Tuesday, March 17, 2009

TRUNG QUỐC BỊ CAI TRỊ NHƯ THẾ NÀO ?

TRUNG QUỐC BỊ CAI TRỊ NHƯ THẾ NÀO ?
How China is ruled ?

by Minxin Pei

Người dịch : Đinh Tiến Đạo
Nguồn : Tập san ĐA HIỆU số 83 (Tháng 5-2008)


LTS : Trong quá khứ và kéo dài cho đến hiện tại, tất cả những chính sách hay những phong trào do Đảng Cộng Sản Việt Nam đã và đang áp đặt cho đất nước Việt Nam, kể từ khi cướp được chính quyền, đều rập khuôn theo từng bước đi của Trung Quốc như một đàn em chư hầu rất thần phục. Từ cách sử dụng câu châm ngôn của Mao "chính quyền phát xuất từ nòng súng" cho đến phong trào cướp đất của dân như cải cách ruộng đất, hay tiêu diệt tầng lớp trí thức như trong phong trào Nhân Văn - Giai Phẩm, cho đến chính sách "đổi mới" sau này khi chủ nghĩa cộng sản đã sụp đổ nhanh chóng trên toàn thế giới.
Do đó đi tìm hiểu về những bước đi của Đảng Cộng Sản Trung Quốc đối với nước Trung Hoa trong hiện tại và trong tương lai cũng là cách để chúng ta hiểu được hiện tại và uớc đoán được những bước đi sắp đến của nước Việt Nam. Vì quá khứ đã minh chứng rằng Đảng CSVN luôn luôn theo đuôi những chính sách cai trị của Đảng CSTQ nên họ thường đem những đường lối cai trị dân của Trung Quốc để áp dụng trên đất nước này.
Toà soạn Đa Hiệu xin được giới thiệu cùng quý độc giả một bài viết của tác giả Trung Hoa, ông Minxin Pei, mang tựa đề "How China is Ruled" đã đăng trên tạp chí "American Interest". Ông hiện nay là giám đốc của Chương Trình Nghiên Cứu Về Trung Quốc của Carnegie Endowment. Tổ chức này, đặt tại tiểu bang Massachussetts (Hoa Kỳ) được xem như là một "think-tank" chuyên nghiên cứu những lực dẩy nào đã phát xuất từ nền kinh tế, chính trị, hay kỹ trị khiến kéo theo sự thay đổi của toàn cầu.
Đa Hiệu.

*****

TRUNG QUỐC BỊ CAI TRỊ NHƯ THẾ NÀO

Hình như tính co dãn của Đảng CSTQ là nguồn gốc gây đau đầu và thất vọng cho nhiều nhà phân tích cũng như cho các chính phủ ở Phương Tây. Trong cuộc nổi dậy vào năm 1989 của sinh viên trên quảng trường Thiên An Môn và sự sụp đổ của khối cộng sản Sô-viết tiếp diễn sau đó không lâu, nhiều người ở Phương Tây đã nghĩ rằng ngày tàn của các đảng cộng sản sẽ đếm được từng ngày. Thực ra, giới lãnh đạo Trung Quốc đã có nghĩ đến cái cảm giác sụp đổ đang treo lơ lửng đó trong tình huống họ đang bị vây hãm bởi sự cô lập của quốc tế, sự rối loạn chính trị trong nước và sự đình trệ về kinh tế ngay sau khi họ đã áp chế được tình hình trên.
Giờ đây, những dự đoán về sự sụp đổ kia đã đi vào ký ức. Trong vòng 18 năm, kể từ khi chính phủ Trung Quốc đàn áp phong trào ủng hộ dân chủ đã nổi dậy trong một thời gian ngắn ngủi, đường lối cai trị của Đảng CSTQ có vẻ như được an toàn hơn trước. Với nền kinh tế tăng trưởng bằng những con số gấp đôi từ đầu những năm 1990, Trung Quốc đã đạt được những ước nguyện lâu đời là trở thành một nước lớn của thế giới. Sự ngưỡng mộ đối với quốc gia này và ảnh hưởng của nó đã vượt lên đến một tầm cao mới.
Trong nước, Đảng CSTQ tìm cách áp dụng một phương thức để hoà trộn lối cai trị độc tài với những chính sách kinh tế thị trường hầu tạo ra mộtp sự phát triển thần diệu đã khiến cho hầu hết những nhà nghiên cứu chính thống về kinh tế chính trị phải lắc đầu mà không thể tịn nổi. Những kẻ bi quan trước đây từng tiên đoán rằng sự sụp đổ của Trung Quốc sẽ đến trong vòng 20 năm là nhiều thì nay lời tiên đoán đó trở nên khôi hài. Tw tưởng ở Phương Tây ngày nay khi cho rằng sự cai trị này sẽ còn kéo dài trên đất nước Trung Hoa đang thắng thế. Mặc dù hiển nhiên là Trung Hoa gặp nhiều vấn nạn (như sự bất bình đẳng trong lương bổng, sự chênh lệch quá đáng trong cuộc sống giữa vùng này với vùng kia, sự ô nhiễm môi trường), kiểu như chúng ta thường nghe nói, đánh cá với vua quan chỉ "tiền mất tật mang".
Những thành tựu từ sự phát triển kinh tế theo mô hình độc tài Trung Quốc không những chỉ lôi cuốn sự chú tâm có tính cách học thuật không thôi mà nó còn là một sự thách thức nghiêm trọng cho những tư tưởng chính thống về tự do với lập luận rằng dân chủ và nền kinh tế thị trường phải đi đôi với nhau trong việc phát triểnhài hoà cho xã hội. Sự thành công về kinh tế của Trung Quốc ngày hôm nay đã khiến cho những người tin tưởng như trên đặt câu hỏi là trong một thế giới phát triển, liệu những nhà cai trị có khuynh hướng độc tài ở những nơi khác sẽ noi gương Trung Quốc để ngăn trở công cuộc dân chủ hoá cho đất nước của họ không? Thậm chí có những nhà chiến lược lo ngại rằng sự thành công của những chế độ độc tài, đặc biệt ở những cường quốc như Trung Quốc và Nga, là những thách thức đối với nền trật tự theo hướng tự do hoá toàn cầu do Phương Tây dẫn đầu.
Có phải Trung Quốc đã khám phá ra một phương cách mầu nhiệm để tạo ra một nền kinh tế hưng thịnh dưới sự cai trị độc tài? Cái gọi là sự phát triển theo mô hình độc đoán Trung Quốc có phải rồi sẽ tồn tại và lan rộng ra không? Chúng ta không thể trả lời được những câu hỏi hóc búa đó nếu chúng ta không đi tìm hiểu đất nước Trung Hoa đã bị cai trị như thế nào trong hiện tại.

Học hỏi từ lịch sử

Trong nhiều khía cạnh, hệ thống chính trị Trung Quốc không phải là một sự may rủi (như câu cá hay bẫy chim). Rõ ràng là nhãn hiệu "cộng sản" không thích hợp cho Trung Quốc khi nó có một chính phủ với một nền kinh tế lai căng để cốt hoà nhập vào hệ thống thương mại toàn cầu, cộng thêm sự nghèo nàn về lý tưởng và sự cổ vũ cho nền thương mại. Nhưng Trung Quốc cũng không phải có một nền kinh tế theo lối hiểu của chủ nghĩa tư bản. Đất nước này dưới sự cầm quyền của đảng cộng sản vẫn luôn luôn duy trì tình trạng cố thủ một cách bao quát và sâu rộng và nền kinh tế quốc dân, nắm giữ hàng tỷ đôla tài sản và độc quyền trong những lãnh vực có tính chiến lược.
Có kẻ thường cố ví von rằng Trung Quốc hiện tại cũng giống như Nam Hàn và Đài Loan ở trong giai đoạn hai nước này đã phát triển dưới sự cai trị độc tài (khoảng từ đầu những năm 1960 cho đến cuối những năm 1980). Nói khác đi, Trung Quốc chỉ là một con rồng nữa của Châu Á nhưng ở mức độ to lớn. Tuy nhiên, sự so sánh như thế thiếu vắng những khác biệt chủ yếu giữa Trung Quốc ngày hôm nay và những con rồng nhỏ ngày xưa. Sự tham gia trực tiếp của nhà nước vào nền kinh tế có tính cách bao quát và cố thủ ở Trung Quốc hơn cả Nam Hàn và Đài Loan (căn cứ trên sự đóng góp từ khu vực nhà nước về việc sản xuất, công ăn viưệc làm và sở hữu những tài sản). Mức độ kiểm soát về chính trị của Nam Hàn và Đài Loan dưới thời kỳ những nhà độc tài cai trị của họ cũng kém phần khắc khe hơn như ngày nay của thời hậu Mao. Thí dụ, những ứng cử viên đọc lập có thể ra tranh cử và giành những thứ bậc cao cấp trong ngành lập pháp của chính quyền Đài Loan vào những năm cuối 1970. Ở Nam Hàn, những người trong hàng ngũ đối lập có thể ra tranh cử và thắng những chiếc ghế trong Quốc Hội duới thời cai trị của giới quân nhân: nhà lãnh đạo Kim Dae-jung đã gần thắng chức tôngt thống trong năm 1971. Giới lao động có tổ chức và những sinh viên tranh đấu có thời kỳ đã dám thách thức chế độc quân phiệt tại thành phố Seoul. Những mức độ về chính trị như thế đơn giản là không thể có ở nước Trung Quốc ngay cả vào lúc này.
Cho dù, nhà nước cấm cản một cách gay gắt những thành phần chống đối chính trị có tổ chức và những nhóm xã hội mang màu sắc chính trị (như công đoàn lao động độc lập, hội liên hiệp nông dân, hay tổ chức tôn giáo) nhưng không ngăn ngừa tự do cá nhân. Ngược lại, người dân bình thường Trung Quốc hiện nay hưởng thụ nhiều tự do cá nhân hơn bất cứ lúc nào dưới sự cai trị của đảng cộng sản. Những tổ chức của người dân hướng về thú tiêu khiển, làm vieecj từ thiện và bảo vệ môi trường được cho phép hoạt động. Việc đi lại trong nước cũng như ra nước ngoài đã tăng vọt ngoài sức tưởng tượng : Trong năm 2005 có hơn 25 triệu người Trung Hoa ra nước ngoài để đi du lịch hay đi làm ăn, buôn bán. Hơn 100 triệu người từ thôn quêlên cư trú tại những thành thị. Sự cấm đoán về nơi cư trú, công việc hay chọn người phối ngẫu và lối sống cá nhân hầu như đã biến mất. Nhà nước Trung Quốc đã xoa bỏ những nguyên tắc về đạo dức của thời cộng sản trước đổi mới mà thiên về những cấm đoán có lựa chọn. Nếu không đề cập gì đến chính trị, giới truyền thông Trung Quốc có thể được cởi mở một ít và cung cấp nhiều tin tức như giới truyền thông Tây Phương. Ngay cả cách nhìn về nền nghệ thuật của Trung Quốc ngày nay cũng đang dần dà trửo về thời phục hưng xưa.
Dầu gì chăng nữa hình như nhà nước Trung Quốc đã đi quá xa và quá nhanh về việc cho phép được tự do cá nhân trong khi vẫn còn chứa đựng những đe doạ về chính trị. Thí dụ điển hình nhất là hệ thống internet trong nước Trung Hoa (hay nói đúng ra là hệ thống intranet - Lời người chuyển ngữ: hệ thống chỉ được sử dụng trong phạm vi quốc gia mà thôi). Mạng lưới internet thì không thể thiếu được đối với tầng lớp trí thức của thành phố nên nhà cầm quyền phải ra sức một cách khó nhọc để kiểm soát nó. Để được như thế, Bắc Kinh đã thiết lập một lực lượng công an chìm chuyên theo dõi và kiểm duyệt những trang mạng mang những nội dung chính trị, nhưng cho phép những trang giải 5trí hay những trang quảng cáo đang nở rộ. Người Trung Hoa bình thường có thể lùng sục một cách không khó khăn những trang web chơi game, buôn bán hàng trên mạng, hay ngay cả vào được những trang khiêu dâm, nhưng không thể vào được những trang web của những tổ chức chống đối nhà nước cộng sản như Pháp Luân Công, hay những nhóm đối kháng hải ngoại. Những trang bất đồng chính kiến trên mạng cũng bị xoá ngay lập tức. Nhà nước Trung Quốc đã thực hiện có hiệu quả về điều này. Mạng lưới hiện nay là một phần của nền kinh tế, xã hội và văn hoá Trung Hoa nhưng khó có thể là một khí cụ để lật đổ sự cai trị của đảng cộng sản (như nhiều người đã hy vọng và tiên đoán) ít nhất là lúc này.
Để xây dựng một hiện trạng đầy mâu thuẫn - gạn lọc, lai căng, nhưng có vẻ ổn định chính trị một cách hiệu quả - giới lãnh đạo Đảng CSTQ đã rút ra những bài học từ hai biến cố then chốt vào cuối thế kỷ 20 : sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản Sô-viết và sự nổi dậy Thiên An Môn vào tháng 6 năm 1989. Mặc dầu lúc đầu có hoảng sợ, nhưng những kẻ chủ chốt trong đảng cộng sản đã nhận thức ngay được nguyên nhân của sự sụp đổ Sô-viết và cuộc bạo loạn Thiên An Môn. Hầu hết những cuộc bang cãi của giới lãnh đạo được giữ bí mật, tuy nhiên nội dung chính đã được lượm lặt từ những bài diễn văn được chính thức công bố, những bài xã luận uyên thâm, những nghiên cứu của cơ quan chính quyền. Nhà nước Trung Quốc đã thiết kế chiến lược theo sau đó để tránh lập lại những sai lầm của những nhà lãnh đạo Trung Quốc và Sô-viết trước đó. Mặc dù có những nguyên nhân rõ ràng đưa đến sự sụp đổ của Liên Bang Sô Viết và sự bùng phát của biến cố Thiên An Môn, giới lãnh đạo Trung Quốc tin rằng những chiến lược chính trị đối nội sai lầm tương tự đã đưa đến hậu quả cho cả hai. Họ rút ra 4 kết luận căn bản :

Thứ nhất : Tình trạng mất đoàn kết trong hàng ngũ lãnh đạo là một nguy kịch cho sự sống còn của đảng cộng sản, đặc biệt là tại thời điểm khủng hoảng. Ở Liên Bang Sô Viết, nhiều rạn nứt trongnđảng cộng sản đã tạo ra chỗ sơ hở cho thành phần đối kháng và khiến nó không thể chống đỡ được với sự nổi dậy của quần chúng chống lại nền dộc tài chính trị. Ở Trung Hoa, sự chia rẽ giữa thành phần chốp bu trong Đảng CSTQ vào những năm 1980 là một nhân tố trầm trọng đưa đến tình hình đảng cộng sản không thể đàn áp cái gọi là phong trào "giải phóng giới tư sản" (đó là phong trào ủng hộ dân chủ). Trong giai đoạn phôi thai của biến cố Thiên An Môn, sự mất đoàn kết của tằng lớp lãnh đạo đã tạo ra cho đảng cộng sản không áp chế được phong trào đối kháng một cách nhanh chóng và dứt khoát.

Thứ hai : Kinh nghiệm với những cải cách dân chủ (glasnost và pestroika của Liên Bang Sô Viết) đã làm cho chế đọ chuốc lấy sự tự vẫn. Nền chính trị độc tài cả đảng cộng sản dễ đổ vỡ như kinh nghiệm trên. Chế độ độc đảng có thể xấu xa vì nó không cho phép những tư tưởng trái ngược, nhưng khi có những cởi mở về chính trị, dù nhỏ thôi, thì những tổ chức chống đối sẽ dựa vào đó để thách thức đảng cầm quyền. Sự sửa đổio sẽ dẫn đến một cuộc cách mạng làm đảng cộng sản tan vỡ. Như trong trường hợp của So-viết, Mikhail Gorbachev đã khiến cho chế độ Sô-viết đi đến chỗ sụp đổ nhanh chóng vì đã ngờ nghệch muốn hôồiphục đường lối cạnh tranh chính trị có giới hạn. Trong trường hợp của Trung Quốc vào những năm 1980, cứ mỗi lần đảng cộng sản cho phép giới trí thức được tự do hơn khi thăm dò phương cách sửa đổi chính trị thì giới trí thức ủng hộ dân chủ và giới sinh viên lại đòi hỏi nhiều hơn.

Thứ ba : Áp chế tự do cá nhân và can thiệp vào đời sống riêng tư của người dân bình thường thì chỉ phí phạm nhân lực của chế độ, nó chỉ có hại. Đảng phái nắm quyền nghiệm ra rằng lối chuyên quyền lặt vặt đó chỉ gây sự phản kháng không nên có của đại đa số quần chúng mà họ chẳng bao giờ quan tâm đến chính trị và thường là vô hại. Trong hầu hết mọi xã hội, các giới chức mà hàng ngày gây nên những nỗi bất công và hay hống hách với dân thì thường là họ đã đổ dầu vào lửa để gây nên những cuộc nổi loạn. Ở Sô Viết, sự cấm đoán tự do nghệ thuật và hoạt động văn hoá của chế độ không chỉ làm cho nơi đây buồn tẻ mà nó cũng châm ngòi cho người dân chán ghét chế độ. Vào những năm 1980, nhà nước Trung Quốc thường phóng ra những chiến dịch giới hạn tự do cá nhân, đặt những điều cấm đoán về văn hoá quần chúng. Nhà nước đã cố chống lại một cách vô hiệu quả đối với cái gọi là "nhiễm độc tinh thần", một khẩu hiệu gán cho bất cứ cái gì từ tự do tư tưởng đến văn hoá bình dân của Phương Tây và hình ảnh khiêu dâm.

Thứ tư : Giai cấp trí thức trong xã hội được kết nạp có thể mở rộng bàn đạp của chế độ và khiến sự cai trị được mạnh hơn. Hầu hết những mối đe doạ sinh tử cho chế độ độc đảng cầm quyền không những chỉ đến từ khối đông dân chúng bất mãn mà còn đến từ giai cấp trí thức có những hoài bão bị tan vỡ trong xã hội vì họ đã bị chế độ ngăn cấm không cho họ vươn lên. Chế độ Sô Viết đã không đoái hoài đến giới trí thức về kinh tế và xã hội (thành phần chuyên viên và trí thức). Trong những năm 1980, Đảng CSTQ đã ngăn cấm những nhà đầu tư tư nhân không được phép gia nhập đảng, mà chỉ đề bạt một số nhỏ những chuyên gia vào vào chức vị trưởng và trả lương thật thấp cho giới trí thức. Chính sách này hẳn nhiên đã khiến cho những đồng minh của đảng cộng sản trở thành nhà lãnh đạo của phong trào chống đối chế độ.

Ngoài bốn bài học rút ra từ sự sụp đổ của Sô Viết và của biến cố Thiên An Môn, giới lãnh đạo cộng sản Trung Quốc đã nhận ra hai lầm lỗi có tính chiến lược mà các nhà lãnh đạo Sô Viết đã phạm phải. Một là sự thất bại của nền kinh tế tồi tàn; hai là chính sách đối ngoại hung hăng mà nó đưa đến kết quả là sự chạy đua vũ trang tai hại với Hoa Kỳ để đạt uy quyền của đế quốc đã khiến cho nền kinh tế đã èo uột trở nên ngày càng gay gắt hơn. Chính điều đó đã làm cho Sô Viết , chế độ đã dốc toàn lực để cố nắm giữ vị thế cường quốc, đã bị cuốn trôi. Vì thế, chiến lược thận trọng nhất của Đảng CSTQ cho sự sống còn là phát triển gấp đôi nền kinh tế cùng với chính sách ngoại giao hoà hoãn để tránh đương đầu với Hoa Kỳ. Chẳng lấy gì ngạc nhiên khi thấy sự phát triển kinh tế và chính sách ngoại giao thực dụng giờ đây là trung tâm của chiến lược vĩ đại của Đảng CSTQ.

TRẬT TỰ MỚI CỦA TRUNG QUỐC

Đảng CSTQ đã đưa bốn bài học trên để hoàn chỉnh cho chính sách đối nội hầu chuỷen đổi từ từ một đảng cách mạng của quần chủng với đường lối cai trị kém cỏi sang lối điều hành đất nước căn cứ vào sự phối hợp lão luyện mang tính cách trí thức hơn trong việc triển khai đường lối cai trị về chính trị, kinh tế, và công cụ áp chế để họ vẫn duy trì được quyền hành. Bất cứ nhãn hiệu nào mà những chuyên gia Trung Quốc đã dùng để mô phỏng tình trạng trên của chế độ - "Chế độ Lê-nin mang nền kinh tế thị trường", "chế độ Lê-nin tân thời", "chế độ độc tài nhung", "chế độ độc tài tân thời", "chế độđộc tài đàn hồi", "chế độ chuyên quyền phát triển", vân vân... trật tự chính trị của Trung Quốc dựa vào bốn cột trụ :
- liên minh trong giới lãnh đạo về chính trị, xã hội và kinh tế,
- kiểm soát và dùng quyền ban phát kinh tế để chia những mối lợi quyền hành cho giới lãnh đạo,
- áp dụng đường lối áp chế một cách chọn lựa đối với những tổ chức và những kẻ có âm mưu phản kháng mà chưa bị bắt, và
- thực hiện những phương cách mang tính ngắn hạn để đối phó những đòi hỏi của quần chúng.

Liên minh trong giới lãnh đạo

Một điểm chắc chắn là Đặng Tiểu Bình - kẻ đã từng là nạn nhân của Cách Mạng Văn Hoá và là người đã thiết kế đường lối canh tân hoá của đất nước - đã thấu hiểu sự đổ vỡ của giới lãnh đạo bị rạn nứt. Đó là lý do tại sao ông ta đã phải bước từng bước một trong những năm 1980 để cải thiện độ an toàn chính trị cho những vị thế lãnh đạo trong đảng cầm quyền. Tuy nhiên, những cố gắng của ông Đặng chỉ thành công một phần nào. Mặc dù ông ta đã tranh đấu để cho Đảng CSTQ tránh bị xấu xa và đổ máu, nhưng ông ta không thể ngăn ngừa sự thử thách giữa phe cấp tiến và phe bảo thủ trong phong trào ủng hộ dân chủ của sinh viên vào năm 1986-1987 và 1989. Phải dùng đến bạo lực để loại trừ hai người đã bảo hộ cho tự do mà họ đã thực thi việc đổi mới của ông trong những năm 1980 (Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương), Đặng đã nhìn thấy sự đổ vỡ của liên minh lỏng lẻo giữa hai phe cấp tiến và bảo thủ mà ông ta cố nối lại trong cuối những năm 1970.
Rõ ràng là sự thanh trừng những kẻ theo cánh tự do sau biến cố Thiên An Môn và tiếp theo sự thống trị của nhóm bảo thủ đã khiến cho giới lãnh đạo Trung Quốc ngày nay đồng nhất về tư tưởng hơn, mặc dù cũng xảy ra những khác biệt cá nhân và những mối liên kết bị rạn nứt. Giới lãnh đạo Trung Quốc có thể có những bất đồng về một chính sách nào đó, tuy nhiên việc tranh đấu tư tưởng dữ dội như thời 1980 giữa nhóm đổi mới và nhóm bảo thủ thì không còn nữa. Hẳn nhiên là Đảng CSTQ cố giữ mối đoàn kết và cải tiến những thủ tục để chọn lựac những người lãnh đạo và định đoạt kẻ được kế vị. Lối ứng dụng chặt chẽ về thời hạn và giới hạn tuổi tác đã khiến cho giới lãnh đạo tồn tại theo những tiêu chuẩn khách quan trong việc chọn lựa người đứng đầu để tránh những tệ hại gây ra bởi kẻ nắm quyền lực quá lâu. Thời hạn và sự giới hạn tuổi tác cũng làm tăng sự luân phiên trong hàng ngũ lãnh đạo, nên nhiều người trẻ với tham vọng có cơ nắm những chức vụ quan trọng. Thực tế cho thấy rằng bất cứ sự phân hoá nào trong giới chốp bu có thể đưa đến những kết quả tai hại cho đảng cũng như tạo mối căng thẳng giữa những người lãnh đạo trong lúc tranh luận về chọn lựa nhân sự cũng như sách lược đã khiến họ phục tùng một cách khôn ngoan trong những cuộc dàn xếp. Đáng kể là sau thời kỳ 1989, người ta đã chứng kiến hai lần chuyển quyền xảy ra êm thắm dưới chế độ cộng sản (từ Đặng Tiểu Bình giao quyền cho Giang Trạch Dân và từ Giang Trạch Dân cho Hồ Cẩm Đào), cũng như những thể thức cân bằng tế nhị giữa những cấp lãnh đạo. Ấn tượng hơn nữa là sự thành công của đảng cộng sản trong việc kết nạp thành phần ưu tú về xã hội và kinh tế (chuyên viên, trí thức, chủ doanh nghiệp tư nhân) từ đầu những năm 1990. Sự hợp tác của giới trí thức thành thị, mà trong số đó đã lãnh đạo phong trào đòi tự do trong những năm 1980, bắt đầu thành hình ít lâu sau sự đàn áp biến cố Thiên An Môn. Đảng cộng sản đã kết nạp một số lớn sinh viên đại học, giảng viện, nhà khoa học xã hội vào những vị trí trong chính quyền. Ngày nay, nhả nước Trung Quốc có nhiều viên chức có bằng cấp hơn các chính quyền khác trên thế giới. Đồng thời, việc trả lương, quyền lợi, những đặc quyền cho giới trí thức đã tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, để có những quyền lợi đó, họ phải tuân thủ theo những điều kiện ngấm ngầm: Chỉ có những ai chịu theo lối chơi của đảng cộng sản thì tồn tại, còn những ai cứng đầu không chịu chiều theo ý đảng thì sẽ mất tất cả.ợ kết nạp giới trí thức là một trong những câu chuyện thành công đáng kể cho trật tự sau 1989. Thực tế là chỉ qua đêm, giới trí thức đã bị biến đổi từ thù ra bạn với giới cầm quyền.
Cũng theo chiến lược đó, sau này cũng đã quyến rũ giới doanh nghiệp tư nhân của Trung Hoa, mà giờ đây họ đã đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế pha trộn của quốc gia. Để chắc chắn, giới doanh nghiệp tư nhân gồm nhiều nhóm khác nhau, trong đó bao gồm những cựu viên chức chính phủ, những giám đốc công ty quốc doanh đã trở thành ông chủ hãng xuyên qua việc tư nhân hoá cũng như những doanh thương tài ba đã tạo nên sự nghiệp từ tay trắn. Vì lo sợ cho sự an toàn tài sản của mình, những doanh nghiệp tư nhân thường dễ hợp tác với đảng cộng sản. Lúc đầu giới lãnh đạo đảng cộng sản thường hay nghi ngờ giới này, nhưng dần dần khi kết nạp họ vào cơ quan lập pháp địa phương và hội đồng cố vấn chính trị trong những năm 1990 (Những địa vị này chỉ là hư danh và không có thực quyền). Vào tháng 7 năm 2001, Bác Kinh đã tuyên bố một cách chính thức chính sách mới chấp nhận cho giới doanh nghiệp cá thể được vào đảng cộng sản, và chính sách này cho đến nay đã chứng tỏ có hiệu quả. Những nghiên cứu hàn lâm cho thấy những doanh nghiệp tư nhân Trung Hoa có khuynh hướng đồng cảm với những giá trị của đảng cộng sản hơn là với những giá trị từ tự do dân chủ.
Một chứng cớ để có thể nói rằng Đảng CSTQ không còn là đảng của giai cấp vô sản nữado sự thay đổi về thành phần xã hội của đảng viên. Năm 1978, số đảng viên gốc thợ thuyền và nông dân chiếm tới 66% trong số 37 triệu đảng viên của đảng này. Vào năm 2005, tổng cộng con số đảng viên gốc thợ thuyền và nông dân này đã tụt xuống còn 29% trong tổng số 70,8 triệu đảng viên. 8% số đảng viên của Đảng CSTQ là những viên chức chính quyền, 23% là chuyên viên, 30% là sinh viên đại học, và gần 9% trong quân đội hay công an.

Sự bảo hộ nền kinh tế

Hệ thống chính trị độc tài sau này không theo lối lãnh đạo quá khích cộng với lý tưởng chính thống nữa, lối cai trị làm cho quần chúng khiếp sợ cũng bị bãi bỏ. Trật tự chính trị của đường lối độc tài Trung Quốc hiện nay dựa vào mức độ đáng kể của quốc gia về kiểm soát tài sản và lối điều hành kinh tế. Duy trì khả năng thúc đẩy nền kinh tế chủ yếu là để bảo đảm sự trung thành từ những nhân tố cấu thành liên minh của giới lãnh đạo bao gồm giới quan lại chính phủ, những kẻ thích địa vị trong đảng, những chuyên viên, quân đội, công an và những thành viên trong gia đình giai cấp trị vì.
Tuy nhiên, hoàn cảnh chính trị của một nền kinh tế do nhà nước nắm giữ đã giải thích phần lớn tại sao những cải tổ nền kinh tế thị trường đã bùng lên trong những năm gần đây, ngân khoản của nhà nước Trung Quốc chiếm khỏang 1/3 tổng sản lượng quốc gia (GDP) . Sở hữu những công ty lớn nhất, độc quyền hay gần như độc quyền nắm giữ nền công nghiệp chiến lược (năng lượng, vận tải, ngân hàng, những dịch vụ tài chính, thông tin và quốc phòng). Những tổ chức kinh doanh do nhà nước sở hữu (SOEs - State-owned enterprises)đã đóng góp gần 60% đầu tư bất động sản trong năm 2005 (5,3 ngàn tỷ yuan, hay 700 tỷ đôla) . Quan trọng nhất, trong khi Trung Quốc bãi bỏ kiểm soát giá cả của hầu hết những hàng hoá bán lẻ và các dịch vụ, nhưng nhà nước vẫn định giá của hai nhân tố quan trọng : vốn và đất đai. Hạ thấp hay định âm số cho lãi suất để cho phép nhà nước dùng tiền tiết kiệm của người dân hầu giữ chi phí vốn hạ và trợ cấp những khu vực hưởng ân huệ. Với danh nghĩa sở hữu đất đai và kiểm soát trực tiếp việc buôn bán quyền sử dụng đát đã biến bất động sản trở thành mặt hàng có giá nhất để những quan chức và thân thuộc trong giới nhà nước hưởng lợi.
Tài nguyên kinh tế do nhà nước kiểm soát tạo cho đảng cộng sản có khả năng duy trì sự trung thành của những thành phần chủ chốt của nó.
Thứ nhất, đảng cộng sản chỉ định tất cả ban quản trị cao vả trung cấp trong những công ty quốc doanh. Trong năm 2003, khoảng 5,3 triệu đảng viên (gần 12% đảng viên thành thị ngày nay) giữ những chức vụ giám đốc trong những công ty quốc doanh và những công ty cổ phần do nhà nước kiểm soát.
Thứ hai, theo kiểu Trung Hoa, sự bảo trợ kinh tế cốt yếu là nắm giữ đặc quyền, đặc lợi chính trị. Việc vay nợ ngân hàng do chính phủ kiểm soát và việc chấp thuận thủ tục đầu tư bất động sản tuỳ theo sự cân bằng lợi ích từng vùng hầu nâng cao thành tích của những giới chức lãnh đạo nào được ưa thích và chuyển tài nguyên cho những nhóm cốt cán như quân đội, công an và những vùng nào được nhóm lãnh đạo chốp bu xem là chiến lược vì lý do an ninh chính trị và quốc gia.
Thứ ba, như trong những nền kinh tế khác có sự kiểm soát cao độ của nhà nước, việc hỗ trợ kinh tế ở Trung Quốc đem những lợi nhuận đến ngay cho thành viên gia đình, họ hàng và thân hữu của những giới chức nắm quyền. Mặc dù có sự thối nát về đạo đức và chính trị, chủ nghĩa tư bản thân hữu này là một công cụ không thể thiếu để bôi trơn những mối bất hoà bởi sự phân chia bổng lộửctong nền kinh tế đổi mới nửa vhừng, và nó bảo đảm cho một tương lai bất ổn. Những mối làm ăn béo bở được dành cho những kẻ tay trong và thành viên gia đình đã làm tăng cường quan hệ giữa họ đối với những cổ phần đã bán ra ngoài của chiếc bánh kinh tế đang lớn dần, và khi cần thiết thì quyền lực sẽ đẻ ra tiền.

Sự đàn áp có chọn lựa

Sự sụp đổ nhanh chóng của Liên Bang Sô Viết khiến cho các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhận thức rằng cải tổ dân chủ của Mikhail Gorbachev đã trực tiếp châm ngòi vào sự tiêu tan của Đảng Cộng Sản Sô Viết. Để bảo vệ chóng lại sự nguy hiểm này, giới lãnh đạo Đảng CSTQ sau biến cố Thiên An Môn đã bãi bỏ đường lối cải tổ chính trị mà họ đã dự tính vào những năm 1980. Thực ra, nó đã trở nên là điều cấm kỵ; rừ năm 1989, cải tổ đã không vượt quá giới hạn hợp lý hoá hành chánh. Hồi tưởng lại thì đảng cộng sản không cần phải lo âu quá nhiều về áp lực từ dưới lên về thay đổi chính trị trong những năm 1990. Những hỗn loạn theo sau sự sụp đổ của Sô Viết và việc đòi nhân quyền của dân Nga hình như có tác động mạnh với quần chúng Trung Hoa khiến cho người dân tin rằng một sự chuyển đổi dân chủ tương tự ở Trung Quốc sẽ khiến cho kinh tế gặp tai ương và quốc gia sẽ tan rã.
Vào thời gian ấy, Đảng CSTQ đã tiến hành một cách tinh vi và khôn khéo lối dùng phương tiện đàn áp của nhà nước để bảo vệ chế độ độc tài. Nhà nước Trung Quốc lúc ấy cho phép mức độ tự do cá nhân chưa từng có cho đa số , nhưng chú tâm đến những nhà đối kháng một cách sắc bén và có hiệu quả. Bất cứ khi nào có thể được, những nhà đối kháng nổi tiếng được nhà nước "khuyến khích" ra nước ngoài thay vì phải bị giam hãm tiều tuỵ để trở thành biểu tuợng tố cáo nhà nước đã vi phạm nhân quyền. (Những người đối kháng không nổi tiếng không nhận được "sự may mắn" trên). Nhà nước đã bỏ ra không biết bao nhiêu tài nguyên để đầu tư về nhân lực và kỹ thuật hầu duy trì sự theo dõi hữu hiệu những tổ chức, những cá nhân bị nghi ngờ có khuynh hướng chống lại nhà nước. Đội công an internet có khoảng 30.000 nhân viên là một thí dụ điển hình trong chiến dịch này. Chọn lọc kiểm duyệt báo chí để chắc chắn kiểm soát được những tin tức về chính trị mà không làm ngột ngạt cho nền văn hoá tiên tiến và thương mại.
Ngoài ra, những lực lượng công an mới chống nổi loạn đựoc trang bị để áp chế hàng ngàn cuộc nổi dậy đã nổ ra hàng năm. Tin rằng biến cố Thiên An Môn có thể bị ngăn chận nếu nhà nước hành động cấp thời và cương quyết nên đảng cộng sản nhấn mạnh sự đáp trả nhanh chóng những dấu hiệu của biến cố khinó hãy còn trong trứng nước. Lệnh cho mọi cấp là phải đàn áp tất cả những điều nào xảy ra bất ngờ, tiềm ẩn sự bất ổn. Giới chức địa phương nếu không hoàn thành một cách mỹ mãn những biến cố như thế sẽ bị khai trừ. Đảng cộng sản cũng không ngần ngại dùng quyền lực ồ ạt để đập tan những thách thức có tổ chức chống lại giới chức nhà nước như họ đã từng làm trong việc áp chế đảng viên của Đảng Dân Chủ Trung Quốc trong năm 1995 và trong sự cấm đoán môn phái Pháp Luân Công trong năm 1999.

Sự uyển chuyển trong chiến thuật

Chiến lược tồn tại của Đảng CSTQ đã tuỳ thuộc vào tam giác sắt của liên minh lãnh đạo, sự bảo trợ nền kinh tế, và sự đàn áp có chọn lựa, cuối cùng đã chứng tỏ không được vững vàng. Nhưng suốt hai thập niên qua, Đảng CSTQ đã thể hiện một mức độ đáng lưu tâm về đường lối uyển chuyển chiến thuật khi họ đối diện với những thách thức khó khăn về chính sách: sự đe doạ từ cuộc khủng hoảng của đa số ngân hàng vào cuối những năm 1990, sự thất nghiệp của 20 triệu nhân công trong những công ty quốc doanh, tình trạng náo động tại thôn quê gây ra bởi thuế khoá nặng nề, và những vấn đề tương tự. Giải quyết những tình trạng này như thế nào mà không động đến việc cải tổ dân chủ thì đảng cộng sản cho phép những kẻ sửa đổi có tính kỹ trị được gióng lên tiếng nói. Thí dụ, dưới thời chủ tịch Hồ Diệu Bang, nhà nước đã nhượng bộ bãi bỏ thuế nông nghiệp, cam kết cải tiến công bằng xã hội và tăng chi tiêu công cộng , để đáp lại sự bất mãn của quần chúng đối với sự phục vụ tàn tệ của nhà nước trong vấn đề chăm sóc sức khoẻ, nhà ở, giáo dục và bảo vệ môi trường.
Một phần phải nói là chính sự lớn mạnh của chủ nghĩa tích cực và sự xông xáo của truyền thông đã đẩy chính sách uyển chuyển trên lên nhà nước. Ba thập niên qua, dân Trung Hoa trở nên đòi hỏi và mạnh dạn hơn. Giới truyền thông, do vấn đề cạnh tranh thương trường dữ dội, do trẻ trung hơn, do nhiều nhà báo phóng khoáng hơn, nên họ đã trắc nghiệm một cách mãnh liệt về giới hạn kiên nhẫn của Đảng CSTQ. Mặc dù những nhà hoạt động xã hội Trung Hoa, những viện sĩ về tự do và những nhà báo nhận thức rằng hãy còn quá nguy hiểm để áp lực đảng cộng sản cho vấn đề cải cách dân chủ, nên họ khai thác tối đa những yếu điểm của đảng cộng sản: năng lực hành chánh yếu kém của đảng, hồ sơ điều hành kém hiệu quả. Như thế, có thể xem là chấp nhận được khi quyền hành của đảng cộng sản không bị động đến mà tất cả chỉ vì do lỗi lầm trong chính sách hay những yếu kém trong điều hành.
Vấn đề này là do bởi sự quản trị bây giờ đã uỷ thác cho chỉ một nguồn duy nhất đáng tin cậy có tính hợp pháp của Đảng CSTQ. Đảng cộng sản có ít lựa chọn để thoả mãn với áp lực càng ngày càng tăng từ quần chúng về một vài chính sách bị thất bại. Tuy nhiên, thật là sai lầm nếu xem sự đáp ứng nhiệt tình này như là minh chứng rằng trách nhiệm phải giải thích về chính trị sẽ có thể đưa đến việc dân chủ hoá. Có thể sự việc ấy xảy ra vào một thời điểm thích hợp nào đó nhưng hiện tại sự đáp ứng nhiệt tình của đảng cộng sản ( trước áp lực của quần chúng) chỉ có tính cách khoa trương hơn là biểu hiện thật lòng. Quy mô đáp ứng nhiệt tình sự đòi hỏi của quần chúng càng lan rộng cộng vói chiến thuật uyển chuyển cải thiện cách điều hành của đảng cộng sản là bởi có quá nhiều yếu kém trong chế độ, chứ không bởi đảng cộng sản thừa nhận nền dân chủ như đã bị chỉ trích. Hơn nữa, người ta nghi ngờ rằng lối điều chỉnh có tính chiến thuật này chẳng qua là để lấp lại những vết nứt vốn có trong chiến lược sống còn mà nó hầu như chỉ dựa vào sự loại trừ chính trị, bảo kê nền kinh tế và đàn áp có chọn lựa
Điều này đưa chúng ta đến câu hỏi không thể tránh được : Trật tự mới của Trung Quốc có thể tồn tại được không? Trong khi đảng cộng sản đã làm tốt hơn cả những dự đoán lạc quan nhất kể từ biến cố Thiên An Môn, chiến lược để sống còn của nó không còn thích hợp lâu dài hơn để đối phó với những thách thức trong tương lai. Lối giải quyết sau tháng 6-1989 bây giờ trở nên có vấn đề.

Kết luận, bản chất của đưòng lối giải quyết đó là thiết lập nên mối liên kết cai trị mới và triển khai những công cụ quyền lực phức tạp để bảo vệ đảng cộng sản chống lại xã hội. Cái giá phải trả cho chiến lược này nằm trong sự thành công của nó : Đảng cộng sản đã được bảo vệ quá chặt chẽ đến nỗi tính ù lỳ của nó sẽ dẫn đến tình trạng thối nát ở bên trong. Như đã xảy ra cho những nước độc đảng khác, giới cầm quyền không bị kiềm chế bởi tính cạnh tranh dân chủ, tự do ngôn luận, xã hội công dân và những điều luật ngăn ngừa sự cám dỗ của lòng tham lam và sự nhũng lạm. Nhiều đảng viên có đặc quyền, đặc lợi mà họ chống lại những trách nhiệm giải thích dân chủ và sự kiểm tra, sẽ say sưa triển khai đọc quyền chính trị của đảng để giành những lợi ích tối đa cho cá nhân họ.
Những thối nát như thế nhưng được xem là lối ứng xử phải lẻ - bị thúc đẩy bởi một phần không nhỏ đảng viên có sự thiếu niềm tin về tính bền vững của trật tự mới này - đã làm cho sự hợp tác quyền uy trong đảng cộng sản bị yếu kém trầm trọng, và nó cũng làm giảm thiểu sự điều hành của nhà nước trong việc cung cấp hàng hoá cho người dân. Lời than van của cựu thứ trưởng giáo dục là "chính sách của nhà nước không thể ra ngoài Trung Nam Hải "(trụ sở của chính phủ trung ương) nói lên một cách khéo léo về tình trạng khó xử trong một nước độc đảng là đảng không có thực lực để buộc những đảng viên của mình thi hành điều mà đảng mong muốn - mối hiềm khích này đã dựng lên có thể để bảo vệ thật kỹ lưỡng hầu chống lại mối công kích dữ dội vào công cuộc dân chủ hoá trong lịch sử.
Để cải tiến những lủng củng hầu sừ cai trị của đảng cộng sản sẽ tiếp tục tiến triển vào hai thập niên tiếp, đảng cộng sản nên cần có một bài học mới , không từ sự sụp đổ của Sô Viết, nhưng từ thuyết tiến hoá của sinh vật : những khả năng tiếp thu của một số loài - thí dụ như một loài chim không biết bay đã bị tuyệt chủng - rằng hồi đó chúng đã phải cải tiến khả năng sinh tòn của chúng để chống lại sự chết chóc đến với chúng khi môi trường xung quanh thay đổi.
Tương tự như thế, một khi đảng cộng sản chỉ nắm giữ khư khư vớí chiến lược từ hậu 1989 thì đó là điều vô cùng dại dột cho Đảng CSTQ . Nếu nhận thức điều này và chấp nhận một chiến lược mới, chuyện gì sẽ xảy ra?
Ôi! Chúng ta cũng không biết và ngay cả đảng cộng sản cũng không biết nốt.


No comments: