Friday, March 20, 2009

ĐẢNG VIỆT TÂN ĐIỀU TRẦN TRƯỚC QUỐC HỘI ÚC-ĐẠI-LỢI

Việt Tân điều trần trước quốc hội Úc
Cập nhật:13:11 GMT - Thứ Sáu, 20 tháng 3, 2009
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/03/090320_viettan_australia_hearing.shtml
Ban lãnh đạo đảng Việt Tân vừa xuất hiện trong cuộc điều trần của quốc hội Úc thảo luận các biện pháp tăng cường nhân quyền cho vùng Á châu Thái Bình Dương.

Trong phòng họp của Tiểu ban Nhân quyền người ta thấy ông Đỗ Hoàng Điềm, chủ tịch Đảng, bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong, Ủy viên ban Chấp hành của Việt Tân. Và ông Trương Đức, đại diện cho đảng Việt Tân tại Úc.
Cuộc điều trần do Ủy ban Phối hợp Ngoại giao, Quốc phòng và Mậu dịch của Quốc hội liên bang Úc điều phối.
Ủy ban này đề nghị tiểu ban Nhân quyền tổ chức ba buổi điều trần để thảo luận và lắng nghe đề nghị của các tổ chức hoạt động nhân quyền tại Úc.
Ủy ban hy vọng các ý kiến đóng góp này sẽ xuất hiện trong bản thẩm định chung gửi lên Bộ Ngoại giao nhằm cập nhật cách nhìn và đường hướng giải quyết nhân quyền của Úc.
Úc có chính phủ mới từ tháng 11 năm ngoái. Cuộc điều trần là sáng kiến của ngoại trưởng Úc, ông Stephen Smith, trong chính phủ Lao Động, nhằm tìm ra cách tiếp cận tốt nhất về nhân quyền trong vùng Á châu.
Theo bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong, cuộc điều trần sẽ giúp bộ Ngoại giao Úc nghiên cứu cách bảo vệ nhân quyền tại Á châu Thái bình Dương, hy vọng qua đó sẽ có những đối sách thích đáng để cải thiện tình trạng trong vùng.

Đối thoại Úc Việt

Giữa Úc và Việt Nam, hàng năm vẫn có đối thoại về nhân quyền, tổ chức luân phiên tại thủ đô hai nước.
Úc muốn dùng cơ chế này để tác động đến nhận thức và hành động trong chính giới Việt Nam để đưa sự hiểu biết và tôn trọng nhân quyền với mặt bằng chung trên thế giới.
Ông Phong cho rằng đây là cơ cấu người Việt hải ngoại nên khai thác, và tiếp tục đưa kiến nghị để chính phủ Úc thúc ép Việt Nam thay đổi nhận thức về nhân quyền ở trong nước.
Ngoài Việt Nam, Úc còn quan tâm đến nhân quyền vùng Á châu Thái Bình Dương. Nhiều người nói Úc là quốc gia Tây phương đi đầu trong việc phối hợp tìm ra cơ cấu hữu hiệu hơn nhằm giảm bớt các vụ đàn áp về nhân quyền trong vùng.
Dù Úc không nằm trong khối Asean, nhưng lại liên hệ chặt chẽ với các nước thành viên của Asean, ông Phong và đảng Việt Tân đề nghị Úc nên gắn bó với quá trình thành lập Ủy hội Nhân quyền Asean để chia sẻ kinh nghiệm và tăng thêm tính hiệu quả của tổ chức.
"Mục đích cao nhất của Úc là đưa ra thêm nhiều đóng góp vào việc cải thiện nhân quyền trong vùng," ông Phong nói.
Sau buổi điều trần ban điều hành đảng Việt Tân có cuộc gặp với Bộ Ngoại giao Úc. Theo chủ tịch đảng Đỗ Hoàng Điềm, đoàn Việt Tân được thông báo về hoạt động của Bộ Ngoại giao Úc tại Việt Nam thời gian qua, và một số dự định của Úc trong tương lai.
Ông Phong thừa nhận Úc có đóng góp đối với nhân quyền Việt Nam trong quá khứ. Cuộc gặp, theo ông, là cơ hội kêu gọi Úc làm nhiều hơn.
"Những đóng góp đó vẫn chưa đủ. Ngày hôm nay Việt Nam vẫn là quốc gia đàn áp nhân quyền gần như là tệ nhất trên thế giới."
"Cho nên nước Úc, một quốc gia lớn trong vùng, cần gia tăng áp lực, hoặc đưa ra chương trình cụ thể để ép buộc Cộng sản Việt Nam chấp nhận thay đổi trong nhu cầu hội nhập thế giới."

Việt Tân được nhiều người đánh giá là tổ chức chính trị có thế lực và quy củ hàng đầu trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài.
Tuy vậy, những liên hệ với người sáng lập, Hoàng Cơ Minh (qua đời năm 1987), là yếu tố gây tranh cãi, ngay cả trong người Việt ở Mỹ.
Chính phủ Việt Nam gọi Việt Tân là tổ chức "khủng bố", trong khi đảng này nói chủ trương của họ là "tiến hành một cuộc cách mạng toàn diện để xây dựng dân chủ và canh tân Việt Nam".


Điều trần và vận động nhân quyền tại Quốc Hội Úc

Việt Tân
Cập nhật ngày: 20/03/2009
http://www.viettan.org/spip.php?article8403
Trong mục tiêu vận động sự hậu thuẫn quốc tế, phái đoàn của Đảng Việt Tân gồm Ông Đỗ Hoàng Điềm, Chủ Tịch Đảng; Ông Nguyễn Đỗ Thanh Phong, Ủy viên Trung Ương; và Ông Trương Minh Đức, Đại diện Úc Châu đã dành trọn nguyên ngày cho chuyến công tác trong Quốc Hội Úc tại Canberra.
Vào lúc 10.30 sáng, ngày 19/03/2009, phái đoàn đã điều trần trước Tiểu Ban Nhân Quyền - thuộc Ủy Ban Phối Hợp Quốc Phòng, Ngoại Giao và Ngoại Thương của Quốc Hội Liên Bang Úc - về tình trạng vi phạm quyền làm người tại Việt Nam và đề nghị một vài phương thức xây dựng nền tảng dân chủ và cơ chế nhân quyền trong vùng Châu Á Thái Bình Dương.

Điều Trần

Trong phần mở đầu, ông Đỗ Hoàng Điềm đã xác định mục tiêu của Đảng Việt Tân là đấu tranh dựa trên sức mạnh của quần chúng để cải thiện tình trạng nhân quyền và thúc đẩy sự thay đổi thể chế chính trị hiện tại một cách ôn hòa tại Việt Nam.
Ông đã đưa ra một số trường hợp các nhà đấu tranh bị bắt bớ và giam giữ một cách tùy tiện như Nguyễn Xuân Nghĩa, Phạm Thanh Nghiên, Ngô Quỳnh, Vũ Hùng, Trần Đức Thạch, Nguyễn Văn Túc và Phạm Văn Trội. Đặc biệt là trường hợp của cô Phạm Thanh Nghiên, mặc dầu đã bị giam giữ hơn 6 tháng, nhưng gia đình vẫn chưa được phép thăm nuôi, sức khỏe của cô đang bị sa sút trầm trọng.
Song song, Ông cũng đã vạch trần sự đàn áp Tự Do Ngôn Luận và Tự Do Internet của nhà cầm quyền Việt Nam, qua việc bắt giam hai ký giả Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn Văn Hải, họ bị bắt vì phơi bày vụ biển thủ nhiều triệu đô-la ở bộ Giao Thông Vận Tải. Trường hợp Điếu Cày là một ví dụ điển hình của những người viết Blog bị giam giữ vì dám lên tiếng về hiểm hoạ mất lãnh thổ vào tay Trung Quốc.

Phái đoàn Việt Tân (trái sang phải): ông Trương Minh Đức, ông Đỗ Hoàng Điềm, ông Nguyễn Đỗ Thanh Phong.
http://www.viettan.org/IMG/jpg/dieutran1-3.jpg

Ông đã nêu rõ về sự đàn áp các tôn giáo của cộng sản Việt Nam qua sự sách nhiễu Hoà Thượng Thích Quảng Độ, Mục Sư Nguyễn Hồng Quang, nhúng tay vào nội tình của Công Giáo, bắt bớ những giáo dân khi họ xuống đường đòi trả lại tài sản cho Giáo Hội tại Thái Hà.
Ông tuyên bố: “Không có công đoàn độc lập nào được thừa nhận ở Việt Nam. Công nhân bị ngăn cấm thành lập hay tham gia vào bất cứ công đoàn độc lập nào”. Chỉ có một công đoàn quốc doanh do Chính phủ Việt nam thành lập gọi là Tổng Công Đoàn Lao Động Việt Nam. Ông lên án chính phủ Việt Nam đã trắng trợn vi phạm nghiêm trọng Quy Ước Lao Động Quốc Tế khi kiểm soát công nhân một cách chặt chẽ và ngăn cấm các cuộc đình công tự phát .
Trước khi đề nghị cùng chính phủ Úc về một cơ cấu nhân quyền cho vùng Á Châu Thái Bình Dương, Ông đã kêu gọi Chính Phủ Úc cần có những cuộc đối thoại song phương với Việt Nam về nhân quyền. Những cuộc đối thoại nên chú trọng đến việc xây dựng quyền Tự Do Báo Chí, tự do thông tin trên mạng lưới Internet và quyền Tự Do Hội Họp.
Ông cho rằng giải pháp cho nhân quyền là cần kiến tạo một xã hội dân chủ, nơi mà các công dân có quyền chọn lựa một thể chế chính trị và buộc chánh phủ phải chịu trách nhiệm về hành động của họ. Ông kêu gọi Chính Phủ Úc hãy ủng hộ nhân dân Việt Nam và các quốc gia bị đàn áp khác bằng cách lên tiếng về những sự sách nhiễu nhân quyền, tiếp tay xây dựng một xã hội dân sự và hỗ trợ cho các tập hợp dân chủ, đồng thời liên tục áp lực chế độ hiện tại buộc phải thay đổi.
Ông tuyên bố ủng hộ mạnh mẽ việc đề xướng của Nhóm Điều Nghiên Cơ Chế Nhân Quyền để hình thành một ủy hội nhân quyền liên chánh phủ. Ông đề nghị tất cả các quốc gia hội viện ASEAN đều đương nhiên trở thành hội viên chính thức của Ủy Hội này. Ủy Hội sẽ hành xử như là một bộ phận quan sát để bảo đảm mọi khiếu nại được lắng nghe và các khuyến cáo được áp dụng.

Phần đặt câu hỏi và trả lời:

Bà Chủ Tịch Tiểu Ban Kerry Rea đã nêu ra một câu hỏi là ở Việt Nam đã có ai dùng luật để thách thức hiến pháp của Việt Nam hay chưa. Phái đoàn đã cho Bà biết là cũng đã có nhiều người trong nước lên tiếng về sự vô lý của điều 4 trong hiến pháp Việt Nam, một qui định kỳ quái cho phép Đảng Cộng Sản Việt Nam là đảng duy nhất được nắm quyền mà thôi. Có nhiều trường hợp mà người dân đã viện dẫn một số đạo luật để chống lại các vụ tham nhũng, chèn ép v.v… Tuy nhiên chưa có một ai chính thức dùng luật để đòi hỏi nhà cầm quyền phải tuân thủ hiến pháp.
Bà Dân Biểu Parke đã có thắc mắc là Việt Nam đã có dụng ý gì khi bắt giam người viết Blog “Điếu Cày” với tội “trốn thuế”. Phái đoàn đã trình bày là bởi VN cần hội nhập vào trào lưu thế giới và không muốn thế giới lên án về các hành vi đàn áp đó, nên mới phải khoác cho Điếu Cày một tội danh mang tính hình sự. Phái đoàn cũng đã nhận định rằng những quan ngại của Việt Nam trước dư luận quốc tế là một điểm yếu mà người đấu tranh cần phải khai thác tối đa.
Ngoài ra còn có khá nhiều câu hỏi khác đã được phái đoàn trả lời sáng tỏ. Các thành viên của Tiểu Ban đã bày tỏ sự quan tâm đặc biệt đến những vi phạm nhân quyền tại Việt Nam. Để kết thúc buổi điều trần, bà Chủ Tịch Kerry Rea đã yêu cầu phái đoàn đại diện Việt Tân tiếp tục cung cấp thêm những dữ kiện cần thiết.

Phái đoàn Việt Tân tiếp xúc với Thượng nghị sĩ Gary Humphies, các Dân biểu Bernie Ripoll và Luke Simpkins (từ trên xuống)
http://www.viettan.org/IMG/jpg/dieutran5.jpg

Gặp gỡ chính giới

Nhân chuyến điều trần trong Quốc Hội Úc, Ông Đỗ Hoàng Điềm cùng phái đoàn cũng đã đến thăm viếng các văn phòng của Dân Biểu Liên Bang Bernie Ripoll, một dân biểu quen thuộc với cộng đồng Việt Nam tại Brisbane; Thượng Nghị Sĩ Gary Humphies; và Dân Biểu Liên Bang Luke Simpkins. Trong dịp gặp gỡ này phái đoàn Việt Tân đã vận động sự hỗ trợ và lên tiếng đòi tự do cho các nhà đấu tranh đang bị giam giữ tại Việt Nam.

Tiếp kiến với Bộ Ngoại Giao Úc

Sau đó vào lúc 4.30 chiều cùng ngày, phái đoàn cũng đã được tiếp kiến cùng Bộ Ngoại Giao Chính Phủ Úc. Ông Đỗ Hoàng Điềm đã trình bày về tình hình biến chuyển tại Việt Nam và nhu cầu xây dựng nền tảng dân chủ để bảo đảm nhân quyền. Bộ Ngoại Giao xác nhận chính phủ Úc đã có nhiều nỗ lực để cải thiện tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Họ đã có nhiều cơ hội đối thoại song phương về nhân quyền. Họ cũng đã đề cập đến một số trường hợp các nhà dân chủ bị giam cầm và đặc biệt là đã tiến hành nhiều chương trình huấn luyện để gia tăng sự hiểu biết về nhân quyền và các biện pháp để bảo vệ nó.
Chuyến công tác của phái đoàn Đảng Việt Tân được thành công tốt đẹp, có những bước tiến quan trọng trong việc vận động hậu thuẫn Chính Phủ Úc cho công cuộc đấu tranh chung.
------------------------------------------------------

Xem
Bài điều trần của ông Đỗ Hoàng Điềm tại Quốc Hội Úc ngày 19 tháng 3 năm 2009


No comments: