Posted
on 30/03/2025 by Boxit
VN
https://boxitvn.online/?p=93311#more-93311
(VNTB)
– Điều duy nhất mà những người này phạm phải là viết báo ở các quốc
gia độc tài.
Khi
những người cai ngục Iran nói với tôi, với vẻ mặt nghiêm túc, rằng tờ báo của
tôi – The Post (Tờ Washington Post) – không
tồn tại, thật dễ dàng lên tiếng cười nhạo. Bây giờ tôi đang tự hỏi 10 nhà báo
dũng cảm đang bị giam giữ này, những người đã từng làm việc cho Đài Tiếng
nói Hoa Kỳ, Đài Châu Âu Tự do và Đài Châu Á Tự do đang nghĩ gì khi họ
nhận được tin tức về sự sụp đổ của những cơ quan truyền thông này. Chúng ta có
trách nhiệm giành lại tự do cho họ. Năm người đến từ Việt Nam. Một người là cộng
tác viên của VOA, Phạm Chí Dũng, bị
kết án 15 năm tù vì những gì tòa án gọi là “hành động nguy hiểm” chống lại nhà
nước. Bốn người còn lại đóng góp cho Ban tiếng Việt của Đài Á Châu Tự
Do.
Blogger
Việt Nam Trương Duy Nhất trong phiên tòa xét xử tại Hà Nội vào ngày 9
tháng 3 năm 2020. (Vietnam News Agency/AFP/Getty Images)
Trương
Duy Nhất
mất tích vào năm 2019 khi đang cố gắng xin tỵ nạn
chính trị tại Thái Lan. Chính quyền quốc gia này đã giao nộp ông cho chính phủ
Việt Nam vào năm 2020, ông bị kết án 10 năm tù vì tội lừa đảo công chúng. Nguyễn
Tường Thụy, người trước đây đã làm chứng trước Quốc hội Hoa Kỳ về tình trạng
đàn áp phương tiện tự do báo chí tại quê nhà, đang thụ án 11 năm tù vì tội phỉ
báng chính phủ. Nguyễn Lân Thắng đã bị kết án 6 năm
tù và 2 năm
quản chế vào năm 2023 với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước. Nguyễn Vũ
Bình đã bị bắt vào năm ngoái và cũng bị buộc tội tuyên truyền chống nhà nước.
Nguyễn
Lân Thắng xem một trận bóng đá tại Hà Nội vào ngày 9 tháng 7 năm 2017. (Hoang
Dinh Nam/AFP/Getty Images)
Tại
Myanmar, cộng tác viên VOA Sithu Aung Myint đã bị bắt
vào năm 2021, bị buộc tội kích động và phỉ báng lực lượng vũ trang và nhà nước.
Năm 2022, ông bị kết án ba năm lao động khổ sai.
Farid
Mehralizada,
một nhà báo tài chính đưa tin về các vấn đề kinh tế cho RFE/RL tại
quê hương Azerbaijan, đã bị bắt vào năm 2024 vì tội âm mưu buôn lậu ngoại tệ. Ihar
Losik là một nhà báo của Ban Belarus thuộc RFE/RL, người đã bị
bắt vào năm 2020 sau khi bị buộc tội sử dụng kênh Telegram của mình để “chuẩn bị
phá vỡ trật tự công cộng” trước cuộc bầu cử tổng thống năm đó.
Nika
Novak,
một nhà báo của Ban tiếng Nga thuộc RFE/RL, đã bị bắt tại nhà riêng
vào Ngày Giáng sinh năm 2023 và bị buộc tội “hợp tác với một tổ chức nước ngoài
trên cơ sở bí mật”. Một cộng tác viên người Ukraine của RFE/RL, Vladyslav
Yesypenko, đã bị bỏ tù tại Crimea do Nga chiếm đóng kể từ năm 2021, khi anh
ta bị buộc tội sở hữu và vận chuyển thuốc nổ, và thu thập thông tin tình báo
cho Ukraine. Cuối cùng, anh đã bị kết án 6 năm
tù trong một phiên tòa xét xử kín.
Các cáo buộc
nghe có vẻ khác nhau, nhưng đừng nhầm lẫn: Điều duy nhất mà những người này phạm
phải là viết báo ở các quốc gia độc tài. Sự tồn tại của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ,
Đài Châu Âu Tự do và Đài Tự do Châu Á đã chứng minh rằng Hoa Kỳ đã đi
trước nhiều quốc gia khác rất xa trong việc ủng hộ nguyện vọng được tự do và có
thông tin của những người dân thường trên khắp thế giới. Là một biểu hiện của sức
mạnh mềm của Hoa Kỳ, đây là điều mà công dân Hoa Kỳ có thể tự hào.
Tuy
nhiên, vào ngày 14 tháng 3, Tổng thống Donald Trump đã ký một sắc lệnh hành
pháp ra lệnh rằng “các thành phần và chức năng không theo luật định” của nhiều
cơ quan chính phủ “phải được loại bỏ ở mức tối đa phù hợp với luật hiện hành”.
Trong số đó có Cơ quan Truyền thông Toàn cầu Hoa Kỳ, cơ quan giám sát công việc
của tất cả các tổ chức truyền thông kể trên. Trong những ngày tiếp theo, rất
nhiều nhà báo và nhà sản xuất bắt đầu nhận được thông báo nghỉ việc và các nhà
thầu được thông báo rằng hợp đồng của họ sẽ sớm bị chấm dứt.
Bill
McCarren,
giám đốc Trung tâm Tự do Báo chí tại Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia, đã nói với
tôi rằng “VOA, RFE và RFA đã cho chúng ta thấy được tin tức nên được
loan như thế nào và các chương trình đào tạo của họ đã cung cấp cho các nhà báo
đầy tham vọng những công cụ để sản xuất báo chí độc lập. Không có gì có thể
mang tính Mỹ hơn thế nữa”. “Nếu bạn tin rằng nền dân chủ phụ thuộc vào báo chí
độc lập – như
những Người sáng lập của chúng ta đã từng – thì
bạn phải kinh hoàng khi chứng kiến cảnh các tổ chức này bị phá hủy”. Nhưng
hãy tạm gác lại sự khôn ngoan của việc đóng cửa các cơ quan báo chí này. Chúng
ta có nhiệm vụ giành lại tự do cho các nhà báo bị giam giữ oan vì làm việc thay
cho chúng ta. Hơn nữa, nhiều nhà báo bị sa thải là những người lưu vong từ hàng
chục quốc gia trên khắp thế giới. Nhiều người từng làm việc cho các tổ chức này
tại Washington có thể bị trục xuất về quê hương, nơi nhiều người sẽ phải đối mặt
với án tù – hoặc
tệ hơn. Chúng ta cũng có trách nhiệm với họ.
Chính
quyền Trump đã thể hiện cam kết đáng ngưỡng mộ trong việc đưa những người Mỹ bị
giam giữ ở nước ngoài trở về, nhưng cho đến
nay vẫn cứng rắn với những người không phải công dân Hoa Kỳ. Tuy nhiên, những
trường hợp này không liên quan đến vấn đề nhập cư. Đây là vấn đề về nghĩa vụ và
trách nhiệm chứ không phải bỏ rơi những người liều mạng để ủng hộ các giá trị của
người Mỹ.
J.R.
VNTB gửi BVN
These
10 jailed journalists worked for U.S. outlets that Trump silenced
Several journalists are still detained in authoritarian
states simply for doing their job.
March
20, 2025
*
Đọc thêm:
Tòa tạm thời ngăn không cho Trump đóng cửa VOA
March
28, 2025
NEW
YORK (NV) –
Một chánh án liên bang hôm Thứ Sáu, 28 Tháng Ba, ra phán quyết tạm thời ngăn
không cho chính quyền Tổng Thống Donald Trump đóng
cửa Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA), theo nhật báo The
Arizona Republic.
Phán
quyết của ông J. Paul Oetken, chánh án liên bang ở New York, có hiệu lực ít nhất
21 ngày. Phán quyết này là trở ngại mới nhất cho nỗ lực của Tổng thống
Trump đóng cửa các đài truyền thông quốc tế được chính phủ Mỹ tài trợ.
Bảng
hiệu VOA bên ngoài tòa nhà của đài này ở Washington, DC. (Hình: Alex Wong/Getty
Images)
Ông
Andrew G. Celli Jr., luật sư đại diện những ký giả VOA nộp đơn
kiện, cho hay “đây là thắng lợi dứt khoát cho tự do báo chí và Tu Chính Án Số
1, và là lời khiển trách gay gắt dành cho một chính quyền đã chứng tỏ họ hoàn
toàn coi thường những nguyên tắc làm nên nền dân chủ của chúng ta,” theo CNN.
Hiện
tại, VOA vẫn không phát sóng và không đăng bài lên mạng, nhưng
ông Celli cho biết “chúng tôi đang chuẩn bị cho trận đánh kế tiếp,” và nhiều
đơn kiện khác cũng sắp xuất hiện liên quan tới vụ VOA bị đóng cửa.
Không
lâu sau khi Chánh án Oetken ra phán quyết, bà Kari Lake, người phụ trách Cơ
Quan Truyền Thông Toàn Cầu Hoa Kỳ (USAGM), cơ quan giám sát VOA, gửi
thông báo tới nhân viên, cho họ thêm cơ hội nhận tiền rồi nghỉ việc.
Bà
Lake gửi thông báo đó qua mạng xã hội, yêu cầu nhân viên khẩn trương kiểm tra
email. Bà còn viết, “Chúc cuối tuần vui vẻ”.
Ông
Steve Herman, phóng viên VOA, cho hay trên mạng xã hội rằng, trong
thông báo đó, bà Lake “cho nhân viên 12 ngày để nghỉ việc và được trả lương tới
hết Tháng Chín”.
VOA bắt đầu hoạt động vào
năm 1942. Từ lâu nay, đài này đóng vai trò là nguồn thông tin để chính phủ Hoa
Kỳ quảng bá nền dân chủ và chống lại nạn tuyên truyền ở các quốc gia độc tài.
Dưới
thời Tổng Thống Trump, những đài truyền thông được chính phủ tài trợ cũng bị
công kích là mang giọng điệu tuyên truyền của phe cấp tiến. Bà Lake nhiệt tình ủng
hộ quan điểm đó.
Bà
Lake, cựu xướng ngôn viên đài Fox 10, từng chỉ trích kịch liệt tin
tức của các đài truyền thông trong thời gian bà tranh cử thất bại chức thống đốc
Arizona và thượng nghị sĩ liên bang. Từ khi được Tổng thống Trump giao phụ
trách USAGM, bà nhanh chóng ủng hộ cắt giảm quy mô những đài do chính phủ tài
trợ.
Ngày
25 Tháng Hai, bà Lake nói: “Tôi hy vọng ký giả VOA đang mong
có tôi ở đó vì tôi tin rằng chúng tôi sẽ cùng nhau làm được nhiều thứ hay ho”.
Hôm
14 Tháng Ba, Tổng thống Trump ký sắc lệnh cố gắng dẹp bỏ nhiều cơ quan liên
bang, bao gồm USAGM.
Hôm
sau, bà Lake yêu cầu nhân viên VOA kiểm tra email theo sắc lệnh
của ông Trump cho khoảng 1.000 ký giả nghỉ việc
vô thời hạn.
Cũng
hôm đó, bà Lake tìm cách hủy hợp đồng của chính phủ với Radio Free
Europe/Radio Liberty, tổ chức bất vụ lợi hoạt động ở 23 quốc gia chủ yếu tại
Âu Châu. Trong tuần này, tòa liên bang ở Washington, DC, tạm thời ngăn không
cho bà Lake làm như vậy. Tuy nhiên, trên một đài truyền hình bảo thủ, bà Lake
nói rõ sẽ tiếp tục cắt giảm quy mô những tổ chức do bà giám sát.
Nguồn: Người Việt
No comments:
Post a Comment