Lao Động Ngoài Nước: Tiến Thoái Lưỡng Nan
Posted on Tuesday, March 10 @ 01:24:19 EDT
http://www.machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=1525
Từ quê nhà nghèo khó chị Lịch và chị Vị muốn ra nước ngoài làm với hi vọng kiếm được thêm tiền nuôi con cái và cải thiện cuộc sống gia đình.
Để sang Malaysia làm việc cho công ty TM Technology mỗi chị phải nộp 18 triệu VNĐ cho công ty môi giới Airline Alsimexco, tức là Hãng Hàng Không Việt Nam có bản doanh ở Đầm Trấu, Hà Nội.
Khi các chi đến Kuala Lumpur thì tất cả các giấy tờ và hộ chiếu của hai chị bị công ty thu giữ. Công ty cho các chị ký một bản Hợp Đồng bằng Tiếng Anh. Các chị không hề biết các điều khoản như thề nào vì không hiểu tiếng Anh. Khi hai chị ký xong thì công ty lấy lại bản hợp đồng.
Sau đó thì hai chị được đưa đi khám sức khỏe và kết quả là hai chị không đủ điều kiện sức khỏe để làm việc tại công ty, trong khi ở Việt Nam cả hai chị đã được công ty môi giới cho đi kiểm tra sức khỏe trước khi sang Malaysia. Kết quả khám ở Việt Nam cho thấy hai chị sức khoẻ tốt.
Dù không đủ điều kiện sức khoẻ, hai chị vẫn được giữ ở lại làm việc vì thời điểm đó công ty đang cần nhân công. Nhưng 9 tháng sau, khi công ty đủ người thì họ cho hai chị nghỉ việc.
Điều oái oăm là công ty tiếp tục giữ hộ chiếu của các chị, không cho hai chị đi làm cũng không cho các chị về nước. Khi hai chị xin về nước thì công ty nói các chị phải nộp cho họ RM 3000, tương đương 860 Mỹ kim. Vì không có khoản tiền lớn này, nên hai chị vẫn tiếp tục kẹt ở lại Malaysia cho đến nay.
Tháng đầu tiên công ty trợ cấp cho hai chị mỗi người RM 200, và sau đó thì cắt lương. Đến nay đã là 9 tháng hai chị vẫn còn kẹt ở Malaysia.
Vì không có thu nhập, hai chị phải ra ngoài nhặt rau để ăn qua ngày. Sau đó hai chị tìm được việc làm Ô-sin cho người Trung Quốc để kiếm tiền sống qua ngày và giành tiền về nước.
Trong hai tháng qua hai chị đã gửi thư cho Đại Sứ Quán Việt Nam bốn lần nhờ giúp đỡ nhưng chưa nhận được thư trả lời của ĐSQ.
Các chị cũng có liên lạc với công ty môi giới ở Việt Nam để tìm sự giúp đỡ được bảo là bây giờ họ không chịu trách nhiệm về hai chị nữa, có vấn đề gì thì hỏi ông chủ. Khi hỏi Ông chủ thì ông ta đẩy sang cho chị Liễu là người của công ty môi giới làm việc ở Malaysia nhưng cô ta cũng trả lời là không giúp đỡ được.
Qua thông tin từ những người bạn, hai chị biết đến Văn Phòng Hỗ Trợ Công Nhân Việt Nam ở Penang. Hai chị goị điện đến Văn phòng trình bày vấn đề khó khăn mà các chị đang phải chiụ đựng.
Chị Lịch cho biết ông chủ vừa thông báo mới cho chị rằng chị bị đuổi ra khỏi ký túc xá vì chị đã viết thư cho ĐSQ Việt Nam; không rõ rằng ĐSQ đã liên lạc gì với công ty như thế nào nhưng không hề liên lạc với hai chị. Ông chủ còn dọa rằng nếu không đi ông ta sẽ gọi cảnh sát đến bắt. Nhưng vì chị không có chỗ nào để đi nên chị Lịch vẫn lén ở lại, và mỗi khi ông chủ đến kiểm tra thì chị ra ngoài đợi ông chủ đi rồi thì chị lại vào.
Hiện tại, sau quá nhiều lần nhờ đến sự giúp đỡ của ĐSQ và công ty môi giới mà vẫn chưa nhận được sự hồi âm, hai chị chẳng biết phải nhờ cậy vào ai nữa. Hai chị vẫn tiếp tục đi làm việc nhà cho người Trung Quốc để kiếm tiền sống qua ngày, với hi vọng sẽ dành dụm đủ tiền để mua vé máy bay về nước.
Hiện nay Văn Phòng Hỗ Trợ Công Nhân Việt Nam đang lập hồ sơ để yêu cầu chính quyền Việt Nam giúp đỡ hai chị, đúng theo luật định.
Văn Phòng Hỗ Trợ Công Nhân Việt Nam do Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới Ở Á Châu, viết tắt là CAMSA trong tiếng Anh, phối hợp với tổ chức Tenaganita ở Malaysia thành lập đầu n ăm 2008. Liên Minh CAMSA hiện gồm bốn tổ chức: UBCNVB, Uỷ Ban Hoa Kỳ Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam, Liên Hội Người Việt Canada, và Hiệp Hội Nhân Quyền Quốc Tế (Đức). Trong chưa đầy một năm hoạt động, Liên Minh CAMSA đã can thiệp cho khoảng 30 vụ lớn nhỏ, ảnh hưởng đến ba ngàn công nhân. Liên Minh CAMSA cần sự yểm trợ của đồng bào để tiếp tục phát triển hoạt động nhằm can thiệp và trợ giúp nạn nhân, truy tố thủ phạm, và thúc đẩy những thay đổi về chính sách của các quốc gia.
Mọi đóng góp yểm trợ cho Liên Minh CAMSA, xin đề cho và gởi về:
BPSOS/CAMSA
PO Box 8065
Falls Church, VA 22041 - USA
No comments:
Post a Comment