Phi Luật Tân ban hành đạo luật chủ quyền đảo Trường Sa
DCVOnline – Tin ngắn (AP)
11-03-2009
http://www.dcvonline.net/php/modules.php?name=News&file=article&sid=6100
MANILA, Phi Luật Tân - Tổng thống Phi Luật Tân đã ký thành luật xác nhận chủ quyền của Phi Luật Tân trên những quần đảo cũng được Trung Quốc và Việt Nam cho là thuộc chủ quyền của họ, một viên chức cho hay hôm nay thứ Tư ngày 11 tháng Ba, điều này đang gây nên nhiều phản đối về sự kiểm soát những hòn đảo nằm ở biển Nam Hải có tính chiến lược này.
Đạo luật này, được ký hôm qua thứ Ba bởi tổng thống Phi Luật Tân bà Gloria Macapagal Arroyo, tái xác định chủ quyền của Phi Luật Tân trên hơn 7.100 quần đảo trong vùng biển của họ, Bộ trưởng Hành pháp ông Eduardo Ermita cho hay. Đạo luật này cũng cho rằng Phi Luật Tân có chủ quyền với những hòn đảo nhỏ nằm xa hơn trong chùm đảo Trường Sa và Scarborough Shoal – hai vùng thuộc biển Nam Hải.
Trung Quốc cho rằng họ có chủ quyền trên hai chùm đảo này. Việt Nam và các nước khác trước đây cũng đã lên tiếng đòi chủ quyền quần đảo Trường Sa.
“Chúng tôi đang gởi một thông điệp đến cho toàn thế giới biết là chúng tôi đang xác nhận sự chủ quyền quốc gia … ích lợi quốc gia của chúng tôi,” ông Ermita tuyên bố ở buổi họp báo.
Tòa Đại sứ Trung Quốc đã đưa ra lời tuyên bố bày tỏ “sự chống đối mạnh mẽ và phản đối nghiêm trọng” chuyện ban hành đạo luật này, và khẳng định Trung Quốc “có chủ quyền không thể chối cãi trên những quần đảo này và vùng lãnh hải chung quanh đó.”
Trước đây, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã triệu tập một viên chức của tòa đại sứ Phi Luật Tân để phản đối chuyện thông qua đạo luật này ở Quốc hội Phi Luật Tân.
Việt Nam cũng đã kêu gọi Phi Luật Tân kiềm chế những hành động có thể làm sự tranh chấp trở nên nghiêm trọng.
Viên chức Bộ Ngoại giao Phi Luật Tân ông Henry Bensurto nói rằng Phi Luật Tân thông qua đạo luật này không những chỉ nhằm tái khẳng định chủ quyền của mình trên hai quần đảo Trường Sa và Scarborough Shoal nhưng còn để xác định đường biên giới lãnh hải gốc nhằm xác định thềm lục địa trải dài của mình.
Liên Hiệp Quốc đã yêu cầu Phi Luật Tân và những nước đã ký Hiệp ước về Luật Biển của LHQ đệ trình diện tích thềm lục địa mà các nước này cho rằng là của mình trước ngày 13 tháng Năm này. Hiệp ước này có hiệu lực từ năm 1994, xác định giới hạn lãnh hải của những nước có ký tên vào hiệp ước này.
Quần đảo Trường Sa, được tin là nằm trong vùng biển có nhiều dầu, khí và hải sản, bao gồm khoảng 100 đảo nhỏ, đá ngầm và san hô nằm rải rác trên thủy lộ bận rộn nhất trên thế giới trong vùng biển Nam Hải.
Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Phi Luật Tân, Mã Lai Á và Brunei đều lên tiếng chủ quyền hoặc toàn phần hoặc một phần của những quần đảo này.
© DCVOnline
--------------------------------
Nguồn: (1) Philippines enacts law claiming disputed islands. The Associate Press, by Jim Gomez, 11 March 2009
Philippines enacts law claiming disputed islands
By JIM GOMEZ
The Associated Press
Wednesday, March 11, 2009; 7:37 AM
http://www.washingtonpost.com/wp-dyn/content/article/2009/03/11/AR2009031100773.html
MANILA, Philippines -- The Philippine president has signed a law affirming sovereignty over islands also claimed by China and Vietnam, an official said Wednesday, sparking protests over the control of strategic South China Sea islands.
The legislation, signed Tuesday by President Gloria Macapagal Arroyo, reaffirms Philippine sovereignty over the more than 7,100 islands in its archipelago, Executive Secretary Eduardo Ermita said. It also claims outlying islands in the Spratly chain and Scarborough Shoal _ two regions in the South China Sea. China claims sovereignty over both chains. Vietnam and others have long laid claim to the Spratlys.
"We are sending the message to the whole world that we are affirming our national sovereignty ... our national interest," Ermita told a news conference.
The Chinese Embassy issued a statement expressing its "strong opposition and solemn protest" over the signing of the law, and insisted China "has indisputable sovereignty over these islands and their adjacent waters."
Earlier, China's Foreign Ministry summoned a Philippine Embassy official to protest the passage of the bill in the Philippine Congress.
Vietnam also urged the Philippines to refrain from taking action that might complicate the dispute.
Foreign Affairs official Henry Bensurto said the Philippines passed the law not to reiterate its claims over the Spratlys and Scarborough Shoal but to define the baseline used to determine its extended continental shelf.
The U.N. has asked the Philippines and other countries that signed the U.N. Convention on the Law of the Sea to submit the dimensions of their claimed continental shelf by May 13. The convention, which came into force in 1994, defines the maritime limits of its signatories.
The Spratlys, believed to be rich in oil, gas and fish, consist of about 100 barren islets, reefs and atolls dotting the world's busiest shipping lanes in the South China Sea.
Vietnam, China, Taiwan, the Philippines, Malaysia and Brunei each claim all or part of the low-lying islands.
No comments:
Post a Comment