Tuesday, March 10, 2009

TÂY TẠNG SỐNG TRONG ĐỊA NGỤC TRẦN GIAN

Tây Tạng sống trong 'địa ngục trần gian'
Cập nhật :10:35 GMT - Thứ Ba, 10 Tháng 3, 2009
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2009/03/090310_tibetans_hellonearth.shtml
Đức Đạt Lai Lạt Ma mới có đợt công kích mạnh về sự cai trị của Trung Quốc tại quê hương Tây Tạng, mô tả cuộc sống của người dân nơi đây là "địa ngục trần gian".
Lãnh tụ tinh thần đang sống lưu vong của người Tây Tạng cho biết năm thập niên cai trị của người Trung Quốc đã gây ra "những đau khổ không kể xiết".
Ngài cáo buộc Bắc Kinh là đã tạo ra bầu không khí sợ hãi tại Tây Tạng.
Ngài cũng nhắc lại yêu cầu phải có "sự tự trị hợp pháp và có ý nghĩa" cho Tây Tạng.

Tuyên bố của Đức Đạt Lai Lạt Ma được đưa ra đúng vào dịp kỷ niệm 50 năm ngày có cuộc khởi nghĩa bất thành của người Tây Tạng chống lại binh lính Trung Quốc, khiến Ngài phải đi sống lưu vong.

Phóng viên BBC tại Bắc Kinh, James Reynolds, nói lời của Đức Đạt Lai Lạt Ma lần này có vẻ khác với những tuyên bố vốn thường mang tính hòa bình của Ngài mọi khi.
Reynolds nhận định có lẽ đây là dấu hiệu cho thấy sự bực dọc và thất vọng của Đức Đạt Lai Lạt Ma về Trung Quốc.

Trung Quốc thường tuyên bố quân đội của họ giải phóng người Tây Tạng khỏi chế độ phong kiến như nô lệ.
TQ còn lên kế hoạch kỷ niệm ngày 28/3 - ngày mà vào năm 1959 quân đội Cộng sản Trung Quốc giải tán chính quyền Tây Tạng - là ngày Giải phóng Nông nô.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Mã Triều Húc, mô tả tuyên bố của Đức Đạt Lai Lạt Ma là "những lời nói dối".
Hãng AFP trích lời ông này nói rằng: "Bè đảng của Đạt Lai Lạt Ma lẫn lộn đúng sai. Họ đang tung ra các tin đồn. Những cải cách dân chủ (dưới sự cai trị của Trung Quốc) là những cải cách sâu rộng nhất trong lịch sử Tây Tạng".
Hôm thứ Hai, chủ tịch Hồ Cẩm Đào kêu gọi phải có một "vạn lý trường thành" chống lại chủ nghĩa ly khai của người Tây Tạng.

‘Hoạt động phá hoại'

Được biết hàng ngàn binh lính và cảnh sát bán quân sự của Trung Quốc đã được triển khai tại các khu dân cư Tây Tạng do lo ngại có bạo lực xảy ra vào ngày lễ nhạy cảm.
Các nhóm vận động cho biết đã có bạo loạn xảy ra tại các khu vực xung quanh Tây Tạng. Trung Quốc không cho phép phóng viên nước ngoài được tự do vào Tây Tạng hay các khu vực bất ổn xung quanh, khiến cho việc kiểm chứng những tin tức này là hết sức khó khăn.
Bắc Kinh nói họ đã siết chặt kiểm soát biên giới nhằm chuẩn bị cho "các hoạt động phá hoại mà bè đảng Đạt Lai Lạt Ma dự kiến sẽ gây ra".
Tuy nhiên, các cuộc biểu tình đã diễn ra trên toàn khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Bốn người bị bắt trong các vụ đụng độ với cảnh sát bên ngoài đại sứ quán Trung Quốc ở thủ đô Canberra của Australia; tuy nhiên sau đó họ đã được thả ra.
Hãng AFP cho biết tại Nepal, khoảng 100 người Tây Tạng sống lưu vong bị cảnh sát chặn ở ngoài thủ đô Kathmandu, trong khi chính phủ áp đặt lệnh cấm biểu tình bên ngoài đại sứ quán Trung Quốc tại đây.

‘Lợi ích chung'

Đức Đạt Lai Lạt Ma nói hàng trăm ngàn người Tây Tạng đã bị giết hại, hàng ngàn địa điểm thờ phượng đã bị phá hủy.
Tuy nhiên, Ngài nói hai phía cần làm việc với nhau vì "lợi ích chung".
Lãnh tụ tinh thần đang sống lưu vong nói: "Người Tây Tạng chúng tôi tìm kiếm một sự tự trị hợp pháp và có ý nghĩa, một sự dàn xếp cho phép người Tây Tạng được sống trong khuôn khổ của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa".
"Tôi chắc chắn rằng sự nghiệp chính đáng của Tây Tạng sẽ thắng thế".
Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng tưởng nhớ tới tất cả những người đã thiệt mạng kể từ năm 1959, trong đó có các nạn nhân của các vụ biểu tình tại Lhasa năm ngoái.
Từ nơi sống lưu vong là Dharamsala ở Ấn Độ, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói các chiến dịch liên tiếp của Trung Quốc như đấu tranh giai cấp, Cách mạng Văn hóa và "cải tạo lòng yêu nước" đã "đẩy người Tây Tạng vào vực thẳm của sự khốn cùng, đến mức họ hầu như sống trong địa ngục trần gian".
"Thậm chí ngày nay, người Tây Tạng ở Tây Tạng vẫn liên tục sống trong sự sợ hãi và giới chức Trung Quốc vẫn luôn nghi ngờ họ".
Ngài nói tôn giáo, văn hóa, ngôn ngữ và bản sắc Tây Tạng giờ đây "gần tuyệt diệt", và sự phát triển của TQ tiếp tục phá hủy môi trường và lối sống của người Tây Tạng.
Ngài nhắc lại cáo buộc rằng Trung Quốc đã giết "hàng trăm ngàn người" Tây Tạng.
Trung Quốc luôn bác bỏ điều này.
Tuy nhiên, Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng nói rằng hai phía nên "nhìn về tương lai và hợp tác vì lợi ích chung".


Đức Đạt Lai Lạt Ma tố cáo Trung Quốc đã biến Tây Tạng thành ''địa ngục trần gian''
Anh Vũ, Tú Anh
Bài đăng ngày 10/03/2009 - Cập nhật lần cuối ngày 10/03/2009 16:26 TU
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/111/article_2793.asp
Hôm 10/03/2009, cộng đồng Tây Tạng lưu vong đánh dấu một cuộc tổng nổi dậy bị Trung Quốc đàn áp dữ dội cách nay đúng 50 năm. Trước một cử tọa đông đảo từ khắp nơi tề tựu về Dharamsala (Ấn Độ), Đức Đạt Lai Lạt Ma đã cực lực tố cáo Bắc Kinh, nhưng cũng nhắc lại lời kêu gọi Trung Quốc dành cho Tây Tạng quyền tự trị.

Đức Đạt Lai Lạt Ma họp báo hôm 10/03/2009 nhân kỷ niệm 50 năm ngày người Tây Tạng nổi dậy chống Trung Quốc. (Ảnh : Reuters)
http://www.rfi.fr/actuvi/images/111/DALAI_LAMA_200_2009_03_10.jpg

Trước cử tọa hơn 10 ngàn người từ khắp nơi tập hợp về Dharamsala, nơi đặt trụ sở chính phủ lưu vong, Đức Đạt lai lạt ma đã nhấn mạnh : 50 năm qua là 50 năm khổ đau không diễn tả được đối với dân tộc Tây Tạng. Ngày nay, tại Tây Tạng , người dân sống trong sợ hãi triền miên. Nhân dịp này, lãnh đạo Tây Tạng lưu vong, năm nay 73 tuổi, nhắc lại lập trường ôn hoà, kêu gọi Trung Quốc hãy để cho Tây Tạng quy chế tự trị « chính đáng và đúng nghĩa ».
Trong khi đó tại Tây Tạng và các tỉnh lân cận, chính quyền Trung Quốc gia tăng các biện pháp kiểm soát an ninh, và tăng cường quân đội để đối phó với mọi tình huống. Theo AFP, tại Lhassa, công an võ trang tuần tiểu 24 giờ trên 24 giờ. Theo cư dân tại chỗ, khi ra đường họ bắt buộc phải mang theo giấy tờ tùy thân.

Thông tín viên Marc Lebeaupin từ Bắc Kinh cho biết thêm thông tin :
Cũng giống như năm ngoái, những nhà báo nào có ý định tiếp xúc với người dân Tây Tạng sẽ nhanh chóng bị trục xuất hoặc thâm chí bị câu lưu. Sáng nay nhiều trường hợp như vậy đã được thông báo, trong đó có một số liên quan đến các nhà báo Pháp. Nhóm phóng viên của đài truyền hình quốc tế Pháp France 24 đã bị công an Trung Quốc câu lưu trong khi họ đang thực hiện một cuộc phỏng vấn tại một nhà hàng Tây Tạng ở Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên nằm sát cạnh Tây Tạng. Theo những thông tin mà chúng tôi có được thì khoảng hai chục công an, một số có vũ trang, đã tới ngăn cản và nhóm phóng viên đã bị giữ trong nhiều tiếng đồng hồ.
Các phóng viên của hãng thông tấn Pháp AFP cũng bị câu lưu trong lúc họ đang thực hiện một phóng sự tại một ngôi chùa Tây Tạng ở tỉnh Thanh Hải. Công an đã buộc các nhà báo trên phải rời khỏi nơi đó đến một thành phố gần nhất. Nhiều khu vực dưới sự giám sát của quân đội đã bị cách ly với bên ngoài.
Trên lý thuyết thì các nhà báo nước ngoài tại Trung Quốc được tự do đi lại và có quyền thực hiện các cuộc phỏng vấn mà không cần phải xin giấy phép. Trong thông cáo sáng nay, Câu lạc bộ Phóng viên Nước ngoài tại Trung Quốc yêu cầu chính quyền Bắc Kinh chấm dứt bắt giữ các nhà báo và mở cửa khu vực Tây Tạng. Thông cáo còn nói thêm : chính phủ phải giữ lời hứa kể cả ở Tây Tạng.

Phản bác lại những lời tuyên bố của Đức Đạt Lai Lạt Ma lên án Trung Quốc biến Tây Tạng thành địa ngục trần gian, bộ ngoại giao Trung Quốc nói là lãnh đạo tinh thần Tây Tạng nói dối. Theo phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Quốc thì cuộc cải cách « dân chủ » do Bắc Kinh thực hiện tại Tây Tạng là một cuộc cải cách sâu rộng chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc này. Và người dân ở đây rất sung sướng.
Trung Quốc cũng tỏ ra bất bình vì Quốc hội Mỹ chuẩn bị xem xét một nghị quyết ủng hộ Tây Tạng trong cuộc tranh đấu chống Trung Quốc. Dự thảo nghị quyết do một dân biểu đảng Dân chủ đệ trình với nội dung công nhận cuộc đấu tranh kiên trì của người Tây Tạng và yêu cầu Bắc Kinh đàm phán với Đức Đạt lai Lạt Ma. Phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Quốc, sau khi lên án Đức Đạt Lai Lạt Ma nói dối, đã yêu cầu quốc hội Mỹ rút lại dự thảo nghị quyết lên án Trung Quốc.
Không phải chỉ có chính giới Hoa Kỳ ủng hộ Tây Tạng, hôm nay từ Ấn Độ, Nepal, đến Hoa Kỳ, Úc, Ba Lan, Đức, Pháp, nơi đâu cũng có những cuộc biểu tình chống chính sách của Trung Quốc tại xứ láng giềng đó.
Tại Paris, theo lời kêu gọi của Hiệp Hội bạn của Người Tây Tạng, cộng đồng Việt nam trong đó có nhiều tu sĩ Phật Giáo sẽ tham gia một cuộc tuần hành vào xế trưa nay. Cuộc biểu tình bắt đầu từ khu thương mại Montparnasse qua các đại lộ chính tại Paris và chấm dứt bằng lể thấp nến trước sứ quán Trung Quốc.

Được RFI Việt Ngữ đặt câu hỏi vì lý do nào người Việt tham gia ủng hộ Tây Tạng xa xôi, chị Dung Nghi trước khi rời sở làm đi biểu tình ủng hộ Tây Tạng giải thích :

Chị Dung Nghi tại Paris
10/03/2009 Tú Anh
Nghe


No comments: