Sunday, January 24, 2010

THAM VỌNG của TQ TRÊN BIỂN ĐÔNG khiến LÁNG GIÊNG LO NGẠI

Tham vọng của Trung Quốc giành chủ quyền trên biển Đông khiến các nước láng giềng lo ngại
Anh Vũ
Bài đăng ngày 24/01/2010 - Cập nhật lần cuối ngày 24/01/2010 17:02 TU
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/121/article_6610.asp
Tuần báo The Economist có bài viết về thái độ của Trung Quốc áp đặt chủ quyền trên biển. Theo tờ báo, Trung Quốc gọi vùng biển tiếp giáp với họ là vùng "Biển bình yên", nhưng trên thực tế, các vụ tranh chấp lãnh thổ của họ với các láng giềng đang làm vùng biển yên bình đó đang dậy sóng.

Những tranh chấp chủ quyền trên biển giữa Trung Quốc với một số nước láng giềng của họ vẫn tồn tại từ lâu nay mà chưa tìm được hướng giải quyết. Thời gian gần đây, Trung Quốc lại làm dấy lên các tranh cãi bằng những hành động quả quyết về chủ quyền của mình ở những khu vực có tranh chấp trên biển.
Tuần báo The Economist tuần này có bài viết về thái độ khăng khăng áp đặt chủ quyền trên biển của nước lớn này. Theo tờ báo, Trung Quốc gọi vùng biển tiếp giáp với họ là vùng "Biển bình yên", thế nhưng thực tế, các vụ tranh chấp lãnh thổ của họ với các láng giềng đang làm vùng biển yên bình đó đang dậy sóng.

Từ nhiều tuần qua, Nhật Bản và Việt Nam đã lên tiếng phản đối những hành động xâm lấn trên biển của Trung Quốc ở những khu vực đang còn tranh cãi. Điều khiến nước có tiếp giáp biển với Trung Quốc phải lo ngại là Bắc Kinh đang càng ngày càng tỏ ra ngang ngược đòi khẳng định chủ quyền của mình trên những khu vực đang tranh chấp. Nguyên nhân khiến các cuộc tranh chấp càng trở nên gay gắt hơn đó là nguồn tài nguyên dầu mỏ, khí đốt đang nằm sâu dưới đáy các vùng biển đó.

Tờ báo nhận thấy, cách đây hai năm, sau những tranh cãi dài dài, Trung Quốc và Nhật Bản cũng đã đi đến ký kết một thỏa thuận về một khu vực đang tranh cãi trên vùng biển Hoa Đông. Người ta có cảm giác như cuộc đấu khẩu dài hơi về các tranh chấp trên vùng biển này giữa hai nước đã có thể chấm dứt được rồi. Thế nhưng giờ đây cuộc tranh cãi giữa hai nước lại trở lại như mới.

Báo chí Nhật Bản đã đưa tin, hôm 17 tháng giêng vừa rồi Ngọai trưởng Nhật Katsuya Okada trong một cuộc gặp người đồng sự Trung Quốc Dương Khiết Trì đã cảnh báo rằng Nhật Bản sẽ có « biện pháp » nếu như Trung Quốc tự ý đơn phương cho khai thác mỏ khí đốt Xuân Hiểu mà tiếng Nhật gọi là Shirakaba.

The Economist Xuân Hiểu nằm ở trong khu đặc quyền kinh tế của Trung Quốc trên biển Hoa Đông nhưng Nhật cho rằng khu vực này nằm giữa đường phân chia hai nước, cũng chỉ cách khu đặc quyền kinh tế của Nhật có 4 cây số. Nhật lo ngại việc khai thác khí đốt ở Xuân Hiểu sẽ hút khí đốt trên phần khai thác của mình. Hiệp định ký năm 2008 giữa hai nước quy định đây là khu vực cùng khai thác chung.

Hôm 19 tháng giêng vừa qua, bô Ngọai giao Trung Quốc đã ra tuyên bố có nhắc lại thời kỳ lạnh nhạt trong quan hệ hai nước và đồng thời cho rằng những đòi hỏi của Nhật Bản là có ý đồ chính trị nhằm làm mất ổn định trong khu vực.

Một khu vực khác trên biển Đông cũng đang được Trung Quốc đòi áp đặt chủ quyền. Bài báo đề cập đến quần đảo Hòang Sa. Nơi từ lâu nay đang là khu vực tranh chấp với Việt Nam.

Tháng 12 năm ngóai bất chấp sự phản đối của Việt Nam, Trung Quốc lại đưa ra kế họach thúc đẩy phát triển du lịch tại quần đảo Hoàng Sa, đã được Bắc Kinh cho sát nhập vào huyện đảo Hải Nam.

Tờ báo nhận thấy trước những tham vọng của Bắc Kinh những lo ngại của các nước có tiếp giáp biển với Trung Quốc lại càng lên cao khi có vụ va chạm giữa tàu hải quân và Trung Quốc với tàu chiến Mỹ trên biển Đông. Hôm 13 tháng giêng vừa qua, chỉ huy hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ đã báo cáo trước Quốc Hội nước này rằng hải quân Trung Quốc đang tăng cừong đáng kể các cuộc tuần tra trên biển Đông và đang tỏ rõ quyết tâm chiếm lấy những hòn đảo đang có tranh chấp ở đây.

Vụ Google thể hiện mâu thuẫn sâu sắc giữa tư do thông tin và chế độ toàn trị

Hơn một tuần sau khi Google tuyên bố sẽ rút khỏi Trung Quốc vì bị tin tặc tấn công, dù chưa có hồi kết, vụ việc này đã làm tốn không ít giấy mực của dư luận. Quy mô của sự việc đã được mở rộng đến mức chính phủ hai nước Hoa Kỳ và Trung Quốc đã phải có lời qua tiếng lại với nhau.
Tuần báo Le Courrier internationnal đăng bài viết của tác giả Tiêu Tường, một nhà nghiên cứu Trung Quốc tại đại học Berkeley Hoa Kỳ với tiêu đề : Google đang dạy Bắc Kinh Bài học.
Theo tác giả dịch vụ Gmail của Google bị tin tặc tấn công chỉ là một giọt nước làm tràn thêm ly nước mà thôi. Kể từ khi đặt chân lên lãnh thổ Trung Quốc kinh doanh thì Google đã liên tục rơi vào tầm ngắm của chính quyền rồi. Các tra cứu tìm kiếm trên Google thường xuyên bị trục trặc hay gián đọan đó là bởi vì nó đã bị kiểm duyệt. Tác giả khẳng định rằng Google không phải là công ty dịch vụ mạng duy nhất gặp phải những trở ngại như vậy. Nếu đối với người dân Trung Quốc mạng internet chứa đựng sức giải phóng khỏi những trói buộc thì chính quyền lại coi đó như là một mối đe dọa độc quyền thông tin của nhà nước.
Từ nhiều tháng nay, chính quyền Bắc Kinh lo ngại những diễn văn lưu truyền trên mạng có thể làm bùng phát các cuộc biểu tình. Vì thế mà ưu tiên hiện nay của chính quyền là kiểm sóat mạng internet. Họ đã thông qua nhiều bộ luật, thiết lập đơn vị cảnh sát mạng. Bắc Kinh còn tìm cách chặn thành công việc truy cập vào hàng trăm nghìn địa chỉ internet đặt bên ngòai Trung Quốc. Tác giả cho rằng Google muốn rút khỏi Trung Quốc là vì côgn ty này không muốn đồng lõa với chính phủ ở đây.
Vụ Google mang tính biểu tượng cao, nó thể hiện rõ ràng sự xung đột căn bản giữa tự do lưu truyền thông tin và một chế độ tòan trị. Đồng thời vụ việc này càng làm sáng tỏ tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền tự do trên internet. Dù cho nếu Google ở lại hay đi khỏi Trung Quốc thì nó cũng nó vẫn thể hiện sức mạnh và tương lai của thông tin trên mạng. Điều này càng thôi thúc những đòi hỏi thay đổi chính trị của cộng đồng cư dân mạng của Trung Quốc .
Bài báo kết luận, với việc đứng lên chống lại kiểm duyệt, Google đã giành được sư trân trọng và thái độ ngưỡng mộ của người sử dụng internet ở Trung Quốc.



No comments: