Tuesday, March 17, 2009

TỪ CHẾ DỘ TOÀN TRỊ SANG THỂ CHẾ DÂN CHỦ (1)

Từ chế độ toàn trị sang thể chế dân chủ
Gene Sharp

Những biên khảo của ông Gene Sharp đã ảnh hưởng sâu đậm lên chiến lược đấu tranh bất bạo động của các tổ chức đấu tranh trên thế giới và đặc biệc đáng chú ý nhất là các phong trào trẻ tại Đông Âu, trong đó có tổ chức Otpor tạii Serbia, Kmara tại Cộng Hòa Georgia, Pora tại Ukraine, Kelkel tại Kyrgystan và Zbur tại Belarus. Tất cả năm tổ chức này đã dùng tài liệu «From Dictatorship to Democracy» để làm căn bản cho những chiến dịch của họ.
Quyển « Civilian-based Defense » của ông đã được các chính quyến Lithuania, Latvia và Estonia sử dụng vào lúc họ tách rời khỏi khối Liên Bang Xô-viết năm 1991.
Xin gởi đến quý độc giả nguyên văn bản chuyển ngữ tiếng Việt của tập tài liệu «From Dictatorship to Democracy». Dịch giả hy vọng tài liệu quý giá này, trong phạm vi nhỏ bé, có thể giúp cho các phong trào đấu tranh trong cũng như ngoài nước vạch được định hướng cho con đường đấu tranh đi đến dân chủ.
Nguyễn Gia Thưởng chuyển ngữ
(
http://www.thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=636)

Mục Lục

Lời tựa

Chương Một
Đương Đầu Với Chế Độ Toàn Trị Một Cách Thực Tiễn
*Một vấn đề liên lỉ
*Tự do bằng bạo lực?
*Đảo chánh, bầu cử, vị cứu tinh ngoại quốc?
*Đối diện với sự thật phũ phàng

Chương Hai
Những Hiểm Nguy Trong Vấn Đề Thương Thuyết
*Giá trị và Giới hạn của Thương Thuyết
*Thương thuyết để đầu hàng
*Quyền lực và công lý trong những cuộc thương thuyết
*Kẻ độc tài “dễ chịu”
*Hòa bình kiểu nào ?
*Những lý do để hy vọng

Chương Ba
Quyền lực từ đâu đến ?
*Ngụ ngôn “Thư Công”
*Nguyên liệu cần thiết cho quyền lực chính trị
*Trung tâm quyền lực dân chủ

Chương Bốn
Chế độ toàn trị có những nhược điểm
*Nhận chân nhược điểm (gót chân Achille)
*Những nhược điểm của chế độ toàn trị
*Đánh vào nhược điểm của chế độ toàn trị

Chương Năm
Thực Thi Quyền Lực
*Tiến hành cuộc đấu tranh bất bạo động
*Vũ khí bất bạo động và kỷ luật
*Tính chất công khai, tính chất bí mật và phẩm chất cao
*Những mối tương quan thay đổi quyền lực
*Bốn cơ chế thay đổi
*Tác động dân chủ hóa của đối kháng chính trị
*Tính cách phức tạp của đấu tranh bất bạo động

Chương Sáu
Nhu Cầu Hoạch Định Sách Lược
*Kế hoạch thực tiễn
*Những trở ngại trong việc hoạch định
*Bốn thuật ngữ quan trọng trong việc hoạch định sách lược

Chương Bảy
Hoạch Định Chiến lược
*Lựa chọn phương tiện
*Hoạch định cho nền dân chủ
*Trợ giúp bên ngoài
*Hoạch định một sách lược toàn bộ
*Hoạch định chiến lược cục bộ
*Đàn áp và những biện pháp đối phó
*Gắn bó với nội dung chiến lược

Chương Tám
Thực Thi Đối Kháng Chính Trị
*Đối kháng có lựa chọn
*Thách thức có tính biểu trưng
*Phân phối trách nhiệm
*Nhắm vào quyền lực của kẻ độc tài
*Thay đổi chiến lược

Chương Chín
Đánh tan chế độ toàn trị
*Leo thang quyền tự do
*Đánh tan chế độ toàn trị
*Quản lý thắng lợi một cách hợp lý

Chương Mười
Cơ sở cho một thể chế dân chủ bền vững
*Những mối đe dọa của chế độ toàn trị mới
*Ngăn chặn đảo chánh
*Soạn thảo Hiến Pháp
*Tình thần trách nhiệm đáng khen ngợi

Phụ Lục
Các Phương Pháp Hành Xử Bất Bạo Động
*Những phương pháp phản đối và thuyết phục bất bạo động
*Những phương pháp bất hợp tác xã hội
*Những phương pháp bất hợp tác kinh tế:Tẩy chay kinh tế
*Những phương pháp bất hợp tác kinh tế: Đình Công
*Những phương pháp đối kháng chính trị
*Những phương pháp can thiệp bất bạo động
Từ Chế độ Toàn trị sang Thể Chế Dân Chủ (kỳ 1)
Cơ sở lý luận để giải phóng
Gene Sharp
(The Albert Einstein Institution)

*****

Lời tựa

Một trong những ưu tư lớn của tôi từ nhiều năm nay là làm cách nào người dân có thể ngăn ngừa và phá vỡ chế độ toàn trị. Điều này đã được nghiền ngẫm một phần vì tin tưởng rằng con người không thể bị khống chế và tàn sát bởi các chế độ như vậy. Sự tin tưởng này đã được nung đúc qua các sách vở nói về tầm quan trọng của tự do con người, về bản chất của các chế độ độc tài (từ Aristotle cho đến những phân tích về chuyến chính toàn trị) và lịch sử của các chế độ độc tài (đặc biệt là các hệ thống Quốc Xã và Cộng Sản Stalinít).
Trong nhiều năm qua, tôi có dịp quen biết những người đã sống và chịu khổ dưới chế độ Quốc Xã, kể cả những người đã thoát chết trong các trại tập trung. Tại Na-uy, tôi đã gặp những người đã kháng cự ách thống trị phát-xít sống sót và nghe kể chuyện về những người đã mất mạng. Tôi có nói chuyện với những người Do-thái đã thoát khỏi nanh vuốt của Quốc Xã và với những người đã giúp cứu sống họ.
Những hiểu biết về ách khủng bố của chế độ Cộng Sản tại các nước khác nhau, tôi đã thu thập qua sách báo hơn là tiếp xúc cá nhân. Ách khủng bố của các hệ thống này đối với tôi đặc biệt thảm khốc, vì các chế độ toàn trị này được áp đặt nhân danh giải phóng con người khỏi bị đàn áp và bị bóc lột.
Trong những thập niên gần đây, qua những tiếp xúc với các nạn nhân sống trong những quốc gia có chế độ toàn trị, như Panama, Ba-lan, Chile, Tây-tạng và Miến-điện, bản chất đích thực của các chế độ toàn trị hiện đại đã hiện rõ nét. Từ việc người Tây-tạng chiến đấu chống lại sự xâm lấn của Cộng Sản Trung Hoa, việc người Nga đã dẹp tan đảo chính tháng Tám năm 1991 của nhóm bảo thủ, và người Thái đã ngăn chặn một cách bất bạo động sự trở lại của chế độ quân phiệt, tôi thấy được những viễn cảnh đáng sợ về bản chất xảo quyệt của các chế độ độc tài toàn trị.
Lòng bức thiết và nỗi phẫn uất trước những cảnh tàn bạo, đồng thời lòng cảm phục tác phong điềm đạm anh dũng của người dân, đôi khi gia tăng nhờ các cuộc thăm viếng những nơi vẫn còn nhiều hiểm nguy lớn, và dù vậy những con người can đảm này vẫn bất chấp những hiểm nguy này. Chắng hạn những nơi như Panama thời Noriega; Vilnius, Lithuania dưới sự đàn áp của Liên Bang Xô-viết; quảng trường Thiên An Môn, tại Bắc kinh trong những lúc hồ hởi biểu tình đòi tự do, và cả trong lúc những xe thiết giáp đầu tiên tràn đến vào đêm định mệnh hôm đó; và hình ảnh tổng tham mưu ở trong rừng của đối lập dân chủ tại Manerplaw trong vùng « Burma giải phóng ».
Đôi khi tôi viếng thăm những nơi nạn nhân nằm xuống, ví dụ như tháp truyền hình và nghĩa trang tại Vilnius, công viên tại Riga, nơi dân chúng đã bị bắn giết, trung tâm Ferrara vùng phía Bắc nước Ý, nơi bọn phát-xít bắt xếp hàng và bắn các người kháng chiến, và một nghĩa địa đơn sơ tại Manerplaw đầy xác của những thanh niên chết quá sớm. Quả là đáng buồn khi chúng ta nhận thức rằng các chế độ toàn trị đã bỏ lại bao nhiêu sự chết chóc và tàn phá trong cơn thịnh nộ của chúng.Từ những ưu tư và kinh nghiệm đó đã lớn lên niềm hy vọng xác quyết rằng việc ngăn ngừa độc tài có thể thực hiện được, cuộc đấu tranh thắng lợi chống lại các chế độ toàn trị có thể phát động không cần chém giết nhau hàng loạt, và chúng ta có thể đánh đổ các chế độ toàn trị và ngăn ngừa những chế độ toàn trị mới bùng lên từ nhúm tro tàn.
Tôi đã cố gắng suy nghĩ đắn đo về những phương tiện hữu hiệu nhất để có thể thành công đánh tan các chế độ toàn trị với giá phải trả tối thiểu về thống khổ và thiệt hại nhân mạng. Trong vấn đề này, tôi đã cố gắng tìm tòi nghiên cứu nhiều năm về các chế độ độc tài, các phong trào đối kháng, các cuộc cách mạng, tư tưởng chính trị, hệ thống quản trị chính phủ, và đặc biệt đấu tranh thực tiễn bất bạo động.
Bản ấn hành này là kết quả tìm tòi của tôi. Tôi tin chắc nó không hoàn hảo. Tuy nhiên, có thể nó trình bày một vài đường hướng, hỗ trợ việc tư duy và bàn định kế hoạch, để hình thành những phong trào giải phóng mạnh mẽ và hữu hiệu hơn tình trạng đương thời.
Vì nhu cầu và cũng vì một lựa chọn hữu ý, tâm điểm của tiểu luận này chú trọng đến vấn đề cơ bản làm thế nào để đánh tan chế độ toàn trị và ngăn ngừa sự trối dậy của một chế độ toàn trị khác. Tôi không đủ khả năng để trình bày một công trình nghiên cứu tỉ mỉ và phương thức chữa trị cho một quốc gia cá biệt. Tuy nhiên, tôi hy vọng tiểu luận căn bản này có thể giúp ích cho những người, sống trong các nước phải đương đầu với ách thống trị của độc tài mà khốn thay hiện nay lại còn quá nhiều nước như vậy. Họ cần xét nghiệm tính khả thi của những phân tích này để ứng dụng với tình thế của họ và trong chừng mực nào đó, những đề nghị có thể đem áp dụng hoặc tạo môi trường áp dụng cho cuộc đấu tranh giải phóng của họ.
Tôi mang ơn rất nhiều trong lúc soạn thảo tiểu luận này. Bruce Jenkins, Phụ Tá Đặc biệt của tôi, đã có những đóng góp vô giá trong việc nhận diện các vấn đề về nội dung và cách trình bày và nhờ những ý kiến xác đáng của ông trong việc trình bày sao cho khúc chiết và sáng sủa hơn những tư duy gút mắc (đặc biệt phần liên quan đến chiến lược), tái phối trí sườn bài và cải tiến phần biên soạn. Tôi cũng cảm tạ sự giúp đỡ biên tập của Stephen Coady. Tiến sĩ Christopher Kruegler và Robert Helvey đã đóng góp những phê bình và chỉ dẫn rất quan trọng. Tiến Sĩ Hazel Mc Ferson và tiến sĩ Patricia Parkman đã cung cấp cho tôi những thông tin về những cuộc đấu tranh tại Phi Châu và Mỹ Châu La-tinh, mỗi người trong lãnh vực của mình. Mặc dù tiểu luận này ghi lại những đóng góp ưu ái và nồng hậu, nhưng phần phân tích và phần kết luận là trách nhiệm của tôi.
Tôi không hề xác nhận trong tập tiểu luận này việc chống đối những kẻ độc tài sẽ dễ dàng và không cần cố gắng. Tất cả những hình thức đấu tranh đều có những gay go và giá phải trả. Đấu tranh chống kẻ độc tài, lẽ cố nhiện, sẽ có thiệt hại nhân mạng. Tuy nhiên tôi mong ước tiểu luận này sẽ khích lệ các cấp lãnh đạo kháng chiến phác họa chiến lược để gia tăng sức mạnh hiện hữu đồng thời hạ thấp mức độ tử vong nếu không may xảy đến.
Tiểu luận này không kỳ vọng khi một chế độ toàn trị chấm dứt, tất cả mọi vấn đề cũng sẽ chấm dứt theo. Sự sụp đổ của một chế độ không thể đem đến một ảo tưởng. Trái lại, nó mở ra một con đường còn đòi nhiều vất vả và những cố gắng bền bỉ để xây dựng những mối liên hệ xã hội, kinh tế và chính trị công bằng hơn và trừ khử các hình thức bất công và đàn áp khác. Tôi hy vọng bài nghiên cứu ngắn ngủi của tôi về việc làm thế nào đánh đổ chế độ độc tài có thể giúp bất kỳ nơi nào nhân dân sống dưới sự áp bức và ao ước được tự do.

Gene Sharp
Ngày 6 tháng 10 năm 1993
Albert Einstein Institution
427 Newbury Street
Boston, Massachussett 02511-1081



No comments: