Thursday, January 15, 2009

PHƯƠNG CÁCH BIỂU TÌNH MỚI Ở TRUNG QUỐC

Cách thức xuống đường mới để phản đối chính quyền đang được áp dụng ở Trung quốc
Bờm’s Blog
Wednesday February 13, 2008 - 05:50pm (PST)
http://ca.blog.360.yahoo.com/blog-cVGJ8Bw2dKpfQAl0ul9jDsJHtSPwnA--?cq=1&p=753

Một cách thức xuống đường phản đối chính quyền địa phương mà không bị quy vào tội phản động đang được ngưòi dân đô thị ở bên Trung quốc áp dụng.

Ở các nước cộng sản, hể ba người trở lên đứng ra phản đối chuyện gì, là bị buộc vào tội chống đối nhà nước, nhẹ thì bị ghép vào tội tụ tập đông người mà không xin phép. Trong thời bao cấp, người dân hầu như không ai dám chống lại cái luật này mặc dù biết nó là quái đản, nhưng khi đã mở cửa giao thương với bên ngoài thì chính quyền muốn ra tay đàn áp cũng phải nhìn trước nhìn sau chứ không phải như ngày xưa. Về phía người dân một phần đã bớt sợ hãi, phần khác vì quá uất ức buộc lòng phải đứng lên đấu tranh đòi lại quyền lợi, nên chuyện xuống đường biểu tình không còn là điều quá lo sợ như xưa mặc dù vẫn bị đàn áp. Trong kế hoạch giải tỏa mặt bằng để xây thêm đường xe điện chạy bằng từ trường Linear Motor car, chính quyền Thượng Hải đã trưng thu đất đai mà không bồi thường thỏa đáng khiến cho người dân quá uất ức, đã xuống đường phản đối, nhưng lần nào cũng bị đàn áp thẳng tay. Để tránh thiệt hại, vào đầu tháng giêng vừa qua, những người biểu tình đã thay đổi chiến thuật bằng cách phát động nhiều cuộc đi bộ tập thể vào ngày cuối tuần ở trong thành phố rồi ra ngồi tại các quảng đường Nhân dân, chỉ đi bộ chứ không hô khẩu hiệu nhưng trên tay mỗi người đều cầm tấm bản viết mấy chữ ’’chúng tôi cần sức khỏe, không cần xe điện Linear Motor’’. Cuộc đi bộ vào ngày 12/1/2008, quy tụ được trên 3000 người đủ mọi lứa tuổi từ các cụ già, em bé cho đến phụ nữ mang thai. Công an được phái đến để giải tán, nhưng những người tham gia cuộc đi bộ này chẳng hề lo sợ và đã điềm tỉnh giải thích rằng đây không phải là biểu tình, chỉ là một cuộc đi bộ cho được khoẻ mạnh. Người dân có quyền đưọc đi bộ, tập thể dục để giữ gìn sức khỏe, luật pháp đâu có cấm chuyện này. Công an báo cáo tình hình hiện trường cho cấp trên và chờ chỉ thị để ra tay đàn áp, nhưng chẳng một quan chức nào dám ra lệnh đàn áp người đi bộ vì thế vào những tuần kế tiếp các cuộc đi bộ vẫn tiếp tục diễn ra mà chưa thấy một dấu hiệu nào sẽ bị đàn áp. Không phải chính quyền nương tay mà là người dân đâu có vi phạm luật đâu để lấy cớ đàn áp.

Sau Thượng Hải là đến Bắc Kinh, số đông người dân thủ đô bị mất nhà mất đất, do Olympic đã lên kế hoạch, ’’Đi bộ cuối tuần ’’ trước quảng trường Thiên An Môn theo dự đoán có thể lên đến cả vạn người đang làm cho nhà cầm quyền Bắc Kinh nhức đầu. Thực ra, chuyện đi bộ phản đối này, thật ra là sáng kiến phát xuất từ Hạ Môn (tiếng Tàu đọc là Amoi), một thị trấn thuộc tỉnh Phúc Kiến, trước kia người dân ở đây kêu gọi xuống đường biểu tình chống ô nhiễm môi sinh do ống khói và chất thải của các nhà máy, bị đàn áp thê thảm nên họ đổi chiến thuật thay vì biểu tình thì rủ nhau cùng đi bộ với khẩu hiệu ’’Khói, chất thải hóa học ảnh hưởng xấu đến sức khỏe’’. Chính quyền địa phương cũng khó ra tay đàn áp, vì trong kỳ Đại hội lần thứ 17 của đảng Cộng sản Trung quốc vào mùa thu năm ngoái, chính ông Hồ Cẩm Đào là người kêu gọi, mọi người dân hãy bài trừ nạn ô nhiễm môi sinh, cố gắng đi bộ, tập thể dục, thể thao để giữ gìn sức khỏe.

Theo báo chí phát hành tại Hồng Kông vào đầu tuần qua thì đã bắt đầu có dấu hiệu chính quyền Thượng Hải ra tay đàn áp, trước tiên là tờ Nhân Dân nhật báo được lệnh đi những bài chỉ trích các cuộc ’’đi bộ’’, báo này cho rằng những cuộc đi bộ đó đang uy hiếp sự ổn định xã hội, những người đi bộ đó không phải vì phong trào sống khỏe mà là cả một âm mưu chính trị phi pháp muốn lật đổ chính quyền. Sau khi cho báo chí đánh phủ đầu bằng cách chụp mủ và vu khống thì sẽ đến hành động sử dụng vũ lực để đàn áp. Đây là tiến trình mà chính quyền Trung quốc từ trung ương đến địa phương luôn áp dụng. Khi báo chí Hồng Kông loan tin này đi thì nhiều tổ chức Nhân quyền Thế giới bắt đầu đặc biệt quan tâm và đã lên tiếng yêu cầu nhà cầm quyền Bắc Kinh không được đàn áp. Các nhà xã hội học ở Trung quốc cho rằng một tờ báo nhân danh là tiếng nói của tỉnh ủy Thượng Hải mà lý luận như thế thì hết thuốc chữa. Muốn đàn áp thì cứ im lặng mà ra tay đi chứ bảo rằng những cuộc đi bộ là uy hiếp sự ổn định xã hội thì nghe sao lọt lổ tai. Về phía các bình luận gia thì nói rằng khi mà người dân đã uất ức lên rồi thì họ sẽ tìm đủ mọi phương thức chống đối, nếu đi bộ mà vẫn bị đàn áp tất nhiên họ sẽ nghĩ ra cách khác, như chạy bộ chẳng hạn. Nói như thế có nghĩa là chính quyền cộng sản Trung quốc sẽ bị người dân chống đối liên tục từ năm này đến năm khác. Một quốc gia mà như thế thì không bao giờ có sự ổn định về chính trị, tất cả mọi sự gọi là ổn định hiện nay điều giả tạo vì dựa trên bạo lực.


No comments: