Saturday, November 8, 2008

HẬU QUẢ CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐIỆN NGUYÊN TỬ

Pháp đương đầu với những hậu quả của chương trình Điện Nguyên Tử
Vive la Nucleair Waste: France Deals with Legacies of its Nuclear Programs
Denis Du Bois
March 19, 2005
http://energypriorities.com/entries/2005/03/france_nuke_was.php

Nước Pháp lấy phần lớn nguồn năng lượng của mình từ các lò phản ứng hạt nhân. Vào giữa những năm 1950, vượt qua sự ủng hộ yếu ớt của công luận, lãnh đạo quốc gia này đã quyết định như thế.

Ngày hôm nay, Pháp đang phải đương đầu với hậu quả của những chương trình hạt nhân của mình. Chất thải đang được chứa tại những trung tâm lớn, trong khi các nhà khoa học tìm cách để làm nó bớt nguy hiểm chết người.

Quốc hội đã ra báo cáo tháng 3/2005, về vấn đề chất thải hạt nhân ở Pháp. Những khuyến cáo trong đó khẳng định sự ưu tiên dành cho nghiên cứu về lưu trữ và xử lý lượng chất thải này.

Chi phí hủy chất thải - lên tới hàng trăm tỷ Euro - được lấy từ những người tiêu thụ điện. Giá điện cao không phải là hậu quả duy nhất của 50 năm theo đuổi chương trình năng lượng hạt nhân. Các công dân và các nhà khoa học đều tỏ ra lo lắng về độ an toàn, về mức độ ô nhiễm nguồn nước ngầm, và về nơi cất giữ chất thải.

Bảng 1: Chu kỳ sống của vật liệu phóng xạ
Coban : 60 năm
Plutonium : 24.000 năm
Uranium 238 : 4 triệu năm

Những vấn đề về cất giữ

Các vật liệu có tính phóng xạ cao như các thanh nhiên liệu đã sử dụng, được cất giữ trong các cơ sở hạt nhân tại Hague, Marcoule và sông Rhone gần phía nam thành phố Orange.

Giám đốc của Commissariat a l’Energie Atomique (CEA) tại trung tâm Marcoule, ông Loic Martin-Deidier, nhớ lại sự hăng hái và nhiệt tình khi xưa trong việc nhanh chóng thực hiện các chương trình hạt nhân quân sự và dân sự. Vào thời điểm hiện tại, ông nói, "họ đã không tính đến tương lai 40 năm sau đó".

Nửa thế kỷ sau, chất thải hạt nhân ngày càng nhiều. Những thanh nhiên liệu từ lò phản ứng hạt nhân không phải là những chất thải duy nhất mà Pháp phải đối mặt với.

Các lò phản ứng hạt nhân và phòng thí nghiệm được xây dựng vào thời gian bùng nổ điện nguyên tử đang được tháo dỡ. Mọi thứ từ những chi tiết máy bị nhiễm xã tới găng tay cao su đều phải được hủy bỏ. Công nhân phải xem xét tỉ mỉ từng đồ vật một, sử dụng những camera điều khiển từ xa. Những hình ảnh với mã mầu cho thấy những điểm nhiễm phóng xạ trên các đồ vật như ốc vít, dụng cụ, băng chuyền, quần áo và các thiết bị y tế.

Một số đồ vật có thể được tảy rửa sạch. Những người máy nhét những thứ còn lại vào thùng để cất giữ muôn đời.

Mỗi ngày, có khoảng 10 thùng container được xe tải đưa tới cơ sở lưu trữ chất thải Soulaines-Dhuys ngoài thành phố Troyes, thuộc tỉnh Ardennes, 180 kilomét phía đông Paris. Trong đó là những thùng đựng chất thải không đủ độ phóng xạ để được chứa tại Marcoule. Mỗi năm, 15 ngàn mét khối chất thải nhiễm uranium, plutonium và tritium được đưa tới đây.

Cơ sở rộng 175 hécta này giống như
ngọn núi Yucca trên mặt đất. Những cần cẩu xây dựng quay qua quay lại phía trên hàng trăm khối xi măng trông giống như những boong ke, trong đó đã chứa đầy những thùng chất thải, bao bọc trong bê tông. Trong 60 năm, nhiệm vụ của những cái cần cẩu sẽ chấm dứt, cơ sở 400 boong ke này sẽ đầy chất thải, và toàn bộ cơ sở sẽ được phủ bằng một nắp bê tông. Sau đó thì sao?

Khu vực Soulaines-Dhuys sẽ đi vào một giai đoạn giám sát dài 300 năm. Sau đó nữa, kế hoạch là giám sát khu vực này cho tới khi chất thải mất tính phóng xạ của nó.

Giai đoạn 300 năm đầu tiên chỉ mới là sự khởi đầu. Ngay cả chất phóng xạ tương đối khiêm tốn là plutonium cũng cần 24.000 năm để hết độc hại. Những người cẩn thận e ngại rằng liệu thế hệ tương lai sẽ theo kế hoạch chúng ta đặt ra hôm nay - hoặc thậm chí có còn nhớ chỗ chôn dấu chất thải này không?

Những cơ sở chứa chất thải ngầm dưới lòng đất

Những nhà nghiên cứu đang tìm kiếm cách tốt hơn để lưu trữ chất thải, họ nhắm tới độ sâu 450m dưới lòng đất. Họ tin rằng một loại đất sét nhất định có khả năng ngăn chặn những rò rỉ từ các thùng chứa chất thải phóng xạ.

Một phòng nghiên cứu gần Bure, tại tỉnh Meuse, đã bắt đầu làm việc với ý tưởng này. Khi những thử nghiệm của nó hoàn thành vào năm 2006, phòng thí nghiệm này có thể sẽ trở thành khu vực cất giữ những chất thải hạt nhân có cường độ mạnh và vĩnh viễn.

Người dân tại thành phố nhỏ bé và yên tĩnh, nằm giữa Paris và Nancy ở góc Đông Nam nước Pháp, không vui vẻ gì với ý tưởng này. Họ sợ rằng có khả năng bề mặt tầng ngập nước được tìm thấy khi xây dựng phòng thí nghiệm sẽ bị nhiễm độc.

Sự phụ thuộc vào năng lượng hạt nhân

Cuối cùng thì những người dân địa phương có thể sẽ chẳng ngăn được việc đổ chất thải vào khu vực sinh sống của mình. Năm 2002, Pháp đã phải lưu trữ 978 ngàn mét khối chất thải. Năm 2020, con số này hàng năm ước tính lên tới 1,9 triệu mét khối.

Nước này đang chậm sau hầu hết các hàng xóm Châu Âu của mình về phát triển năng lượng tái tạo. Nó có ít nguồn năng lượng hóa thạch, như than đá hoặc gas. Nước Pháp, trong tương lai có thể nhìn thấy được, sẽ tiếp tục phụ thuộc vào năng lượng hạt nhân.

Trong khi chờ đợi, chất thải độc hại sẽ tiếp tục dày lên.


tqvn2004 chuyển ngữ
http://www.x-cafevn.org/node/1180


Vive la Nucleair Waste: France Deals with Legacies of its Nuclear Programs
France gets the majority of its power from nuclear plants. Parliament issued a report in March, 2005, on the problem of France's radioactive waste. Its recommendations confirm the status quo: waste storage and decontamination research.
Denis Du Bois
March 19, 2005
http://energypriorities.com/entries/2005/03/france_nuke_was.php

France gets the majority of its power from nuclear reactors. In the mid 1950s, over feeble public dissent, the country's leadership made that commitment.
Today, France is dealing with the legacy of its nuclear programs. Waste is stored in large facilities, while scientists search for ways to make it less deadly.
Parliament issued a report in March, 2005, on the issue of France's nuclear waste. Its recommendations confirm the status quo: waste storage and decontamination research.
The cost of waste disposal -- hundreds of billions of euros -- is being passed along to ratepayers. High rates aren't the only legacy of 50 years of nuclear power. Citizens and scientists alike are concerned about security, groundwater contamination, and storage.

Storage problems
Highly radioactive materials, such as spent fuel rods, are stored in The Hague and at the Marcoule nuclear facility, on the Rhone River near the southern city of Orange.
The director of the Commissariat a l’Energie Atomique (CEA) at the Marcoule facility, Loic Martin-Deidier, recalls the enthusiasm for quickly launching civil and military nuclear programs. At the time, he says, "they weren't thinking 40 years ahead."
Half a century later, nuclear waste continues to grow. Rods from atomic reactors aren't the only waste France has to deal with.
Nuclear reactors and laboratories built during the nuclear boom times are being dismantled. Everything from contaminated parts to rubber gloves must be disposed of. Workers meticulously examine each item using remote-controlled cameras. Color-coded images reveal spots of radioactive contamination on items such as bolts, tools, conveyor belts, clothing, and medical equipment.
Some items can be cleaned. Robots stuff the rest into special barrels for eternal storage.
Every day, about ten shipping containers arrive on trucks at the Soulaines-Dhuys storage facility outside Troyes, in the province of Ardennes, 180 kilometers east of Paris. On board are barrels of waste that isn't radioactive enough to be stored at Marcoule. Every year, 15,000 cubic meters of waste contaminated with uranium, plutonium and tritium arrive here.
The 350-acre site is like an above-ground Yucca Mountain. Construction cranes hover above a hundred bunker-like cement blocks already filled with barrels encased in concrete. In 60 years, the cranes' job will be done, the 400-bunker facility will be full, and the entire facility will be covered with a concrete lid. What then?
The Soulaines-Dhuys site will enter a 300-year surveillance phase. After that, the plan is to observe the site until the stored waste loses its radioactivity.
The initial 300 years is just the beginning. Even moderately radioactive plutonium retains hazardous for 24,000 years. Skeptics wonder if future generations will follow the plan -- or even remember where the site is located.

Underground storage facilities
Researchers seeking better ways to store waste are looking 450 meters underground. They believe a certain kind of clay is capable of preventing leaks from stored containers.
A laboratory near Bure, in the province of Meuse, has been working on it. When its tests conclude in 2006, the lab is likely to become a storage site for long-lived and highly radioactive waste.
Residents of the quiet little town, located between Paris and Nancy in the northeast corner of France, are not enthusiastic about that idea. They fear the potential for contaminating the surface aquifers found during the lab's construction.

Dependent on nuclear power
In the end, locals may have little say in the matter. In 2002, France stored 978,000 cubic meters of waste. In 2020, the annual amount is expected to be 1.9 million cubic meters.
The country is far behind most of its European neighbors in renewable energy development. It has meager fossil fuel resources, such as coal or gas. The country is, for the foreseeable future, dependent on nuclear power.
Meanwhile, keeping the lights on means the waste keeps coming.

Copyright © 2004-2008 Energy Priorities, All Rights Reserved. ISSN 1938-7326

No comments: