Friday, March 20, 2009

PHÓNG VIÊN KHÔNG BIÊN GIỚI CHỈ TRICH GOOGLE và YAHOO!

BusinessWeek
Google, Yahoo bị chỉ trích về hệ thống kiểm duyệt ở nước ngoài
Trong một bản báo cáo về tình trạng kiểm duyệt Internet, Tổ chức Phóng viên Không Biên giới đã quở trách những nhà khổng lồ trong lĩnh vực công nghệ - bao gồm cả hãng Microsoft — về việc hợp tác với những chính quyền hà khắc
Douglas MacMillan
Ngày 13-3-2009
http://www.businessweek.com/technology/content/mar2009/tc20090312_381922.htm

Các hãng dịch vụ Internet lớn hoạt động kinh doanh ở nước ngoài thường bắt gặp một tình trạng khó xử. Trong khi ở trong nước, họ bảo vệ những quyền riêng tư và tự do ngôn luận, thì ở nước ngoài họ thường tuân theo theo những quy định không phản ánh được những quyền tự do tương tự đó.
Tổ chức nhân đạo Phóng viên Không Biên giới đóng tại Paris đã nhấn mạnh tới áp lực đó trong bản báo cáo thường niên của mình, được công bố hôm 12 tháng Ba, về tình trạng kiểm duyệt và đàn áp các hoạt động trên Internet khắp thế giới. Tổ chức này đã chỉ thẳng vào mặt Trung Quốc, nước mà họ nói là đã tham dự vào trong hệ thống kiểm duyệt trực tuyến tinh vi nhất trên thế giới, và Ai Cập, nước mà tổ chức này coi là đã thường xuyên giam cầm các nhà hoạt động blogger. Tổ chức Phóng viên Không Biên giới cũng đã kêu chỉ ra nhiều chính thể khác mà họ nói rằng đã có những đối xử không công bằng đối với những người dùng Internet.
Nhưng Tổ chức Phóng viên Không Biên giới cũng đã có một thông điệp giành cho các hãng công nghệ đóng tại Hoa Kỳ đang phát triển kinh doanh của họ tại những quốc gia (TQ, Ai cập…) này rằng: hãy chấm dứt cộng tác với “những kẻ thù” của Internet này.
“Họ biết rõ những gì đang xảy ra,” theo lời bà Clothilde Le Coz, người lãnh đạo ban chuyên trách tự do Internet của tổ chức Phóng viên Không Biên giới, ám chỉ tới các gã khổng lồ về Internet là Google, Yahoo!, và Microsoft. Thế nhưng ở nhiều nơi trên thế giới, bà Le Coz nói, các hãng này lại “đang không hành động đúng mức” để bảo vệ người dùng (sản phẩm) của họ trước những gì mà tổ chức của bà coi là những chính phủ đàn áp và hà khắc.
Trong những trường hợp được công bố rất công khai trong một vài năm qua, mỗi hãng trong số ba hãng này đã cộng tác với các quan chức Trung Quốc nhằm kiểm duyệt hoặc truy tố những người dùng Internet. Năm 2005, hãng Microsoft đã xoá bỏ blog của nhà hoạt động chính trị Michael Anti. Cùng năm đó, nhà báo Shi Tao đã bị án phạt tù giam 10 năm sau khi Yahoo! Trung Quốc cung cấp những thông tin của ông cho các nhà chức trách (Yahoo! Trung Quốc được quản lý bởi Alibaba.com, công ty con của Yahoo!). Google Trung Quốc ngăn chặn các trang Web không để xuất hiện các kết quả tìm kiếm nếu như những kết quả nầy nằm trong danh sách đen của chính phủ.
“Các hãng này hoạt động trong lĩnh vực thông tin và truyền thông,” theo ông Colin Maclay, tổng giám đốc trung tâm Berkman Center for Internet & Society ở Havard. “Mối thách thức là hai lĩnh vực đó đại diện cho sức mạnh, và chúng đại diện cho một mối đe doạ” đối với các chính phủ từng sử dụng quyền lực, ông nói.
Các hãng khổng lồ về công nghệ giúp phát động hình thành những tổ chức có tiêu chuẩn
Google, Microsoft, và Yahoo đang cùng nhau hợp tác để xử lý sao cho tốt hơn những vấn đề thuộc về pháp lý và đạo đức trong lúc họ hoạt động tại các quốc gia có những quan điểm khác nhau về tự do trên Internet. Vào tháng Mười năm ngoái, họ đã khởi động Sáng kiến Mạng Toàn cầu (Global Network Initiative-GNI), cùng với trung tâm Berkman Center của Havard, trung tâm Center for Democracy & Technology (CDT), và những tổ chức bất vụ lợi khác.
GNI đã thảo những bản hướng dẫn về những phương cách gì mà các nhà cung cấp cần phải làm trong trường hợp họ được yêu cầu rút xuống nội dung hay cung cấp tin tức người xử dụng internet cho chính quyền. Kết quả, các công ty này “có được bản hướng dẫn để tham khảo, phương pháp nào đó để làm, và cách thức nào để làm giảm nhẹ mối nguy hiểm đó,” theo nhận xét của Cynthia Wong, luật sư thành viên của CDT đóng tại Washington (Hoa Kỳ).
Tổ chức Phóng viên Không Biên giới nói rằng việc thành lập nên GNI là một bước xây dựng khởi đầu, song vẫn hoài nghi về khả năng GNI có thể hiệu quả làm thay đổi được nhiều ít. “Bằng việc ký kết Sáng kiến Mạng Toàn cầu, các công ty của Hoa Kỳ như Google, Yahoo! và Microsoft đã tuyên bố công khai rằng họ muốn tôn trọng quyền tự do biểu đạt ý kiến của khách hàng của mình trên toàn thế giới,” bà Le Coz viết trong bản báo cáo ngày 12 tháng 3. “Mức độ họ có thể hợp tác hay từ chối nhiều hay ít trên thực tế trước những đòi hỏi của các giới chức tại các quốc gia mà họ cung cấp các dịch vụ vẫn còn phải được xem xét.”
Tổ chức nhân đạo quốc tế này đang thúc đầy đưa ra những tiêu chuẩn đòi hỏi tất mọi yêu cầu và thông báo triệt hạ tin tức nào xuống của chính phủ cần phải được thực hiện bằng văn bản. Với cách làm đó, mọi biến cố xung đột tiềm tàng sẽ được đưa vào một hồ sơ công khai và không thay đổi. Tổ chức này cho biết rằng họ đã yêu cầu GNI đưa điều khoản này vào các tài liệu hướng dẫn của GNI, song GNI đã từ chối.
Một cuộc dàn xếp như vậy sẽ tiêu tốn nhiều thời gian cho các công ty, bà Wong của CDT nhận xét. “Đối với những yêu cầu về bản hướng dẫn dành cho người dùng, sẽ có một số trường hợp khi ấy các việc liên lạc (giữa chính phủ yêu cầu cái gì đó với công ty internet) sẽ là cuộc nói chuyện qua điện thoại,” bà nói. Những lời chỉ dẫn của GNI nói rõ rằng “những yêu cầu được viết ra văn bản là thích hợp hơn,” thế nhưng lại đồng ý “một số trường hợp” không cần có văn bản khi mà những trường hợp nầy không thể nào thích hợp (để viết ra).
Chuck Cosson, luật sư cao cấp về chính sách của Microsoft, nói rằng công ty đóng tại Redmon (Washington) đã đề nghị là những yêu cầu do các chính phủ đưa ra phải được thực hiện bằng văn bản, song đôi khi kết quả lại dẫn đến việc các yêu cầu rỏ ra quá rộng lớn. Ví dụ như các giới chức Trung Quốc từng đòi hỏi rằng Microsoft phải loại bỏ những nội dung chứa trong blog, song họ lại không giải thích lý do tại sao. Vì những nội dung y hệt nhau có sẵn khắp trên các trang web, nên tình huống đó đòi hỏi Microsoft phải gọi cho chính phủ ấy và để biết cho rõ ràng hơn (lời yêu cầu của chính phủ là gì).

Những điều chỉnh của Yahoo tại Trung Quốc và Việt Nam

Trong những tháng gần đây, tổ chức Phóng viên Không Biên giới đã thúc giục Yahoo áp dụng nhiều quyền kiểm soát hơn đối với trang Alibaba.com và những thỏa thuận của hãng này với chính phủ Trung Quốc. Vào tháng Một, Yahoo đã viết đề tài này vào một bức thư gửi cho tổ chức, nói rằng sự khích lệ của họ đã giúp thuyết phục được Alibaba.com đưa ra những thông báo nhắc nhở vào các trang tìm kiếm của Yahoo Trung Quốc! để cho người sử dụng internet biết rằng một số kết quả nào đó đã và đang bị sàng lọc ngăn chận lại bởi luật pháp Trung Quốc. Tại các trang thư diện tử của Yahoo Trung Quốc!, công ty này cho biết, có một thông báo nhắc nhở người mới dùng internet (lần đầu rằng) dịch vụ phải tuân theo và các quy định luật pháp của nước này. Công ty cũng đã nói rằng họ đã gặp gỡ các gia đình của Tao và Wang Xiaoning, là người sử dụng internet đã bị bắt giữ vì các hoạt động trên mạng trực tuyến, và công ty đã công khai đề nghị trả tự do cho họ. Google đã không trả lời cho lời yêu cầu có cuộc bình luận về vụ việc này.
Trong khi Trung Quốc đã là một trận tuyến hàng đầu trong cuộc chiến đấu cho quyền riêng tư trên mạng trực tuyến, thì Việt Nam có lẽ là khu vực chiến sự tiếp theo. Vào tháng 1- 2009, Việt Nam đã đưa ra những quy định mới hạn chế các blogger chỉ được viết ra những thông tin cá nhân và không được có “những bài báo, các tác phẩm văn học hay những xuất bản phẩm bị cấm” bởi pháp luật Việt Nam.
Nhiều người trong số gần 1 triệu blogger Việt Nam đang sử dụng Yahoo! 360, diễn đàn blog của công ty kinh doanh Internet. Nhìn thấy trước nhu cầu cần bảo vệ quyền riêng tư của người dùng tại đó, Yahoo đã đặt công ty kinh doanh dịch vụ bằng tiếng Việt của mình tại Singapore, nơi mà theo họ luật pháp bảo vệ người tiêu dùng tốt hơn. Trong một trang blog của chung công ty Yahoo! ngày 12 tháng Ba, phó chủ tịch và là người đại diện pháp lý chung cho công ty Michael Samway đã đặt vấn đề: “Chúng tôi đã học được những bài học với tư cách là những kẻ mở đường trong những thị trường đang nổi lên nầy, và giờ đây chúng tôi đang áp dụng chúng vào việc làm cách nào chúng tôi xây dựng được những hoạt động kinh doanh tại những thị trường mới. Trong trường hợp Việt Nam, chúng tôi đã thực hiện những bước đi thận trọng khi phát động những dịch vụ tại đó để bảo vệ cho người dùng của Yahoo.”

Douglas MacMillan là một phóng viên của BusinessWeek tại New York.

-----------------------------------------------------------------------------------
Hiệu đính:
Trần Hoàng
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2009
20/03/2009
http://anhbasam.wordpress.com/2009/03/20/2299/

---------------------------------------------------------------

BusinessWeek

Google, Yahoo Criticized Over Foreign Censorship
In a report on Internet censorship, Reporters Without Borders scolds the tech giants —including Microsoft—for cooperating with repressive governments

By
Douglas MacMillan
March 13, 2009, 12:01AM EST
http://www.businessweek.com/technology/content/mar2009/tc20090312_381922.htm


No comments: