Tuesday, March 3, 2009

QUỐC TẾ ĐỀ CỬ HT THÍCH QUẢNG ĐỘ NHẬN GIẢI NOBEL HOÀ BÌNH

Hàng trăm nhân sĩ quốc tế đề cử Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ làm ứng viên Giải Nobel Hòa bình 2009
2009-03-02 PTTPGQT
http://www.queme.net/vie/news_detail.php?numb=1175
Hàng trăm nhân sĩ quốc tế, giáo sư Đại học, bộ trưởng, trong số có nhiều Thượng nghị sĩ, Dân biểu Quốc hội Liên Âu, Ý, Hoa Kỳ, Pháp… Đặc biệt năm nay có rất nhiều vị Bộ trưởng, Giáo sư đại học hay Dân biểu tại các quốc gia Đông Âu, như Albania, Croatia, Kosovo, v.v…
Mỗi lần Hòa thượng được quốc tế hậu thuẫn và đề cử làm ứng viên Giải Nobel Hòa bình, thì cứ y như rằng, có ngay phản ứng từ báo chí Công an Hà Nội cho đến bọn khuyền mã của cộng sản đội danh Phật giáo hải ngoại viết bài vu hãm Hòa thượng “vì danh lợi mà đeo theo Giải Nobel”. Chúng không biết rằng có muốn “đeo theo” cũng không được. Vì Giải Nobel Hòa bình do các nhân sĩ quốc tế tự ý đề cử , khi họ cảm nhận uy thế và hùng lực của bậc Cao tăng Việt Nam không ngừng ưu tư cho quyền sống, quyền con người cho 85 triệu dân theo tinh thần Vô úy, Từ bi cứu khổ cứu nạn của truyền thống hai nghìn năm Phật giáo Việt Nam.
Trả lời sự vu hãm, bôi nhọ của Cộng sản Hà Nội và bọn khuyển mã đội lốt Phật giáo hải ngoại, tưởng không gì bằng đọc một số lời tuyên bố tiêu biểu của các hiền nhân quân tử trên thế giới.

Trước hết là lời Chúc Xuân mới đây của ông Arne Lynngård, Chủ tịch Sáng hội Rafto, Vương quốc Na Uy :
“Nhân danh Sáng hội Rafto ở Vương quốc Na Uy, Thérèse và tôi xin gửi thông điệp đoàn kết đến nhân dân Việt Nam đang đấu tranh cho nhân quyền cơ bản. Là cư dân của một xã hội tự do, chúng tôi cảm thấy trách nhiệm phải nói lên cho những ai đang bị bịt miệng và bị đàn áp. Chính quyền phi pháp và vũ phu ở Hà Nội đang tiếp diễn chính sách đàn áp nhân dân họ, vi phạm nghiêm trọng các nghĩa vụ quốc tế.
“Chúng tôi biết rõ dũng lược, kiên cường và niềm hy vọng trong tim và trong hồn người dân Việt Nam. Trong những vị anh hùng lớn nhất của nhân loại có Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, là người được Giải Nhân quyền Quốc tế Rafto năm 2006. Ngài là gương sáng đại biểu cho những giá trị cao sang của nhân loại. Dũng lược, đức hạnh tiêu biểu, và sự tinh tấn kiên trì của Hòa thượng là nguồn hứng cảm cho toàn thể các sắc dân trên địa cầu”.

Bà Thérèse Jebsen, Chủ tịch Điều hành Sáng hội Rafto, Vương quốc Na Uy, thì nói :
“Tôi xin gửi lời Chúc Tết đến tất cả các bạn Việt Nam.
“Vào tháng Ba năm 2007, tôi có niềm hân hạnh vô biên được trực tiếp gặp Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ tại ngôi Thiền viện của Hòa thượng ở Saigon. Buồn thay, cuộc gặp gỡ chỉ xẩy ra trong giây phút ngắn ngủi, vì công an xuất hiện bắt chúng tôi về đồn. Nhưng lòng tôi còn giữ mãi mối xúc động cực kỳ về cuộc trải nghiệm tuyệt diệu, khi được đứng sát gần một trong những tâm hồn cao cả nhất của nhân loại.
“Sáng hội Rafto tại Na Uy mang trong mình sự chiêm ngưỡng đời đời với những nhân vật hy hiến đời họ cho tự do, an lạc, qua cuộc đấu tranh cho nhân quyền và nhân phẩm. Uy lực cuốn hút nhân tâm của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, nhân cách, và năng lực suốt cuộc đời dài đã đặt Hòa thượng vào vị trí của một trong những người biện hộ xuất chúng nhất cho nhân quyền qua mọi thời đại. Sáng hội Rafto của chúng tôi tại Na Uy tiếp tục hậu thuẫn yêu sách cho dân chủ, tự do và nhân quyền của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ và nhân dân Việt Nam”.

Từ Quốc hội Châu Âu ở thủ đô Brussels, Vương quốc Bỉ, Dân biểu Marco Cappato tuyên bố : “Đề cử Giải Nobel Hoà bình cho Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ, chúng tôi không chỉ tôn vinh nhân cách xứng đáng và giá trị mà phần lớn cuộc đời Hoà thượng phải chịu trong vòng lao lý qua bao chế độ, mà chúng tôi còn thừa nhận giá trị chính trị với tính hiệu quả của phương pháp bất bạo động của Hoà thượng như con đường thiện hảo làm thăng tiến dân chủ và nhân quyền”.

Bà Françoise Hostalier, cựu Bộ trưởng Bộ Giáo dục Pháp, tuyên bố : “Viễn kiến dân chủ của Hòa thượng Thích Quảng Độ vượt khỏi biên giới Việt Nam. Tháng 9 năm 2007, Hòa thượng tỏ tình liên đới với nhân dân và chư Tăng Miến Điện biểu tình đòi hỏi dân chủ, đồng thời Hòa thượng kêu gọi LHQ có hành động ngăn chặn đàn áp bạo động. Nhà cầm quyền Việt Nam đã phản ứng bằng chiến dịch quy mô vu khống, mạ lỵ Hòa thượng”.

Tại Hoa Kỳ quý vị Dân biểu Edward Royce (Cộng hoà), Zoe Lofgren (Dân chủ), Loretta Sanchez (Dân chủ) và Joseph Cao (Cộng hòa) viết rằng : “Sự đóng góp cho tự do của Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ mang tầm vóc quy mô lịch sử xứng đáng được quý thành viên trong Ủy ban Nobel Hòa bình thừa nhận. (...) Giải Nobel Hòa bình không chỉ vinh danh cho sự dũng cảm đề xướng hòa bình, mà còn công nhận sự chiến đấu âm thầm cho những ai đang hy sinh thân xác hằng ngày nhằm bênh vực nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt Nam hay bất cứ nơi nào khác”. (…) Hoà thượng là nguồn khởi hứng cho dân tộc Việt Nam, cho những người Việt sống ở hải ngoại (…) Dù chính quyền Việt Nam có đàn áp đến đâu, Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ vẫn tiếp tục đấu tranh trong nước để mang lại dân chủ cho Việt Nam. Tôi nghĩ trách nhiệm của những người như chúng ta đang sống ngoài này, là phải tiếp tục hỗ trợ cho những nỗ lực của Hoà thượng”.

Dân biểu Quốc hội Châu Âu, Marco Pannella :
“Đã biết bao năm tôi muốn gặp Hòa thượng Thích Quảng Độ. Tổng thư ký của Đảng Cấp tiến Liên quốc và Liên đảng chúng tôi là ông Olivier Dupuis đã từng đến biểu tình bất bạo động tại Việt Nam hậu thuẫn cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Chúng tôi vẫn tiếp tục hậu thuẫn. Nên chúng tôi quyết định đến Saigon để cám ơn Hòa thượng Thích Quảng Độ về cuộc đấu tranh, về chứng nhân và hùng lực của ngài. Chúng tôi đã từng đề nghị Giải Sakharov của Quốc hội Châu Âu cho Hòa thượng Thích Quảng Độ vì chúng tôi đánh giá ngài rất xứng đáng.
“Nhưng Hà Nội đã sợ. Hòa thượng Thích Quảng Độ đầy dũng lực dù rằng tuổi ngài đã cao. Hà Nội không muốn cho ai gặp ngài để cảm nhận ra hùng lực này. Đúng thế, những kẻ quan liêu ở HàNội sợ chúng tôi đến gặp Hòa thượng. Rồi cũng có lúc chúng tôi đến gặp ngài thôi. Đây là điều chắc chắn. Bởi vì cuộc gặp gỡ liên quan đến di sản của nền văn minh Châu Á, và cũng không riêng gì Châu Á. Đây chính là lý do vì sao chúng tôi đã nêu lên tại Quốc hội Châu Âu và Quốc hội Ý vấn đề tự do ở Việt Nam. Tự do cho tất cả mọi người, và tự do tôn giáo, là điều rất quan trọng tại Việt Nam : tự do tôn giáo.
“Phải nói rằng, đôi lúc chúng ta lâm cảnh tuyệt vọng trong cuộc đời tranh đấu của chúng ta. Những lúc ấy chúng ta phải tự nói với chính chúng ta, và tôi tin rằng Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ cũng tự nói như vậy. Đó là, khi cảm thấy không còn một niềm hy vọng nào nữa, thì lời đáp cần thốt lên, là “CHÚNG TA HÃY TỰ MÌNH BIẾN MÌNH THÀNH NIỀM HY VỌNG”. Và như thế, chúng ta không bỏ cuộc”.



No comments: