường Sa – bao gồm một cụm đảo, bãi cát ngầm, đảo nhỏ, đảo san hô, đảo thấp nhỏ và rạn san hô – ở Biển Nam Trung Hoa (tức Biển Đông) giàu khoáng sản và nhiên liệu hóa thạch. Trung Quốc, Philippines, Việt Nam, Malaysia và Đài Loan đã đòi chủ quyền một phần hoặc toàn bộ trên quần đảo này.
Năm 2002, các quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc đã ký vào bản quy tắc ứng xử không ràng buộc ở quần đảo Trường Sa để giảm căng thẳng giữa các bên đòi chủ quyền bằng cách giữ nguyên hiện trạng và tạm thời đặt vấn đề chủ quyền lại để giải quyết sau.
Tài liệu này cũng ngăn cấm bất kỳ hoạt động nào có thể leo thang tình hình căng thẳng trong khu vực và khuyến khích các hoạt động nhắm tới việc xây dựng sự tin tưởng lẫn nhau, hợp tác và tin cậy lẫn nhau giữa các bên đòi chủ quyền.
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2010
No comments:
Post a Comment