Thursday, January 21, 2010

THÁC CAM LY hay KÊNH NHIÊU LỘC của ĐÀ LẠT

Thác Cam Ly hay 'kênh Nhiêu Lộc của Đà Lạt'?
Thành Kong
Cập nhật lúc : 6:51 AM, 21/01/2010
http://www.baodatviet.vn/Home/congdongviet/Thac-Cam-Ly-hay-kenh-Nhieu-Loc-cua-Da-Lat/20101/77758.datviet
Thác Cam Ly từng là những danh thắng nổi tiếng góp phần làm lên bức tranh Đà lạt lãng mạng nên thơ nay không còn là biểu tượng đẹp thậm chí nó còn đem lại cái nhìn phản cảm và đáng tiếc cho một thành phố mộng mơ.
Thác Cam Ly nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt chỉ 2 km trên đường lên cao nguyên Langbiang. Do nguồn nước thải của thành phố đổ về con thác này ngày càng ô nhiễm nặng, dòng nước lòng thác đã đổi thành một màu đen đậm trông rất bẩn, nhiều đoạn nước có màu đen và sủi bọt bẩn dạt thành từng đám, sủi lên kín cả phần hồ dưới chân thác. Giữa dòng nước vốn không còn trong trẻo ấy, từng búi túi ni lông, giẻ rách lẫn cây cối trôi lềnh bềnh. Lượng rác thải nhiều đến nỗi khiến dòng nước tắc nghẽn, rác mắc vào các tảng đá và rễ cây hai bên bờ. Chính vì thế, du khách không thể đến gần thác bởi mùi xú uế bốc lên chứ đừng nói đến việc tắm hay ngồi nghỉ thư giãn như ngày nào.
Thời điểm này, dù dư âm của Festival Hoa Đà Lạt khiến lượng khách du lịch đổ về thành phố rất đông nhưng khung cảnh thác Cam Ly vẫn ảm đạm, vắng vẻ hơn nhiều so với danh tiếng và lịch sử của con thác nổi tiếng nên thơ này.
Đơn vị quản lý trực tiếp của khu du lịch Thác Cam Ly là Công ty Dịch vụ Du lịch Đà Lạt, thay vì cải tạo, khắc phục dòng thác vẫn triển khai hoạt động kinh doanh cho khách tham quan với mức vé vào của là 5.000 đồng một người. Chính vì thế, du khách đến đây hầu hết đều có cảm giác như bị lừa vì những thông tin quản bá về khu danh thắng này.
Chị Minh Nhật và chị Hồng Phước, du khách đến từ TP HCM và Bình Phước đều có chung một cảm giác bất ngờ và thất vọng về một thắng cảnh đã từng là huyền thoại của Đà Lạt này. Chị Minh Nhật so sánh: "Thác Cam Ly là kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè của Đà Lạt".
Trong khi đó, một chủ của hàng bán đò lưu niệm tại cổng khu du lịch cho biết, tình trạng này đã kéo dài suốt 10 năm nay và đặc biệt trầm trọng vào các mùa mưa nhưng chưa hề thấy cơ quan có trách nhiệm cải thiện.
Tình trạng ô nhiễm môi trường ở thác Cam Ly đang ở mức báo động nếu không có sự can thiệp của chính quyền thành phố thì chẳng bao lâu việc trở thành… “Kênh Nhiêu Lộc trong lòng Đà Lạt” đối với con thác này sẽ không còn là chuyện xa xôi.

Đất Việt giới thiệu một số hình ảnh về dòng thác huyền thoại đang bị ô nhiễm này:
http://www.baodatviet.vn/Home/congdongviet/Thac-Cam-Ly-hay-kenh-Nhieu-Loc-cua-Da-Lat/20101/77758.datviet
Thành Kong

TIN LIÊN QUAN
Gò Đống Thây... ‘phơi thây’?

-------------------------------------------

Xã “độc nhất vô nhị” cứ "buồn" là xả ra thiên nhiên
Ngọc Sơn
21/01/2010 16:32:08
http://bee.net.vn/channel/1990/201001/Xa-doc-nhat-vo-nhi-cu-buon-la-xa-ra-thien-nhien-1737860/

“Buồn” thì cứ thoải mái mà xả giữa thiên nhiên
Ở vùng quê ven biển thuộc huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An), chuyện không nhà vệ sinh, nhà tắm, không nước sạch và không bãi rác là điều quá…bình thường.
Đến Sơn Hải, ngay từ đầu ngõ dẫn vào làng chúng tôi đã được “giới thiệu” bằng mùi hôi nồng nặc từ những rãnh nước thải chảy tràn ra đường. Cứ ngỡ đường về hai thôn sẽ quang đãng nhưng có bước chân vô mới cảm nhận hết được “bẩn”.
Chuyện đi “giải quyết”, với mọi người được xem là tế nhị nhưng, với người dân ở đây thì khỏi phải né tránh. Từ trẻ nhỏ, đến trung niên cứ “vô tư” xú uế bên vách tường, mặt đường, ai nhìn mặc kệ.
“Bí” lắm mới chạy đi xa hơn…, một người dân cho biết. Và, họ quen mãi điệp khúc bao đời nay như biện minh cho cái nhu cầu tự nhiên của mình: “Buồn” thì cứ tự nhiên ra ngoài, giữa thiên nhiên mà…xả.
Ông Trần Trọng Hợi, làng Kẻ Thơi (xã Sơn Hải), năm nay bước sang tuổi lục tuần nói: “Từ mấy đời nay, ở cái làng Thơi này, cứ khi nào “tào tháo đuổi” thì đều chọn bãi biển làm bến đổ. Chú cứ ở đây xem, trời nhá nhem tối hoặc 4 đến gần 6 giờ sáng họ còn rủ nhau đi cho…vui”?!.
Đi vệ sinh mà người dân nơi đây gọi vui là tỏng tòng tong ngoài đường, dọc bãi biển… ở xã chỉ có vài km2 này mới có.
“Đâu cần nhà vệ sinh riêng chú, “buồn” thì đi ra bãi cho nhanh. Nhà tôi toàn ra đó. Cả làng này trước kia cũng vậy, có sao đâu”. Chúng tôi đang bàn về vấn đề “giải quyết”, bà Trần Thị Mão năm nay 54 tuổi ở xóm 5 xen vào.
Nhà bà Mão với diện tích chưa đầy 30m2 nhưng có tới 9 nhân khẩu, 3 thế hệ sống. Trong ngôi nhà này, không có lấy một nhà tắm và nhà vệ sinh. “Giữa thanh thiên bạch nhật, nhỡ nhà có khách mà “buồn” đi, cũng ra đó à?”- Tôi hỏi. “Dẫn khách tới chỗ khuất người qua lại”- bà Mão trả lời lấy được.
Em H.T.T, con gái bà Mão, năm nay 18 tuổi, đã đến tuổi về nhà chồng, bẽn lẽn: “Nhiều lúc, khách lạ đến chơi nhà, họ tế nhị hỏi chuyện vệ sinh, em chẳng biết chỉ đâu. Họ đi ra, đi vào, em đỏ hết mặt”.
Toàn xã Sơn Hải có 13 xóm, gần như quá nửa không có nhà vệ sinh, không nhà tắm. Nhà dân sống chằng chịt bám bờ biển như các xóm 5, 6, 7, 8, 9… là phổ biến nhất.
Ông Hàn Xuân Quý, xóm trưởng xóm 7 thở dài: “Ở xóm tôi nói chuyện đổ rác đã có nơi nào được quy hoạch đâu. Chứ chưa nói chuyện nhà vệ sinh, nhà tắm. Cả xóm có khoảng 1200 nhân khẩu nhưng may ra chỉ có 1/4 hộ có nhà vệ sinh riêng. Hiếm lắm”.
Việc vệ sinh môi trường không đảm bảo đã trở thành nguy cơ tiềm ẩn dịch bệnh cao tại địa bàn xã như dịch bệnh tả, sốt xuất huyết ...Ông Hồ Văn Dũng, quyền Trạm trưởng trạm y tế xã Sơn Hải biện minh: “Sơn Hải là xã đất chật người đông, có sông, có biển, có nghề ngư nghiệp…Có cả dịch bệnh xảy ra?!. Riêng tháng 10/2009, đã có 104 ca mắc dịch sốt xuất huyết.
Trạm y tế cũng phối hợp, kiến nghị với uỷ ban tuyên truyền bà con vệ sinh môi trường nhưng hiệu quả vẫn chưa cao. Hiện tại, chưa có biện pháp nào để khắc phục nguồn nước từ sông Thơi đang ô nhiễm từng ngày”.

Đã "bẩn" lại còn “khát”
Nằm cách Thị trấn Cầu Giát khoảng 6 Km về hướng Nam theo đường Tỉnh lộ 537A, nhưng xã Sơn Hải lâu nay 100% hộ dân vẫn chưa được một lần dùng nước máy. Về Sơn Hải mùa này, rất dễ bắt gặp hình ảnh những chiếc xe tải cỡ nhỏ chở từng thùng nước từ Thị trấn Cầu Giát (Quỳnh Lưu) xuống bán cho người dân.
Nhà thì mua để sinh hoạt, nhà thì mua để dự trữ đi biển đánh cá. Cảnh mua nước ngọt để sử dụng với người dân vùng biển nơi đây chẳng khác nào sống giữa sa mạc. Giọt nước với họ cũng cần phải đong đo cân đếm cẩn thận. Chuyện chỉ ở Sơn Hải mới có.
Được biết, từ năm 2007, huyện Quỳnh Lưu đã xây dựng dự án đưa nước sạch về các xã ven biển với số tiền hàng tỷ đồng. Riêng xã Sơn Hải cũng đã triển khai đưa nước sạch về từng hộ dân. Người dân chủ yếu sống bằng nghề đi biển ai cũng mừng là sẽ có nước sạch để dùng, nhưng đến nay khi họ đã bỏ tiền túi ra lắp đường ống xong thì … “treo vòi”.
Anh Phạm Văn Long, một người dân Sơn Hải ở xóm 8 ngồi nhìn ra mái hiên phân trần: “Mấy năm nay, nhà tôi đã phải mua nước ăn với giá hơn 100 ngàn đồng/khối. Nhà có 7 người nên chuyện mua nước ngọt để ăn cũng khó khăn. Rồi bao nhiêu thứ phải mua. Cứ đà này, người dân quê tôi chết khát mất”.
Cơn khát cứ đeo bám lâu nay, người dân nơi đây cũng phải tự sáng chế ra cách giữ nước. Nhà nào có điều kiện khá giả thì xây bể chứa chừng vài khối bằng bê tông. Nhà thì lấy tạm lu, vại, thùng nhựa…để hứng nước mưa. “Những năm hạn hán thì chỉ có phó mặc cho trời. Hết nước thì phải thắt lưng buộc bụng bỏ tiền ra mua chứ biết làm sao được. Đó là chúng tôi tiết kiệm chỉ tắm rửa bằng nước mặn thôi”- anh Long ngao ngán.
Trao đổi với chúng tôi, ông Cao Xuân Điệp - Phó Chủ tịch xã Sơn Hải cho biết: "Toàn xã có 2,3km2 nhưng đã có tới gần 11 ngàn nhân khẩu. Hiện tại bãi rác của xã nằm ở phía Đông Bắc chứa 3000m3 nhưng nay đã quá tải, huyện chưa có bãi rác tập trung".
Ngọc Sơn

TIN LIÊN QUAN
Gần một nửa hộ dân Việt Nam chưa có hố xí sạch
Nhà hàng sang trọng giữa Thủ đô vẫn thiếu nhà vệ sinh
Kinh hoàng nhà vệ sinh ở nơi nhiều khách nước ngoài nhất


No comments: