Mai Vân
Bài đăng ngày 12/03/2009 - Cập nhật lần cuối ngày 12/03/2009 16:21 TU
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/111/article_2822.asp
Hạ viện Mỹ ngày 11/03/2009 đã thông qua một nghị quyết ủng hộ Tây Tạng, nhân kỷ niệm năm 50 phong trào nổi dậy chống Trung Quốc. Nghị quyết được thông qua với số phiếu gần như tuyệt đối, 422 phiếu thuận, 1 phiếu chống.
Biểu tình của người Tây Tạng trước sứ quán Trung Quốc tại Washington, ngày 10/03/2009Ảnh : Reuters
http://www.rfi.fr/actuvi/images/111/4_My_Taytang_bis_200.jpg
Văn kiện do dân biểu Rush Holt đưa ra kêu gọi « công nhận nỗi khổ đau của người dân Tây Tạng » và kêu gọi chính quyền Trung Quốc đáp lại nỗ lực của Đức Đạt Lai Lạt Ma muốn tìm kiếm một giải pháp lâu bền cho Tây Tạng.
Văn kiện cũng kêu gọi Bắc Kinh ngưng ngay những vụ đàn áp nhắm vào người dân Tây Tạng. Theo nghị quyết, cần phải có một nỗ lực đa phương để tìm một giải pháp lâu dài và hoà bình cho vấn đề Tây Tạng.
Bắc Kinh hôm nay đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ, chỉ trích nghị quyết đã đưa ra những lời tố cáo vô căn cứ đối với chính sách của Trung Quốc. Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc, trong cuộc họp báo, cho là nhân dân và chính quyền Trung Quốc rất bất bình và kiên quyết chống đối nghị quyết.
Ngay từ hôm 10/03/2009, Bắc Kinh đã bày tỏ thái độ quan ngại và yêu cầu Hạ Viện Mỹ rút lại bản dự thảo nghị quyết.
Mỹ - Trung dịu giọng sau vụ đụng độ trên biển
Thanh Phương
Bài đăng ngày 12/03/2009 - Cập nhật lần cuối ngày 12/03/2009 14:49 TU
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/111/article_2813.asp
Ngay từ khi lên cầm quyền, tổng thống Mỹ Barack Obama đã tỏ ý muốn thiết lâp một mối quan hệ mang tính xây dựng vớI Trung Quốc. Ngoại trưởng Hillary Clinton cũng đã dành chuyến công du ngoại quốc đầu tiên của bà cho châu Á và đặc biệt là vào cuối tháng hai vừa qua.
Nhưng chủ nhật vừa qua, quan hệ hai nước đột nhiên căng thẳng trở lại sau khi năm chiếc tàu của Trung Quốc ''quấy nhiễu'', theo lời tố cáo của Hoa Kỳ, một chiếc tàu không vũ trang của Mỹ đang ở trong hải phận quốc tế ở khu vực biển Đông. Washington đã phản đối vụ này và đã yêu cầu Bắc Kinh tôn trọng công pháp quốc tế. Về phần mình, Trung Quốc đã bác bỏ lờI tố cáo của Mỹ và yêu cầu Hoa Kỳ ngưng điều mà họ gọI là '' những hoạt động bất hợp pháp '' ở vùng biển Đông.
Theo giám đốc Cơ quan tình báo Mỹ Dennis Blair, đây là vụ đụng độ nghiêm trọng nhất giữa hai quốc gia kể từ năm 2001, khi xảy ra vụ va chạm trên không giữa một máy bay tiêm kích Trung Quốc với một máy bay do thám Hoa Kỳ. Theo dân biểu Cộng Hòa Mark Kirk, hành động của tàu Trung Quốc là '' cuộc trắc nghiệm đầu tiên '' đối với tân tổng thống Barck Obama.
Bên cạnh vụ đụng độ trên biển, quan hệ Washington - Bắc Kinh cũng gặp căng thẳng do vấn đề Tây Tạng, nhất là vào dịp kỷ niệm 50 năm cuộc nổi dậy của người Tây Tạng chống ách đô hộ của Trung Quốc. Hôm qua, mặc dù Trung Quốc đã lên tiếng phản đối trước, Hạ Viện Mỹ vẫn thông qua một nghị quyết ủng hộ cuộc đấu tranh của người Tây Tạng. Còn bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã bày tỏ ''mối quan ngại sâu sắc'' về tình trạng nhân quyền ở Tây Tạng và kêu gọi Bắc Kinh xét lại chính sách đối với vùng này.
Nhưng nay, cả hai quốc gia đều cố làm dịu căng thẳng nhân chuyến viếng thăm Washington của ngoại trưởng Dương Khiết Trì. Trong cuộc họp báo hôm qua, sau khi gặp ngoại trưởng Trung Quốc, ngoại trưởng Mỹ Clinton đã tuyên bố rằng hai bên đã đồng ý sẽ làm đủ mọi cách để không tái diễn các vụ đụng độ như vậy. Tổng thống Obama cũng đã mời ngoại trưởng Dương Khiết Trì vào Nhà Trắng.
Thực tế là Trung Quốc và Hoa Kỳ đang rất cần đến nhau trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Trung Quốc rất cần bảo đảm mức tăng xuất khẩu và qua đó tạo đủ công ăn việc làm cũng như duy trì ổn định xã hội trong nước, mà thị trường xuất khẩu lớn nhất đối với Trung Quốc là Hoa Kỳ. Thêm vào đó, đang có trong tay một nuồn dự trữ ngoại tệ khổng lồ, Trung Quốc không có cách chọn lựa nào khác là phải tiếp tục mua các trái phiếu của Bộ Tài chính Mỹ để giữ được giá trị của dự trữ ngoại tệ, trong khi đó, Hoa Kỳ đang tung thêm các trái phiếu của bộ Tài chính để bù đắp cho thâm thủng ngân sách ngày càng lớn, mà quốc gia duy nhất có nguồn ngoại tệ dồi dào để mua các trái phiếu đó vẫn là Trung Quốc.
Trong chuyến viếng thăm Bắc Kinh vào tháng hai vừa qua, ngoại trưởng Clinton đã kêu gọi hai nước hợp sức đối phó khủng hoảng kinh tế và biến đổi khí hậu. Ngoại trưởng Trung Quốc đến Bắc Kinh cũng chính là nhằm chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh nhóm G 20 quy tụ các nước công nghiệp và các nước đang phát triển vào tháng tới ở Luân Đôn. Cuộc họp này sẽ đề ra phương cách để ổn định kinh tế thế giới và thúc đẩy sự hồi phục. Bên lề cuộc họp thượng đỉnh Luân Đôn, lần đầu tiên tổng thống Obama sẽ gặp chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào.
No comments:
Post a Comment