Sunday, January 11, 2009

ẨIPHỈ LÀM GÌ TRƯỚC SỰ XÂM LẤN CỦA TRUNG QUỐC ?

Hội Luận từ San Jose tới Frankfurt:
Chúng ta phải làm gì trước sự xâm lấn của Trung Cộng?
Thế Dũng và Ngọc Châu tường trình từ Frankfurt
Thứ Bảy, ngày 10 tháng 1 năm 2009
http://www.vietvungvinh.com/Portal.asp?goto=VietNam/2009/20090110_02.htm

Tin Tổng Hợp.- Tiếp nối Hội Luận I về Hiện Tình Lãnh Thổ Lãnh Hải Việt Nam ngày 30/11/2008 ở San Jose, California, Hoa Kỳ, buổi Hội Luận II với cùng mục đích trưng cầu ý kiến và vận động đồng hương cho một số việc làm cấp thiết để bảo vệ chủ quyền lãnh hải lãnh thổ Việt Nam đã được tổ chức tại Giảng-đường IV của Đại Học Johann Wolfgang Goethe-Universitat, Frankfurt, Đức-quốc, vào ngày 06/12/2008.

Ba diễn giả đến từ Hoa Kỳ và Pháp quốc là cựu Phó Đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại [Hoa Kỳ], nguyên Tư Lệnh Hải Quân Vùng I Duyên Hải; luật sư Trần Thanh Hiệp [Pháp], Chủ Tịch Trung Tâm Việt Nam về Nhân Quyền tại Paris; và luật sư Nguyễn Thành [Hoa Kỳ] “Nhóm Công-Lý và Hoà-Bình cho Hoàng Sa Trường Sa của Việt Nam” [Justice & Peace for Hoang Sa & Truong Sa of Viet Nam].

(Từ trái qua phải: LS Nguyễn Thành, Đô Đốc Hô văn Kỳ Thoại, LS Trân Thanh Hiệp, KS Nguyễn văn Phảy và anh Hoàng Tôn Long)
http://www.vietvungvinh.com/VietNam/2009/Images/20090110_02.jpg

Phía thính giả, chúng tôi ghi nhận có sự hiện diện của nhiều thân hào nhân sĩ, đại diện nhiều đoàn thể, tổ chức, hội đoàn như Bác sĩ Trần Văn Tích [CĐNVTN tại Bonn], cựu Đại tá Nguyễn Kim Định [Hội NVTNCN Muenchen], ông Lưu Văn Nghĩa [Liên Hội NVTNCS tại Đức], Dược sĩ Lê Nhất Hiền và chị Bích Thủy [Hội PNVNTD tại Đức], ông Phạm Trương Long [Khối LTC], bà Huỳnh cát Đằng (Chi Hội Phật Tử tại Frankfurt và VPC), cựu Tr. tá Nguyễn Đình Tâm [CĐNVTN tại Berlin], ông Nguyễn Văn Phảy [Hội HQ Hàng Hải tại Đức], ông Hoàng Tôn Long [TTCSVNCH tại Đức], ông Vũ Quốc Dụng [Hiệp Hội Nhân Quyền QT tại Đức], Thu Hồng [Radio VNHN tại Âu-châu], ông Trương Xuân Sao [CĐNVTN tại Grinsheim], bà Phạm Thị Nga [Hội NVCN Frankfurt và VPC], ông Lý Văn Xuân [Hội NVTNCS tại Munchen], ông Bùi Văn Tân [Hội NVTNCS tại Numberg], ông Trần Văn Các [Hội NVTNCS tại Bremen], ông Đặng Phú Hiệp [Hội NVTNCS Moenchengladbach], ông Phan Tân [CĐNVTN tại Recklinghausen], ông Hoàng Trọng Sang [CĐNVTN tại Wachenherm], ông Phạm Công Hoàng [Tổ Chức Sinh Hoạt NVTN Đức-quốc], GS Lai Thế Hùng [CĐ Âu Châu], ông Lý Minh Thuấn [CĐNVTN ở Metz, Pháp], ông Nguyễn Thế Nguyên [CĐNVTN tại Hoà Lan], ông Nguyễn Duy Phương [Hội Cựu QN Strasbourg, Pháp], Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hùng và chị Thái Thanh Thuỷ [Đảng Thăng Tiến], ông Nguyễn Thanh Vân [Đảng Việt Tân], ông Nguyễn Văn Bình [VNQDĐ], ông Trần Thanh Hải [Đảng Dân Tộc], ông Nguyễn Duy Tân [Đảng Duy Tân Dân Chủ], ông Trần Tỉnh Lê [Đảng Tự Do Dân Chủ], ông Trần Văn Sơn [Đoàn TNVNTD tại Đức-quốc], ông Nguyễn Văn Rị [Liên Đoàn Công Giáo VN Đức-quốc], ông Trần Phước Thiện [Đoàn Thanh Niên Việt Võ Đạo VN tại Đức], …

Buổi Hội Luận diễn ra sôi nổi ngay từ giây phút đầu tiên như một “tiểu” Diên Hồng khi ba hồi trống cổ truyền nổi lên dồn dập như thúc giục đấu tranh hoà với lời réo gọi quen thuộc“Toàn dân nghe chăng? Sơn hà nguy biến! Hận thù đằng đằng! Biên thùy rung chuyển!” được cất cao từ một thanh niên đeo cà-vạt cờ vàng ba sọc đỏ, anh Huynh Thanh Ha. Nếu tính cả 2 giờ bán đồ ăn thật vui trước khai mạc do các chị trong Hội Phụ Nữ bỏ công sức ra làm và bán để góp vào chi phí tổ chức thì buổi Hội Luận đã diễn ra gần 9 giờ, từ 12 đến 20:45giờ.

Toàn bộ chương trình hội luận được chị Thái Thanh Thủy trực tiếp đưa lên Paltalk để đồng hương hải ngoại và đồng bào quốc nội biết một vấn đề liên quan đến sự tồn vong của tổ quốc nhưng Đảng CSVN đang cố tình ém nhẹm. Chị Thu Hồng [Radio Việt Nam Hải Ngoại ở Âu-châu] cũng trực tiếp ghi âm để phát thanh vào lúc 20:10 giờ ngày hôm sau để những ai không thể tham dự biết rõ thêm vấn đề.

Sau nghi thức khai mạc và sau khi chị Bích Thủy giới thiệu hai MC của buổi hội luận, chị Hiền và anh Phảy, ông Lưu Văn Nghiã, đại diện Ban Tổ Chức, đã ngỏ lời chào mừng các diễn gỉả, quan khách, các tổ chức, hội đoàn và đồng hương từ khắp các miền của nước Đức và nhiều nước Âu-châu hưởng ứng lời mời, vượt hàng trăm cây số lái xe về tham dự buổi Hội Luận do Hội Người Việt Tỵ Nạn CS Frankfurt và VPC tổ chức với sự hợp tác của Liên Hội NVTNCS tại CHLB Đức, Hội PNVNTD Đức-quốc, Hội Hải Quân Hàng Hải, Hội Phật Tử Frankfurt và VPC, Phong Trào Giáo Dân VNHN Đức-quốc, Tập Thể Chiến Sĩ VNCH tại Đức, Ủy Ban Điều Hợp CTĐT/CĐNVHN tại Đức, Hội Cao Niên Frankfurt và VPC, Đoàn TNVNTD tại Đức-quốc, … với sự hỗ trợ của “Ủy Ban Người Việt Tỵ Nạn Hải Ngoại về Lãnh Thổ Lãnh Hải Việt Nam” [UBNVTNHN về LTLHVN].

Mở đầu thuyết trình là cựu Phó Đề-đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, nguyên Tư Lệnh Hải Quân Vùng I Duyên Hải, với đề tài: “Bảo vệ chủ quyền lãnh hải qua trận hải chiến Hoàng Sa 19/1/1974.” Là người trực tiếp chỉ huy trận chiến lịch sử của Hải Quân VNCH chống trả quyết liệt Hải Quân Trung Cộng xâm lăng Hoàng Sa nên diễn giả đã trình bầy diễn tiến trận đánh rõ ràng, sinh động cùng với việc trình chiếu “slide show” nên đã làm sống lại hoàn toàn trận đánh bảo vệ chủ quyền lãnh hải Việt Nam của Hải Quân VNCH anh hùng và thu hút được toàn thể hội trường trong suốt một giờ đồng hồ.

Kế tiếp là luật sư Trần Thanh Hiệp với đề tài: “Nhân vụ Hoàng Sa suy nghĩ về một giải pháp để bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ quốc gia.” Tuy đã ngoài 80 tuổi nhưng giọng nói hùng hồn và thuyết phục cùng với bề dầy 1/2 thế kỷ hành nghề luật sư từ Việt Nam tới Pháp, luật sư Hiệp chẳng những đã chứng minh Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam bất khả tranh biện mà ông còn đi xa hơn khi đề nghị mọi người hãy suy nghĩ ngay từ bây giờ là “sẽ làm gì nếu Trung Cộng mở cuộc chiến xâm lăng Việt Nam?”

Diễn gỉa thứ ba là luật sư Nguyễn Thành với “Vài đề nghị cấp thiết để bảo vệ Chủ Quyền Lãnh Thổ Lãnh Hải Việt Nam” được mọi người chờ đợi. Mở đầu, ông nói: UBNVTNHN về LTLHVN mà ông là một thành viên đã cùng với đông đảo tổ chức, hội đoàn và cá nhân tổ chức hai buổi Hội Luận ở San Jose và Frankfurt với mục đích nối tiếp việc làm của nhiều tổ chức và hội đoàn đã thực hiện từ lâu, kể từ khi tin Đảng CSVN bán đất dâng biển Việt Nam cho Đảng CSTH đàn anh lọt ra ngoài năm 2001. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh, buổi Hội Luận hôm nay [cùng với buổi Hội Luận San Jose 30/11/2008] khác các buổi hội thảo trước đây hai điều căn bản và, vì tôn trọng thời lượng thuyết trình, ông tóm lược như sau và xin được triển khai trong Phần Hội Luận:

I. Đây là những việc làm của Đồng Hương Hải Ngoại và Đồng Bào Quốc Nội chứ không phải của một cá nhân, một đoàn thể hay tổ chức nào vì thực tế đã chứng minh những việc làm riêng lẻ tuy đáng quý đáng trọng nhưng chưa đủ uy lực để làm chùn bước Trung Cộng xâm lăng và lay chuyển Đảng CSVN bán nước.

II. Chúng ta phải làm gì hay có thể làm gì trong khi đất nước mất dần vào tay Trung Cộng với sự tiếp tay của Đảng CSVN, luật sư Thành đã tóm tắt các đề nghị [do “UBNVTNHN về LTLHVN” nêu ra trong Tâm Thư ngày 30/10/2008 gửi Đồng Hương Hải Ngoại và Đồng Bào Quốc Nội] sau đây:

1. Chọn ngày 19/1 hàng năm, ngày kỷ niệm trận chiến bảo vệ Hoàng Sa, làm “Ngày Toàn Dân Việt Vì Đất Mẹ” để Hải Ngoại và Quốc Nội cùng chống bành trướng Trung Cộng và bảo toàn Đất Mẹ.
2. Công Bố Bộ Bạch Thư với đầy đủ bằng cớ khả tín về lịch sử, điạ lý, hành chánh và pháp lý để tố cáo Trung Cộng xâm lăng Việt Nam và Đảng CSVN bán nước cho ngoại bang.
3. Tập trung biểu tình liên tục mỗi khi có thể để Trung Cộng không thể nuốt trôi đất , biển của Việt Nam, để Đảng CSVN không thể im lặng được mãi và nhất là dể đánh động lương tri thế giới.
4. Vận động và chuẩn bị tiến trình để đưa các tội ác nghiêm trọng của Đảng CSVN và Trung Cộng đối với nhân dân Việt Nam ra trước Toà Án Hình Sự Quốc Tế và Toà Án các Quốc Gia.


Để kết luận, luật sư Thành tin rằng vấn đề tranh chấp lãnh thổ lãnh hải của Việt Nam sẽ là mẫu số chung để kết hợp đồng hương hải ngoại với đồng bào quốc nội cùng đứng lên đấu tranh cho một nước Việt Nam vẹn toàn trong tự do, dân chủ và nhân quyền. Phần thuyết trình kết thúc lúc 17:30, mọi người được mời ra ngoài nghỉ giải lao trong vòng 30 phút.

Phần Hội Luận bắt đầu lúc 18 giờ do hai anh Nguyễn Văn Phảy và Hoàng Tôn Long điều hợp. Suốt gần 3 giờ trao đổi trực tiếp giữa thính giả và diễn giả đã diễn ra sôi nổi, tương kính và xây dựng; cử toạ đã nêu lên hơn 30 ý kiến; phần lớn để hỗ trợ, tán thành hay góp ý với diễn giả. Chúng tôi ghi nhận tuyệt đại đa số cử toạ đều tán thành ba đề nghị 1, 2 và 3 nhưng có một số “thắc mắc” xung quanh đề nghị về pháp lý. Tất cả đều đã được luật sư Hiệp và luật sư Thành giải đáp thông suốt.

Trước hết trả lời câu hỏi tại sao lại không đòi Đảng CSVN thực thi trách nhiệm như đưa vấn đề ra trước Hội Đồng Bảo An [HĐBA] hay Toà Án Quốc Tế La Hague [TÁ La Hague] chẳng hạn, luật sư Thành giải đáp: Vì Hà Nội không muốn và có muốn cũng không làm được hay có làm được thì cũng chẳng giải quyết được gì vì “sách lược bành trướng” của Trung Cộng không chấp nhận giải quyết bằng Luật Pháp Quốc Tế, đúng như luật sư Nguyễn Hữu Thống đã nhận xét “Luật Pháp và Điạ Lý là hai kẻ thù của Trung Cộng” trong buổi Hội Luận ở San Jose ngày 30/11/2008 vừa qua.

Luật sư Thành trình bầy: Ai cũng biết Trung Cộng hiện nay là 1 trong 5 hội viên thường trực của HĐBA với quyền phủ quyết. Do đó, Hà Nội dù có muốn đưa vấn đề Trung Cộng xâm lăng ra trước cơ quan này thì cũng không vượt qua được quyền phủ quyết của Trung Cộng. Đưa ra TÁ La Hague thì cũng như không, vì Trung Cộng có quyền “không thi hành” phán quyết của Toà cho dù Toà có xử cho Việt Nam thắng kiện. Quy Chế của TÁ La Hague cho phép như thế nên giới luật gia quốc tế vẫn coi TÁ La Hague như một Ban Trọng Tài, trong đó hai bên tranh tụng có quyền không thi hành quyết định của trọng tài. Thực tế, TÁ La Hague đã bất lực từ khi ra đời năm 1945 đến nay và quốc tế biết rõ điều này nên đã tìm cách sửa sai.

Sau 50 năm vận động, một Hội Nghị Quốc Tế quy tụ ¾ nước Hội Viên LHQ họp tại Rome, Italy, cùng với ông Tổng thư ký LHQ Kofi Annan để bàn thảo việc thiết lập một Toà Án có thẩm quyền xét xử tất cả các tội ác nghiêm trọng trên thế giới. Kết quả, sau 5 tuần lễ thảo luận, 120 nước đã ký kết Quy Chế Rome ngày 17/7/1998 thiết lập Toà Án Hình Sự Quốc Tế Thường Trực đầu tiên của nhân loại để, theo ông Tổng thư ký LHQ, “xét xử những tội ác nghiêm trọng và tội ác chiến tranh.” Sáu nước chống là Trung Cộng, Việt Nam, Iraq, Israel, Ấn và Pakistan; nước nào cũng có vấn đề nên sợ bị kiện trước Toà Án này.

Tuy được 120 nước công nhận nhưng Quy Chế Rome chỉ có hiệu lực khi được 60 nước phê chuẩn. Trong lúc thế giới và hơn 800 “tổ chức phi chính phủ” đón mừng và tích cực vận động để Quy Chế sớm có đủ 60 nước phê chuẩn thì chính phủ Bush, ngay sau khi được bàn giao quyền hành ngày 20/1/2001, đã vận động Thượng Viện “không đem ra thảo luận” với lý do hoàn toàn thiếu cơ sở pháp lý. Sau này mọi người mới hiểu rằng nếu phê chuẩn thì Bush sẽ là người đầu tiên bị đưa ra Toà Án này để xét xử về tội xâm lăng Iraq.

Việc làm của chính phủ Bush chẳng những đã khiến Hoa Kỳ mất một cơ hội lịch sử để nêu cao ngọn cờ “thương tôn luật pháp” cho cả thế giới mà còn làm cho Toà Án Hình Sự Quốc Tế Thường Trực 2002 “dậm chân tại chỗ” và việc “xét xử các tội ác nghiêm trọng trên toàn thế giới” gặp cản trở [tuy Toà Án này đã có hiệu lực từ ngày 1/7/2002 vì số quốc gia phê chuẩn Quy Chế Rome vượt con số 60 từ ngày 11/4/2002].

Thứ đến, theo luật sư Thành, một sự thật hiển nhiên khỏi cần chứng minh là Đảng CSVN hiện nay hoàn toàn lệ thuộc Đảng CSTH. “Sách lược bành trướng” của Trung Cộng hiện nay có thể tóm lược như sau:

1. Đàm phán song phương, đặc biệt là đàm phán song phương với Đảng CSVN đàn em thì Trung Cộng càng có lợi; hai hiệp ước song phương 1999 và 2000 bất lợi cho Việt Nam là kết qủa của nguyên tắc này.

2. Tung hoả mù và nước đôi, Trung Cộng thường tuyên bố ầm ĩ và lung tung về chủ quyền, bất chấp luật lệ và lý lẽ, ngụy tạo cả bằng chứng, vừa hù họa vừa lôi kéo. Thừa lúc Đảng CSVN yếu thế, một số nước đã nhẩy vào chiếm đảo, bãi của Việt Nam; Trung Cộng lôi kéo các nước này, kẻ cướp chia phần với kẻ cướp.

3. Sự đã rồi, Trung Cộng lấn chiếm biên giới tới đâu là đưa dân tới đó làm ăn; xâm chiếm đảo, bãi rồi xây dựng doanh trại, sân bay,.. đưa đến tình trạng đã rồi! Trong đàm phán về biên giới, phía Việt Nam đã từng coi là “thực tế lịch sử” để nhượng nhiều đất đai và thắng cảnh cho Trung Cộng.

4. Thời hiệu hóa. Luật về đất đai hay biển cả đều có thời hạn. Trong lúc Trung Cộng tự ý vẽ lại bản đồ lấn chiếm gần hết Biển Đông của Việt Nam và phổ biến rộng rãi nhiều lần thì, cho đến nay, Việt Nam chưa hề chính thức công bố một bản đồ với hải phận rõ ràng theo quy định của Luật Biển Quốc Tế 1982. Với sách lược như thế, luật sư Thành kết luận, Trung Cộng không khi nào cho phép Đảng CSVN giải quyết các tranh chấp theo Công Pháp Quốc Tế. Nếu chúng ta đòi hỏi hay trông chờ Đảng CSVN thực thi trách nhiệm bằng con đường luật pháp thì vô tình sa vào “sách lược bành trướng” của Trung Cộng. Theo ông, tất nhiên giải pháp lý tưởng là “Đảng CSVN phải ra đi” nhưng ông đặt câu hỏi: “Bao giờ?” trong lúc “thời gian là kẻ thù cuả chúng ta.” Vả chăng, cho dù Đảng CSVN sẽ ra đi thì chúng ta cũng không nên án binh bất động vì chúng ta có thể làm mà không làm thì trả lời sao đây với các thế hệ mai sau và con cháu chúng ta sẽ gặp vô vàn khó khăn vì “sự đã rồi” hay nguyên tắc “thời hiệu hoá” của luật pháp cho dù lúc đó được Công Lý Quốc Tế chiếu cố.

Trả lời một tham dự viên cho rằng chủ trương đưa bọn vi phạm các tội ác nghiêm trọng ra trước Toà Án Hình Sự Quốc Tế và Toà Án các Quốc Gia là “không thực tế“ , luật sư Hiệp đã dẫn chứng vụ Toà Án Hình Sự Quốc Tế hỗn hợp Toà Án Quốc Gia được thiết lập để xét xử bọn Polpot về các tội ác nghiêm trọng xảy ra ở Campuchia trên 30 trước đây và kết luận: Nếu 3 triệu người Việt hải ngoại ngồi lại được với nhau và biết cách vận động thì tại sao đây không là một giải pháp cho vấn đề Việt Nam vì tội ác của Đảng CSVN đối với nhân dân Việt Nam nghiêm trọng gấp bội bọn Khmer Đỏ?

Đồng ý với luật sư Hiệp, luật sư Thành nêu thêm trường hợp Nam Tư và Rwanda. Năm 1993, HĐBA ra nghị quyết thiết lập Toà Án Hình Sự Quốc Tế ad hoc Bosnia truy tố đích danh Tổng Thống đương quyền Nam Tư Milosovic và cộng sự viên về các tội ác nghiêm trọng xảy ra trong lúc cầm quyền, tội “lạm dụng quyền hành”, “tra tấn, hành hạ thường dân vô tội”,… Một năm sau, HĐBA lại ra nghị quyết thiết lập Toà Án Hình Sự Quốc Tế ad hoc Rwanda để xét xử các tội ác nghiêm trọng ở Rwanda. Luật sư Thành kết luận: Tại sao đây không là một giải pháp cho vấn đề Việt Nam trong lúc tội ác của Đảng CSVN đối với nhân dân Việt Nam hơn nửa thế kỷ nay đâu có thua kém gì bọn Polpot hay Milosovic?

Luật sư Thành cũng dẫn thêm phán quyết nổi tiếng của Toà Án Tối Cao Anh trong vụ án Pinochet, một phán quyết được giới luật gia quốc tế coi là đã làm “rung chuyển luật pháp quốc tế.” Pinochet, cựu Tổng Thống Chile, đến Anh chữa bệnh cuối 1998 theo lời mời của bà Thatcher, cựu thủ-tướng Anh, bạn thân của Pinochet. Cảnh sát Anh bắt giam Pinochet theo trát nã bắt quốc tế của thẩm phán Gapzon, người Tây Ban Nha. Pinochet bị cáo buộc về nhiều tội ác nghiêm trọng xảy ra trong 17 năm cầm quyền ở Chile. Toà Sơ Thẩm London phán quyết việc bắt giam là hợp pháp. Trái lại, Toà Thượng Thẩm bác bỏ và phán quyết việc bắt giam Pinochet là trái luật vì bị cáo được hưởng quyền đặc miễn truy tố suốt đời.

Nội vụ lên đến Toà Tối Cao Anh và Toà này phán quyết: “Một nguyên thủ quốc gia bị cáo về vi phạm nhân quyền có thể bị đưa ra Toà xét xử gần như bất cứ ở đâu.” Phán quyết này đã thiết lập một tiền lệ vô cùng quan trọng về thẩm quyền tài phán. Theo tập tục quốc tế, lẽ ra phải là một Toà Án Hình Sự Quốc Tế như Toà xử Milosovic hay một Toà Án hỗn hợp Quốc Tế Quốc Gia như Toà xử bọn Polpot mới có thẩm quyền xét xử Pinochet. Từ nay, do phán quyết của Toà Tối Cao Anh, bất cứ Toà Án Quốc Gia nào trên thế giới đều có quyền truy tố, xét xử các tội ác nghiêm trọng tương tự như trường hợp Pinochet.

Luật gia Pháp nổi tiếng thế giới S. Pisar, khi được phỏng vấn về phán quyết của Toà Tối Cao Anh, cho rằng: “Những tội phạm chống nhân loại phải bị truy tố đến tận cùng trái đất, bất cứ ở đâu và bất kỳ lúc nào có thể tìm ra chúng để đưa ra xét xử trước công lý.” Công tố viên L. Arbour, nổi tiếng quốc tế khi ký trát truy tố và bắt giam Tổng Thống Nam Tư S. Milosovic, tuyên bố: “Không phải là những tội ác không bao giờ xảy ra nữa. Nó vẫn xảy ra hàng ngày. Nhưng để nói rằng, từ nay trở đi tình trạng miễn trừng phạt sẽ phải chấm dứt.”

Tóm lại, theo luật sư Thành, các án lệ tiêu biểu trên đây cùng với nhận định của các luật gia trứ danh và đầy đủ thẩm quyền về luật pháp quốc tế và sự ra đời của Toà Án Hình Sự Quốc Tế Thường Trực 2002 với mục đích xét xử các tội ác nghiêm trọng trên toàn thế giới, thiết tưởng đã quá đủ để chứng minh việc đưa bọn tội phạm nhân quyền ra trước Toà Án Hình Sự Quốc Tế hay Toà Án các Quốc Gia hoàn toàn dựa trên cơ sở pháp lý vững chắc. Tuy bọn tội phạm lợi dụng kẽ hở của luật pháp hiện còn nhởn nhơ khắp thế giới, thế nhưng ngày đền tội của chúng không xa vì khuynh hướng luật pháp quốc tế hiện nay là “truy tố đến tận cùng trái đất” và “tình trạng miễn trừng phạt sẽ phải chấm dứt” như đã trình bầy trên đây.

Xen kẽ với Phần Thuyết Trình là một chương trình văn nghệ do nhạc sĩ Lương Quốc Định phụ trách với các giọng ca rất truyền cảm, xuất sắc. Hai em Bảo Quê, Bích Ngọc [Đức] đã gây nhiều cảm xúc đối với khán thính giả hiện diện qua hai bài thơ “Tôi Yêu Nước Tôi” và “Lời Mẹ Dạy: Con Hãy Nhớ Quê Hương” và hai bài hát “Viễn Khúc VN” và “Lòng Mẹ Tha Hương” rất ý nghiã và đong đầy tình tự quê hương. Ca sĩ Khánh Trang [đến từ Pháp] đã thu hút toàn thể hội trường qua hai bài “Trả Ta Sông Núi” của Nguyệt Ánh và “Mẹ Việt Nam Ơi! Con Vẫn Còn Đây” (lời: thơ của Hoàng Phong Linh, nhạc Nguyễn Ánh 9), phản ánh rõ rệt chủ đề của buổi hội luận.

Sau phần trình bầy Tuyên Cáo của anh Hoàng Tôn Long và ký tên tán thành của đại diện các tổ chức, hội đoàn và cá nhân, ông Phạm Trương Long đã thay mặt Ban Tổ Chức cảm tạ các diễn giả, quan khách, tổ chức, hội đoàn, truyền thông, báo chí và đồng hương đã vượt hàng trăm cây số lái xe dưới thời tiết gía lạnh về tham dự buổi hội luận. Buổi hội luận kết thúc lúc 21 giờ, sau khi toàn thể hội trường đồng ca bài “Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ!”của Nguyễn Đức Quang.

Được biết một tuần lễ trước đây, ngày 30/11/2008, buổi Hội Luận I với cùng mục đích đã được tổ chức tại Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng Bắc Cali, 2129 S. 10TH St., San Jose, “thủ phủ đấu tranh” của Người Việt Tỵ Nạn ở Hoa Kỳ, với trên 300 người tham dự đến từ hai miền Nam-Bắc Cali.

Ba diễn giả là luật sư Nguyễn Hữu Thống, luật sư Nguyễn Thành và giáo sư Nguyễn Châu. Ban điều hợp gồm KS Đỗ Như Điện [Điều Hợp Viên Phong Trào Giáo Dân VNHN], BS Phạm Đức Vượng [Phụ Tá GS Chủ Tịch HĐĐD Tập Thể Chiến Sĩ VNCH Hải Ngoại] và LS Lê Duy San [HT Hội Cựu HS Chu Văn An].

Ban Tổ Chức do ông Nguyễn Ngọc Tiên [Chủ Tịch BĐDCĐ/BCA], Trưởng Ban, đã phối hợp với đại diện 26 tổ chức, hội đoàn hai miền Bắc-Nam Cali như: Ông Nguyễn Văn Mục [Tổng Hội ĐHCTCT], Ông Nguyễn An Cuờng [Tổng Hội HQ và HH], Ông Lê Thi [Hội VBQGVN/BCA], LS Lê Duy San [Hội Cựu HS CVA], Ông Đặng Thiên Sơn [PT No Hồ], BS Phạm Đức Vượng [TTCS/VNCH/HN], Bà Cao Thị Tình [LTCG], Ông Tony Đinh [Gia Đình Phật Tử], Ông Lương Văn Ngọ [TTCS/VNCH/TBHK], KS Nguyễn Minh Huy, Sinh Viên Trần Hoàng Anh [Đoàn Thanh Niên Tuổi Trẻ Cộng Đồng], LS Ngô Văn Tiệp [Học Viện CSQGVN], Ông Trần Ngọc Phong [Hội Cựu SV Viện ĐH Đalạt], …

MC là ông Đào Trung Chính [ĐHCTCT] và nhà văn Ngọc Thủy [Chương Trình Tiếng Việt Mến Yêu]

No comments: