Monday, November 17, 2008

TÂY TẠNG CHUYỂN HƯỚNG ĐẤU TRANH

TÂY TẠNG
Chủ trương thay đổi đường lối đấu tranh với Trung Quốc
Ánh Nguyệt, Thanh Thủy
Bài đăng ngày 17/11/2008 - Cập nhật lần cuối ngày 17/11/2008 14:19 TU
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/107/article_1608.asp
Từ hôm qua tới ngày 22.11, khoảng năm trăm đaị biểu của cộng đồng người Tây Tạng lưu vong đã họp đại hội tại Dharamsala, phía Bắc Ấn Độ, nơi đức Đạt Lai Lạt Ma tỵ nạn từ năm 1959.

Quang cảnh hội nghị Dharamsala ngày 17/10/08. Photo: Reuters
http://www.rfi.fr/actuvi/images/107/TIBET200.jpg

Ngoài các đại biểu chính thức thuộc chính phủ lưu vong, còn có đại diện của cộng đồng nguời Tây Tạng từ khắp nơi trên thế giới về tham gia cuộc họp, mà mục tiêu chủ yếu nhằm xét lại đường lối đấu tranh với Trung Quốc. Nguời Tây Tạng, nhất là giới trẻ, chủ trương cần cứng rắn hơn, đòi độc lập cho Tây Tạng, thay vì chỉ ôn hoà đòi quyền tự trị, như đức Đạt Lai Lạt Ma vẫn làm.

Từ New Dehli thông tín viên Pierre Prakasch tuờng thuật:

" Xem xét thái độ cần có đối với Trung quốc sau thất bại nhân của cuộc đàm phán vào đầu tháng, đó là mục tiêu đại hội cộng đồng người Tây Tạng lưu vong, mở ra tại Dharamsala, miền Bắc Ấn độ, nơi cư ngụ của đức Đạt Lai Lạt Ma.

Nói một cách cụ thể, đây là một cuộc đối chiếu quan điểm giữa một bên là những người đi theo đường lối đấu tranh ôn hoà, con đưòng trung dung của đức Đạt Lai Lạt Ma, chỉ yêu cầu cho Tây Tạng quyền tự trị rộng rãi và bên kia là quan điểm cương quyết hơn, dứt khoát đòi độc lập.

Mặc dù vẫn tôn kính lãnh đạo tinh thần của họ, nhưng ngày càng có nhiều người Tây Tạng lưu vong, nhất là giới trẻ, đánh giá là chủ trương đấu tranh ôn hoà của Ngài trong hàng chục năm qua đã không mang lại kết quả. Giờ đây phải thay đổi, phải triệt để hơn.

Mặc dù cuộc họp đặc biệt này do Ngài đề xuất, nhưng đức Đạt Lai Lạt Ma không dự kiến tham gia. Có vẻ như là Ngài muốn để con đường rộng mở cho thế hệ trẻ.

Theo một số nhà quan sát, nếu Ngài cho tổ chức cuộc họp chưa từng thấy này, đó cũng là để cho Bắc Kinh thấy rằng quan điểm của Ngài thực ra ôn hoà hơn rất nhiều so với mong muốn của đại bộ phận người Tây Tạng lưu vong."


Đại biểu người Tây Tạng lưu vong họp đại hội bàn về tương lai
Sunday, November 16, 2008
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=86914&z=1
DHARMSALA, India (AP) – Vài trăm đại biểu của người Tây Tạng lưu vong hôm Chủ Nhật 16 tháng Mười Một đã quy tụ về vùng bắc Ấn Ðộ để tham dự một cuộc họp lịch sử theo đó dự trù ấn định đường hướng sắp tới của phong trào đấu tranh đòi tự trị cho Tây Tạng đã có từ nhiều thập niên nay.
Cuộc họp dự trù sẽ diễn ra ngày thứ Hai 17 tháng Mười Một và kéo dài một tuần lễ đã được đức Ðạt Lai Lạt Ma triệu tập vì ngài cho rằng cần phải có các ý tưởng mới tiếp theo những thất bại liên tục trong cuộc đối thoại với Trung Quốc.

Hôm Chủ Nhật, các đặc sứ của Ðạt Lai Lạt Ma tham dự cuộc thương thảo mới đây với Bắc Kinh cho hay họ đã đưa ra một bản đề nghị chi tiết về việc Tây Tạng có thể được tự trị trong khuông khổ hiến pháp Trung Quốc.

Tuy nhiên phía Trung Quốc đã bác bỏ đề nghị này và “các bản thông báo do phía Bắc Kinh đưa ra thời gian gần đây đã xuyên tạc lập trường và đề nghị của chúng tôi,” bản thông cáo của các đặc sứ cho hay.
Các giới chức Trung Quốc cho hay không có tiến triển gì trong cuộc họp hai tuần trước đây, gọi lập trường của phía Ðạt Lai Lạt Ma là “sự lừa dối” và không thành thật.

“Ðức Ðạt Lai Lạt Ma hay chính quyền Tây Tạng lưu vong không thể bị đổ lỗi về sự thất bại của cuộc họp gây ra bởi phía Trung Quốc trước các nỗ lực thành thật của chúng ta,” theo lời Lodi Gyari, một trong hai đặc sứ của đức Ðạt Lai Lạt Ma, đã từng tham dự cả tám lần thương thảo từ năm 2002 đến nay.

Ðây là lần đầu tiên các đặc sứ bình luận về cuộc họp vừa qua, nói rằng họ không muốn đưa ra thông báo gì trước ngày khai diễn đại hội đặc biệt tuần này.

Ðức Ðạt Lai Lạt Ma tuyên bố với các đại biểu về tham dự là đại hội không có sẵn một chương trình hành động nào.
“Tôi phải nói rõ với tất cả mọi người rằng cuộc họp đặc biệt này không có bất cứ kế hoạch để đạt một quyết định nào đã ấn định trước,” đức Ðạt Lai Lạt Ma nói. “Chúng ta có thể hãnh diện là ở thời điểm này người dân Tây Tạng đã sẵn sàng và có khả năng nhận lãnh trách nhiệm cho Tây Tạng.”
Phía Trung Quốc coi cuộc họp này là vô nghĩa, nói rằng các thành phần tham dự không đại diện cho đa số người dân Tây Tạng.

Trung Quốc cho hay Tây Tạng đã là một phần của lãnh thổ Trung Quốc từ 700 năm nay, dù rằng nhiều người Tây Tạng nói rằng họ đã được độc lập trong phần lớn thời gian đó. Quân đội Trung Quốc đã tràn vào chiếm đóng Tây Tạng sau cuộc nổi dậy của phía đảng cộng sản năm 1949 và đức Ðạt Lai Lạt Ma phải lưu vong ngoại quốc năm 1959 sau một cuộc nổi dậy bất thành. (V.Giang)

No comments: