Tuesday, January 26, 2010

HÀ NỘI và NGƯỜI LUẬT SƯ

Hà Nội và Người Luật Sư
Theo tờ Wall Street Journal
Tqvn2004 chuyển ngữ

Thứ Ba, 26/01/2010
http://danluan.org/node/4057
Việc Hà Nội bắt giam những nhà bất đồng chính kiến không có gì mới, nhưng ngay cả như thế, thì trường hợp của Lê Công Định cũng vẫn nổi bật lên. Dù cố gắng đến đâu, Hà Nội cũng không thể khóa một nhân vật nổi bật như ông Định mà không gửi đi một thông điệp tới cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài nó đang rất rất cần.

Ông Định đã bị bắt vào tháng Sáu và bị buộc tội đi du lịch đến Thái Lan để gặp gỡ các thành viên của Đảng Việt Tân, một đảng ủng hộ dân chủ và đã bị đặt ra ngoài vòng pháp luật ở Việt Nam, điều này ông Định đã "thú nhận" trên phương tiện truyền thông quốc doanh. Vì lý do đó, chính phủ đã kết ông vào tội lật đổ, một tội danh có thể bị tử hình vốn không được sử dụng cho những nhà bất đồng chính kiến kể từ những năm 1980. Ông Định bị kết án 5 năm tù giam ngày thứ Tư tại Tòa án Nhân Dân thành phố Hồ Chí Minh, án tù của ông được giảm rõ ràng vì đã công khai thừa nhận "tội trạng" của mình. MỘt trong 3 bị cáo khác trong phiên tòa, ông Trần Huỳnh Duy Thức, đã bị kết án tới 16 năm tù.

Vụ án của ông Định, bao gồm cả việc áp dụng điều luật nghiêm khắc hơn là tội lật đổ, đánh dấu một bước tiến mới trong việc gia tăng đàn áp trước kỳ Đại hội Đảng CSVN vào năm tới. Việc thắt chặt không gian chính trị bao gồm cả những phiên tòa và bản án tù cho các blogger và những nhà bất đồng chính kiến đã dám chỉ trích Hà Nội trên hàng loạt các vấn đề, từ việc xử lý các tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc trên biển Đông cho đến cho phép Trung Quốc khai thác bauxite tại Tây Nguyên. Ông Định đại diện cho một số các bị cáo.

Tuy nhiên, phiên tòa mới nhất này lại đem sự đàn áp tới gần các nhà đầu tư nước ngoài hơn cả. Ông Định vốn là cựu Phó chủ tịch Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh, và học luật tại Đại học Tulane ở New Orleans theo học bổng Fulbright. Công ty ông, DC Law, đã từng đại diện các công ty như Yahoo và Michelin. Ông đã bảo vệ thành công chính phủ Việt Nam trong một vụ kiện thương mại trước khi Bộ Thương mại Mỹ vào năm 2003.

Người nước ngoài không được miễn tố trước hệ thống luật pháp "đáng ngờ" của Việt Nam. Hà Nội đã ngăn cản hai lãnh đạo hãng Qantas Airways của Úc không được rời Việt Nam kể từ giữa tháng 12 để hỗ trợ "một cuộc điều tra" chống lại một đồng nghiệp của họ, mặc dù cả hai người này chưa từng bị khởi tố với tội danh cụ thể. Rồi còn vụ ABN-AMRO năm 2006, khi nhà cầm quyền đã giam giữ nhân viên ngân hàng nước ngoài và sau đó thu về một khoản chuộc trước khi thả họ.

Hoa Kỳ đã lên án bản án dành cho ông Định vào tuần trước. Đại sứ Michael Michalak trong tháng Mười Hai đã chỉ trích cuộc đàn áp rộng lớn hơn của Hà Nội, lưu ý rằng quyền tự do truy cập thông tin và thảo luận là "hoàn toàn cần thiết để đổi mới kỹ thuật và gia tăng thịnh vượng kinh tế". Nhưng cho đến nay doanh nghiệp Hoa Kỳ vẫn chậm chạp phản ứng với trường hợp của ông Định. Ông Adam Sitkoff thuộc Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội nói rằng nhóm không muốn bình luận về vấn đề "chính trị".

Công ty có thể kết luận rằng việc rút lui khỏi Việt Nam, như Google dự định ở Trung Quốc, không phải là con đường thích hợp với mình. Nhưng Hà Nội không thể giả định rằng thiện chí của các doanh nghiệp là mãi mãi. Các doanh nghiệp nước ngoài có thể giúp đỡ bằng cách nhắc nhở chính phủ rằng các nhà đầu tư thực sự để ý tới việc luật sư của họ bị tống vào tù vì "tội ác" mà ở bất cứ quốc gia bình thường nào cũng coi là hợp pháp.


No comments: