Friday, November 21, 2008

VỀ VỤ BUÔNO LẬU SỪNG TÊ GIÁC NAM PHI

Nghi án buôn sừng tê giác trước sứ quán Việt Nam diễn ra thế nào ?
Thứ năm, 20/11/2008, 11:44 GMT+7
http://vnexpress.net/GL/The-gioi/2008/11/3BA089C6/
Một người đàn ông mang sừng tê giác tới trước cửa sứ quán Việt Nam ở Nam Phi. Hai người khác từ bên trong ra và kiểm tra hàng trước khi trao một túi, mà những người làm phóng sự điều tra đoán là bên trong đựng tiền.
Jaap Pienaar là một quan chức thuộc cơ quan Các vấn đề kinh tế, Môi trường và Du lịch ở Easten Cape, Nam Phi. Trong hai năm qua, nhóm của ông chuyên điều tra các vụ buôn bán sừng tê giác trái phép tại nước này.
Nhiều tháng trước, khi được tin một người trong sứ quán Việt Nam muốn mua sừng, nhóm của Jaap bắt đầu tiến hành điều tra. Họ theo dõi một người đàn ông Nam Phi, được cho là tay trung gian trong vụ mua bán này, đi từ sân bay OR Tambo tới sứ quán Việt Nam.
Họ chờ một vài phút thì thấy một người ở trong sứ quán đi ra gặp tay buôn. Nhóm điều tra đứng cách đó vài mét và dùng máy quay ghi lại cảnh thỏa thuận. Sau một lúc trao đổi, người phụ nữ gọi một người đàn ông trong sứ quán ra ngoài. Hai người kiểm tra những chiếc sừng tê giác.

Hình ảnh trích từ băng của chương trình 50/50, cho thấy người phụ nữ áo xanh quần trắng, cán bộ sứ quán Việt Nam tại Nam Phi, đứng cạnh một tay buôn sừng tê giác (người đứng bên phải, mờ mặt) bên ngoài cổng sứ quán.
http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A0/89/C6/moc-anh.jpg

Một lúc sau, người phụ nữ này vào bên trong rồi trở ra với một chiếc túi, được cho là tiền trả cho vụ mua bán này. Khi tiền được trao, sừng tê giác nhanh chóng được đưa vào túi đen và đưa vào bên trong sứ quán.

Sau khi xem xét số sừng tê giác, bà ta trở lại chỗ tay bán hàng, đem theo một túi. Nhóm làm phóng sự điều tra cho rằng trong túi đó là tiền trả cho chỗ sừng tê giác.
http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A0/89/C6/moc-anh3.jpg

Dù chưa rõ liệu những chiếc sừng này có được phép bán hợp pháp hay không, việc chúng được bán cho công dân nước ngoài là trái pháp luật.

Nhóm của Jaap sau đó tới sứ quán để hỏi về vụ mua bán này. Người phụ nữ ở quầy lễ tân, trông rất giống người đã mua sừng, tự giới thiệu là Dung. Người này bác bỏ thông tin rằng bà chính là người trong đoạn video mà nhóm điều tra ghi lại được. Tuy nhiên nhóm điều tra cho rằng hai người này là một.

Ảnh bên trái là một nhân viên sứ quán mà nhóm điều tra gặp trong tòa nhà. Bà tự xưng tên là Dung. Ảnh phải là người giao dịch sừng tê giác ở phía ngoài sứ quán.
http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A0/89/C6/moc-anh-2.jpg

Trước khi nghi án mua bán này bị phát giác, hồi tháng 4 năm nay, tại sòng bạc Kimberly ở Nam Phi, một công dân Việt Nam bị bắt vì sở hữu sừng tê giác. Hai người Việt Nam khác cũng từng bị bắt tại sân bay OR Tambo vào tháng 7/2007 với 4 chiếc sừng tê giác. Hồi đầu năm, 18 kg sừng tê giác từ Nam Phi bị thu giữ khi nó được đưa tới Hà Nội.
Mai Trang (theo 50/50)

Bình luận :
Còn “nghi án” gì nữa ? Theo BBC (http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/11/081120_rhino_links.shtml) thì không còn "nghi" gì cả : bà Vũ Mộc Anh đã bị triệu về nước. Trước đó là một ông tham tán và một ông bí thư thứ nhất. Ấn tượng nhất là tuyên bố của ông đại sứ : "Đại sứ Việt Nam ở Pretoria Trần Duy Thi khẳng định ông đã đề nghị các nhân viên không tham gia vào các hoạt động buôn lậu." Tại sao lại "đề nghị", lẽ ra phải "cấm" chứ? Nhưng nếu nhân viên là người của Tổng Cục 2 hay của An Ninh, thì ông đại sứ làm sao "cấm". "Đề nghị" cũng là dũng cảm lắm rồi..

'Con dại cái mang'
20 Tháng 11 2008 - Cập nhật 14h42 GMT
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/11/081120_rhino_links.shtml
Với vụ bà Vũ Mộc Anh bị triệu về nước, như thế hai năm qua đã có một tham tán thương mại và một bí thư thứ nhất của Việt Nam phải rời Đại sứ quán ở Nam Phi vì liên quan tới tê giác.
Nói chuyện với BBC trước khi danh tính bà Anh được xác nhận, Đại sứ Việt Nam ở Pretoria Trần Duy Thi khẳng định ông đã đề nghị các nhân viên không tham gia vào các hoạt động buôn lậu.
Mặc dù vậy hai cán bộ trực tiếp dưới quyền ông đã lần lượt phải về nước vì cùng một cáo buộc buôn lậu sừng tê giác.
Ông nói ''người Việt Nam có câu 'con dại cái mang'', gợi ý rằng nếu người ta cố tình vi phạm ông cũng đành bó tay.
Trong một diễn biến khác, chính ông Thi cũng sắp hết nhiệm kỳ đại sứ và hiện đã có tên người sẽ thay ông.

'Bất động'
Cáo buộc cán bộ ngoại giao trong Đại Sứ quán Việt Nam ở Cộng hòa Nam Phi buôn lậu sừng tê giác thực tế đã được đưa ra từ ít nhất là hai năm nay.
Ba nguồn tin khác nhau từ Nam Phi và Việt Nam nói với BBC rằng cựu tham tán Trần Mạnh là một trong những người đầu tiên liên quan tới việc buôn bán này.
Ông Mạnh, hiện vẫn đang ở Pretoria, được tin là lập ra hẳn một công ty mang tên Newtato S.A. và dùng quan hệ đặc biệt để trợ giúp việc buôn lậu sừng tê giác.
Vợ của ông Mạnh, bà Nguyễn Thị Thu Thủy cũng được nguồn tin ở Nam Phi nói là có trong đường dây vận chuyển sừng và tiền mặt về Việt Nam.
Nguồn tin chưa được kiểm chứng cho hay bà Thủy đã từng bị bắt ở sân bay Tân Sơn Nhất nhưng sau đó đã được thả.
Nhà của hai ông bà Mạnh - Thủy tại Pretoria được cho là một trong những điểm chứa sừng tê giác trước khi chúng được chuyển đi tiếp.
Ông Mạnh cũng bị cáo buộc tiếp tục sử dụng hộ chiếu ngoại giao để có thể mang hàng hóa ra khỏi Nam Phi sau khi ông đã không còn làm ở Đại sứ quán.
Người ta nói cảnh sát Nam Phi đã án binh bất động cho dù họ cũng đã được thông báo những cáo buộc này.

'Buôn người'
Một nguồn tin từ Nam Phi nói nhân viên sứ quán Việt Nam tại Nam Phi có hành vi có thể coi là 'buôn người' khi đưa những thanh niên trẻ sang Pretoria để từ đó làm 'chân sai vặt' trong đường dây buôn sừng tê giác.
Những thanh niên này sang với danh nghĩa làm ăn và lập công ty nhưng hoạt động mà họ quan tâm hơn cả là thu mua và vận chuyển sừng tê giác.
Nguồn tin cũng nói với BBC rằng có những thanh niên trong số này tham gia cả vào đường dây rửa tiền và các hoạt động mờ ám khác.
Mặc dù Nam Phi cho phép săn bắn tê giác, một giấy phép để đi săn và vận chuyển tê giác tốn thời gian và tiền bạc tới mức ít người có thể có được các giấy phép này.
Báo chí Nam Phi nói hầu hết mọi đầu mối trong đường dây buôn lậu đều 'chỉ tay' về phía các băng đảng Việt Nam.
Hiện truyền thông Nam Phi vẫn tiếp tục điều tra vụ việc này và ngày mai, 21/11 báo Mail & Guardian, tờ báo đầu tiên đưa tin về vụ việc sẽ có gặp gỡ với cảnh sát để lấy thêm thông tin.

No comments: