Sunday, January 17, 2010

CHÁNH NGHĨA SÁNG NGỜI (!)

Chánh nghĩa sáng ngời (!)
Khách qua đường
Sunday, 17 January 2010 18:23
http://nuvuongcongly.net/index.php?option=com_content&view=article&id=559:chanh-nghia-sang-ngoi&catid=77:kien-thuc-phap-luat&Itemid=177
BBT Nuvuongcongly nhận được bài viết của một người ngoài công giáo nói lên suy nghĩ của mình trước hành động của nhà cầm quyền Việt Nam với những vấn đề trong xã hội VN hiện nay. Tuy rằng không lạ lẫm với bản chất của chính quyền này là không từ bỏ bất cứ những mưu mô và hành động nào, dù bỉ ổi đến đâu, nhưng chúng tôi cho đăng bài viết, nhằm nói lên suy nghĩ của một công dân đối với thể chế hiện nay.
-------------------

Liên tiếp trong nhiều vụ đối phó với những buổi cầu nguyện hòa bình của người Công Giáo chính quyền Việt Nam đã sử dụng vũ lực và ngày càng có vẻ ưa dùng vũ lực để giải quyết hơn. Nhìn lại những gì đã xảy ra thì đây là một việc làm có hệ thống và có tính toán kỹ càng bài bản.

Về ban đêm thì dùng cảnh sát trang phục chỉnh tề để tấn công đám đông dân chúng.
Ban ngày sử dụng lực lượng đóng giả dân thường để tấn công đám đông dân chúng.

Với phương thức tấn công vũ lực vào dân chúng thế này, nhà nước đã tính nước che đậy. Ban đêm không thể chụp ảnh, vì chụp ảnh dùng đến đèn, khi anh đèn lóe lên công an biết ngay ai chụp để khống chế tước đoạt bằng chứng. Còn nếu ban ngày họ đổi cho là giáo dân với người dân vì bức xúc mà xô xát nhau. Từ vụ bạo lực ở Bát Nhã, đến Tam Tòa, đến Thái Hà, Đồng Chiêm. Chiêu thức này được lặp đi lặp lại nhiều lần chứng tỏ nhà nước cho rằng đây là biện pháp tối ưu để giải quyết mọi việc.
Truyền thông của nhà nước có cớ nói rằng các lực lượng vũ trang không hề đàn áp dân chúng, hoặc do dân chúng mâu thuẫn mà xô xát nhau.
Đến bây giờ thông tấn xã Việt Nam cũng đưa tin là không có bằng chứng gì để khẳng định cảnh sát Việt Nam hành hung nhân dân.
Trong những vụ bạo lực trên có một điều ai cũng thấy, lực lượng cảnh sát đứng ngay đó chỉ nhìn người dân bị đám ''dân thường to khỏe'' đánh. Có nhiều người dân bị thương nặng, nhưng chưa thấy bao giờ cảnh sát Việt Nam bắt giữ được một kẻ hành hung nào, dù cảnh sát có mặt ở đó. Sự có mặt của họ là bảo vệ đám ''dân thường to khỏe'' đánh người khác được an toàn. Và họ đứng đó để ngăn ống kính máy ảnh, máy quay phim để bịt mọi bằng chứng.
Một điều là khi có người dân bị thương nặng, các cấp chính quyền khi hỏi đến nói rằng đó là vụ xô xát .
Với mọi khả năng có trong tay, nhà nước Việt Nam thừa sức tạo ra những vụ đánh đập công khai rồi che đậy, biến báo dưới nhiều cách. Để sau đó bai bải chối rằng nhà nước không đàn áp. Hỏi vặn một câu tại sao nhiều vụ xô xát đông người như vậy mà không bắt giữ được ai tham gia, phải chăng cơ quan bảo vệ pháp luật của Việt Nam đã quá yếu hay không có trách nhiệm. Hỏi thế bằng thừa, hiển nhiên là chính những người cầm quyền tổ chức làm điều như vậy, thì còn ai có thể đưa họ ra ánh sáng pháp luật.
Chỉ có điều dù có chối thế nào đi nữa, dù không ai có thể đưa ra bằng chứng là chính quyền đã tạo ra những cuộc đàn áp, không ai có thể chứng minh những người to khỏe , hung hãn, côn đồ mặc áo dân thường kia là người của lực lượng vũ trang Việt Nam. Không cần phải đi tìm bằng chứng như nhà cầm quyền hay thống tấn Việt Nam thách đố đòi đưa ra. Từ dân thường, trí thức đến cộng động quốc tế đểu hiểu trò đốn mạt của nhà nước Việt Nam.
Chánh nghĩa rạng ngời của ông Triết là vậy sao?

Giờ chỉ cần đứng ở cương vị khách quan, nhìn vào những biến động của người Công Giáo vừa qua, những hành vi của chính quyền đối phó với họ. Chúng ta , những người ngoại cuộc nên nghĩ gì? Chúng ta đang sống ở thời đại nào mà chính quyền lại sử dụng những biện pháp trơ trẽn, mờ ám để thực thi cái gọi là bình ổn xã hội?
Ở một thời đại pháp quyền như ngày nay ,tại sao một chính thể điều hành xã hội lại dùng những biện pháp trái pháp luật để giải quyết những vấn đề vướng mắc. Họ nói rằng chúng ta tin tưởng họ, tin vào sự công minh, chính trực của họ nên họ phải nhận trách nhiệm lãnh đạo đất nước. Vậy mà họ xử sự với những mối quan hệ trong xã hội bằng những biện pháp rất ''xã hội đen'' như vậy. Đất nước này hiện tượng “xã hội đen” đang dần dần được “xã hội hóa” theo cách nói của nhà nước. Liệu lương tâm có cho phép chúng ta đặt niềm tin, số phận, vận mệnh đất nước mình vào bàn tay những con người như thế được chăng?
Đêm hôm qua một nhóm người không rõ tung tích đã mò lên núi Thờở Đồng Chiêm để phá đi những cây Thánh Giá bằng tre mà giáo dân Đồng Chiêm dựng tạm để thay thế cây Thánh Giá cũ đã bị đập phá. Lại là một ''nhóm người'' lạ, nói theo nhà báo Huy Đức thì sự ''hèn hạ thì quen''.
Một đất nước gì mà cứ có những nhóm người đi đánh đập nhân dân, phá phách mồ mả, chùa chiền, nhà thờ, đập phá biểu tượng tôn giáo hết từ vụ này sang vụ khác. Ngày càng gia tăng cường độ hoạt động. Một đội quân của ''bóng đêm'' hoành hành ngang ngược như vậy không những bị lên án mà dường như còn được cổ vũ qua sự im lặng của nhiều người có hiểu biết.
Đồng tình với tội ác có nghĩa là cũng phạm tội ác. Đồng tình với những hành vi, thủ đoạn mờ ám của chính quyền cũng chính là góp phần đẩy đất nước ngày một xa rời văn minh của một xã hội công bằng, dân chủ, nhà nước pháp quyền mà chúng ta đang phấn đấu tiến tới

Là những người dân yêu nước, chúng ta cần lên tiếng để đòi hỏi hành xử của những người điều hành xã hội phải thật trong sáng, minh bạch bất kỳ trong vụ việc để tạo niềm tin trong mọi giai tầng xã hội Việt Nam. Đòi hỏi một chính thể minh bạch cũng có nghĩa là chúng ta đang đòi hỏi quyền lợi cho chính chúng ta. Để nếu chính chúng ta có vụ việc gì liên quan tới pháp luật, thì chúng ta còn có một nền tảng minh bạch, chúng ta căn cứ vào đó để bảo vệ mình. Những hành xử mang tính ''tiêu cực'' của những người điều hành xã hội trong các vụ sử dụng cái gọi là ''quần chúng tự phát'' thực sự là mối nguy hại đến an ninh xã hội Việt Nam trong thời gian tới đây. Nó sẽ xói mòn niềm tin của người dân vốn đã quá thiếu tin tưởng vào chính quyền, một xã hội mà thiếu niềm tin như vậy ắt sẽ gây ra nhiều hiểm họa khôn lường.

Khách qua đường


No comments: