Sunday, March 1, 2009

CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI BỐN BỀ THỌ ĐỊCH CỦA VIỆT NAM

Chính Sách Đồi ngoại và 4 bề thọ địch của VN 2009
TranHoang's Blog
Saturday February 28, 2009 - 02:35pm (PST)
http://blog.360.yahoo.com/blog-KXmUmB85dKcsZwcjeCxWU1TlGZU-?cq=1

Hồi tháng 4/ 2008, TH đã dịch 2 bài về
- Thành phố Trung Quốc ở Lào- và hơn 3000 doanh nghiệp của TQ đang hoạt động tại Kampuchea

Lúc ấy, TH có đặt câu hỏi là "chừng nào ở Việt Nam sẽ có thị trấn của người Trung Quốc được xây dựng lên?"


Khi nào Hà Nội, Đà Nẵng, Sài Gòn có dự án mở rộng, có dự án thành phố mới....hãy nghĩ đến bài viết nầy

Link chínhsáchđốingoạigiữatrungquốcvàlào2007-2009 chínhsáchđốingoạigiữatrungquốcvàkampuchea2005-2016

Gần một năm sau,tháng 2/2009, báo chí VN đã ào ạt đăng tin chính phủ VN đã đồng ý để cho Trung Quốc đem hàng chục ngàn công nhân TQ (chắc chắn là có quân đội) qua VN xây dựng thành phố để khai thác quặng nhôm (bô-xít) tại 2 địa điểm ở Đắc Nông thuộc tỉnh Đắc Lắc và tỉnh Lâm Đồng.

VN đang tứ bề thọ địch, bị bao vây (nhưng lại khen ngợi ra rả là tình anh em đồng chí!)

Ở phía Tây:

1./Thị trấn người Trung Quốc (China Town in Lao) đang được xây dựng từ năm 2007, diện tích 16 km vuông, China Town được xem là lớn nhất thế giới, nằm sát bên thủ đô Vạn Tượng, và từ đó quân đội TQ sẽ tiến vào Thành Phố Vinh của VN chỉ vài giờ xe chạy. Trong khu vực 16 km vuông ấy, dự định sẽ có ít nhất 130 ngàn người TQ làm, và người Lào không được bén mảng vào khu vực ấy.
Vùng thượng nguồn sông Cửu Long từ TQ chảy qua Lao hiện đã được khai thông hai bờ cho rộng hơn để thuyền chở "hàng hóa" và người từ TQ đổ vào Lào.

2./các thị trấn người TQ ỏ khắp Kampuchea với hơn 3000 doanh nghiệp người Trung Quốc đang làm cầu đường, nhà máy điện, nắm hết nền kinh tế Kampuchea.

3./Ở tây nguyên VN, thuộc tỉnh Lâm Đồng (Đà lạt) và Đắc Nông thuộc tỉnh Đắc Lắc, hai thành phố China town chắc chắn rồi sẽ được xây dựng lên cho 10 ngàn-20 ngàn công nhân TQ ăn ở và khai thác mỏ nhôm (Bô-xít).

Tháng 2, năm 2009, Trung quốc tuyên bố công khai sẽ kiếm cách có được hợp đồng xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở tỉnh Bình Thuận (vùng Phan Rang, Phan Rí). Tiến trình xây dựng nhà máy điện nguyên tử ở Mỹ thường mất 5 năm để tìm hiểu, khảo sát địa thế, nghiên cứu nguy cơ hạt nhân ảnh hưởng lên môi trường, và mất thêm 5 năm để xây dựng. Các lãnh tụ của VN hiện nay đang muốn có nhà máy điện hạt nhân hoạt động khoảng năm 2020, nhưng thay vì dùng hợp đồng với Mỹ, Nhật, để được an toàn về quốc phòng, thì họ lại đang có ý chọn TQ. (Có thể TQ gạ cho VN vay tiền lãi suất cực thấp để làm nhà máy điện hạt nhân).

Chắc chắn rồi đây báo chí VN sẽ không được loan tải tin tức về số lượng 10-20 ngàn người TQ nầy. Chắc chắc người VN sẽ không được bén mảng lại gần để dòm ngó. (và những vũ khí quân đội sẽ được đưa sẵn vào đây nằm đó chờ đợi trong 10 năm, đến 2018, hoặc chờ đợi một biến cố gì đó...ở VN)

Ở Phía Đông :

4./TQ dã và đang xây dựng phi trường, căn cứ quân sự ở hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, và căn cứ tàu ngầm ở đảo Hải Nam chắc chắn chỉ để tấn công VN bên sườn phía Đông

Ở phía Nam:

5./Xây dựng căn cứ hải quân và lục quân nhưng trá hình là doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa từ Kampuchea về TQ. TQ đang đầu tư 500 triệu đô la vào hải cảng Sihanouk Ville vào năm 2008, hải cảng nầy nằm ở phía Nam Kampuchea (ngang mũi Cà Mau, vùng Kiên Giang, Rạch Giá). Kampuchea có sản xuất hàng hóa được cái gì đâu mà cần bỏ tiền vào đâu tư vào hải cảng lớn như thế? từ 1995 đến nay, ai ai cũng biết là kinh tế mạnh nhất của Kampuchea là sản xuất hàng gia công may mặc, vải, áo quần, giày, mũ qua Mỹ và Châu Âu.

Ở phía Bắc:

6./ Hơn 200 ngàn-400 ngàn quân đội của TQ đang ém quân đóng dọc theo các tỉnh của TQ, sát với biên giới với VN. Họ sẽ xây dựng (rất kiên cố) các đồn bót tại tất cả các cao điểm và các ngọn núi vừa chiếm được trong cuộc hoàn thành cắm cột mốc biên giới tháng 2/2009.

Các cao điểm vừa chiếm được qua hiệp định biên giới 2008 nầy có ưu thế quân sự rất lớn: chế ngự và nhìn vào các thị trấn VN cách xa đó 20-30 km, nghĩa là tất cả vùng nầy ở phía VN đều nằm trong tầm bắn (30 km) của đại bác 130 mm của TQ đặt trên các cao điểm nầy. Đây là vùng cao điểm có ý nghĩa chiến lược và chiến thuật rất quan trọng. Một trong các cao điểm ấy là núi Lão Sơn (Lao San) mà bộ đội VN và TQ đã đánh nhau chí tử từ 1988-1992 để thay phiên dành nhau và chiếm giữ các cao điểm nầy. Cuối năm 1992, VN còn giữ cao điểm này, nhưng nay thì các nhân vật ngồi ở Hà Nội đã yêu cầu bộ đội VN rút lui, để nhường toàn bộ vùng núi Lão Sơn nầy cho TQ. Theo báo quân đội của TQ, khoảng 4000-6000 bộ đội VN và cũng khoảng cùng con số đó của quân đội TQ đã nằm lại mãi mãi ở núi Lão Qua trong cuộc chiến kéo dài 4 năm 1988-1992 (theo tài liệu của phía quân đội TQ đăng tải trên tạp chí của họ và được dịch qua tiếng Mỹ.)

Nổi buồn của TH khi đọc và dịch báo chí nước ngoài là lắm lúc mình nhìn thấy trước, tiên đoán trước được các diễn tiến sắp xẩy ra ở VN mà mình chẳng biết làm gì được ngoài chuyện lên tiếng báo động.



No comments: