Saturday, November 15, 2008

MỘT QUẢ BOM HẸN GIỜ Ở VIỆT NAM

The Straits Times
Một quả bom hẹn giờ ở Việt Nam
A ticking time bomb in Vietnam

David Koh, For The Straits Times
November 13, 2008 Thursday
http://www.viet-studies.info/kinhte/ticking_time_bomb_in_vietnam.htm

Việc kiểm soát lũ lụt ở Việt Nam cần sự chú ý khẩn cấp.
Flood control in Vietnam needs urgent attention.


Tuần trước, bí thư thành ủy Hà Nội, ông Phạm Quang Nghị, đã xin lỗi về những lời nhận xét vô cảm mà ông đã đưa ra trong khi thành phố đang ngập chìm trong một cơn úng lụt khủng khiếp. Ông đổ lỗi cho những thường dân Việt Nam đã trở nên quá dựa dẫm vào nhà nước và không có khả năng tự lo cho bản thân mình. Lần cuối cùng một ủy viên Bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam, như ông Nghị vừa làm, đã phải xin lỗi cả nước là cách đây mấy thập niên.

Những lời bình luận của ông ấy rõ ràng là không đúng khi khi được xem xét về tất cả những gì mà người Việt Nam đã làm cho bản thân mình trong suốt 50 năm qua hoặc hơn. Nếu như họ đã phó mặc mọi việc cho nhà nước, thì các cuộc chiến tranh chống lại người Pháp và người Mỹ đã không thể thành công. Và khi các các biện pháp thực thi của những người theo chủ nghĩa xã hội đã kéo tuột nền kinh tế lao xuống dốc sau khi chiến tranh kết thúc, hàng triệu người Việt Nam đã tự quyết định cho mình và trốn khỏi đất nước trên những con thuyền. Người Việt Nam rõ ràng là những con người biết tự quyết định lấy vận mạng của mình.

Ông Nghị rõ ràng đã phải chịu áp lực căng thẳng khi ông đưa ra những nhận xét đó. Ông ta chắc chắn đã cảm thấy thất vọng bởi tình trạng chẳng giúp được gì của các giới chức chính quyền thành phố này trong cuộc đối mặt với cơn mưa 500mm dội xuống trong những ngày cuối tháng vừa qua. Theo chủ tịch thành phố Nguyễn Thế Thảo, hệ thống thoát nước ở Hà Nội chỉ có thể giải quyết được lượng nước của trận mưa 170mm trong hai ngày. Hệ thống thoát nước được mở rộng sẽ chỉ gia tăng được khả năng của nó lên tới 360mm.

Thế nhưng trận ngập lụt đã xảy ra bởi những trận mưa lớn hơn và một hệ thống thoát nước tồi tệ hơn. Sự thiếu vắng việc tăng cường và thực thi các nguyên tắc xây dựng và việc nhiều hồ nước quanh Hà Nội đã biến mất đi trong suốt hai thập kỷ qua cũng là những yếu tố đóng góp vào cơn lụt. Nếu như người dân không xây dựng những căn nhà lấn chiếm các ao hồ, thì những hồ nước này sẽ giúp tiêu thoát nước mưa.
Khoảng 20 người đã chết trong cơn mưa lũ, trong số đó có những học sinh đã bị chết đuối khi đang trên đường tới trường. Hàng trăm chiếc xe hơi và hàng chục ngàn chiến xe máy đã bị ngập chìm trong nước bùn lầy lội. Những cuộc gây gổ rất dữ dội đã bùng nổ quanh việc ai là những người sẽ phải chịu trách nhiệm cho tình trạng bị thiệt hại của những chiếc xe phải bỏ lại trong khu đậu xe dưới tầng hầm.
Ngoài ra, giá cả lương thực thực phẩm đã vút lên như hỏa tiễn. Giá thực phẩm tươi, là một ví dụ, đã tăng vọt lên gấp 10 lần.

Hệ thống đê điều bao quanh Hà Nội cũng bị đe doạ sẽ vỡ song chính quyền đã huy động lực lượng quân đội gia cố giữ vững các công trình. Thế nhưng các giới chức đã không phát đi những lời cảnh báo ngập lụt mặc dù nước đã dâng lên tới thắt lưng tại nhiều nơi. Nếu như những người dân Việt Nam bình thường đã không tự lo liệu được cho mình mà chỉ ỷ lại vào chính quyền, thì sẽ còn có nhiều người chết hơn nữa.
Cuộc thành thị hóa nhanh chóng cho Hà Nội đã vượt xa năng lực của chính quyền thành phố này trong việc quản lý những vấn nạn đi kèm theo sau. Câu chuyện này chắc chắn sẽ được lặp lại nếu như những trận mưa lớn đổ xuống các thành phố khác của Việt Nam. Các chuyên gia đã và đang cảnh báo rằng Thành phố Hồ Chí Minh có thể phải đối mặt với số phận tương tự như Hà Nội.

Giờ đây chính phủ có lẽ đã quan tâm nhiều hơn tới mối đe doạ lũ lụt tại các thành phố như là một hệ quả của những gì đã xảy ra tại Hà Nội, song các khu vực thành thị không phải là nơi duy nhất gặp nguy hiểm. Hàng năm, vùng châu thổ bị ngập tràn bởi những dòng nước dâng cao từ Sông Mekong trong suốt bốn tháng. Nước biển dâng cao sẽ có nghĩa làm cho vùng châu thổ bị chìm sâu trong nước biển trong những khoảng thời gian dài hơn. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng sản xuất lúa gạo của vùng châu thổ.

Theo Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế, có khoảng 52% sản lượng lúa gạo của Việt Nam đến từ vùng châu thổ này. Hai phần ba dân số hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, và nghề trồng lúa chiếm tới 4,2 triệu ha trong số 5,7 triệu ha đất đai trồng trọt được. Cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt đã nói vào tháng Ba rằng có khoảng 1,5 tới 2 triệu ha đất đai vùng châu thổ có thể bị mất đi do biển xâm lấn.

Việc thiếu khả năng để có được sự lưu tâm tới những dấu hiệu cảnh báo và cải thiện hệ thống thoát nước và ngăn ngừa lụt lội trên vùng châu thổ Sông Mekong có thể sẽ gây ra những hậu quả thảm khốc.

Tác giả là một Thành viên Kỳ cựu và là Điều phối viên của Chương trình Nghiên cứu Chính trị và Chiến lược Khu vực thuộc Viện Đông Nam Á.

Hiệu đính:
Blogger Trần Hoàng
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2008
Friday November 14, 2008 - 11:10am (ICT)
http://blog.360.yahoo.com/blog-C6To.awlc6eMWmDUvAozkYGe?p=2497

No comments: