Tuesday, October 4, 2016

TIỀM LỰC QUÂN SỰ CHÂU Á : SO SÁNH TRUNG QUỐC & VIỆT NAM (Benoit Noget)




Nguyên tác: Benoit Noget
Chuyển ngữ: Hà Tường Cát
October 3, 2016

LTS – Tác giả Benoit Noget, công dân Pháp, mang trong người hai dòng máu Pháp – Việt, từng theo học đại học ngành Ngôn Ngữ và Đông Phương học. Từng là sĩ quan quân đội và huấn luyện tại một học viện quân sự tại Pháp, từng nghiên cứu ngôn ngữ ứng dụng trong chiến thuật chống chiến tranh nổi dậy, tốt nghiệp cao học với đề tại “Việt Nam và Kế Hoạch Hiện Đại Hóa Quân Đội từ 1991 – 2011,” tác giả hiện đang thực hiện luận án tiến sĩ với đề tài “Quan Hệ Ngoại Giao và Ảnh Hưởng Tiến Trình Thu Nạp Vũ Khí Giữa Trung Quốc và Việt Nam.” Benoit Noget viết bài này cho riêng Người Việt.

***
Ngân sách hiện đại hóa quân sự và vũ khí, so sánh giữa Việt Nam và Trung Quốc. (Hình: Benoit Noget)

Trở thành không gian chiến lược mới từ cuối những năm 1980, Biển Đông tiêu biểu cho tình thế căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam. Là tâm điểm của việc hiện đại hóa quân lực, Trung Quốc và Việt Nam khai triển tiến trình thu nạp vũ khí mới dựa trên chủ thuyết hải quân đổi mới. Những tác động ấy thể hiện qua nhiều chương trình hòa hợp và phát triển vũ khí, đã che dấu một tiềm lực mới.

Việt Nam và Trung Quốc đều có sứ mệnh phòng thủ tương ứng tầm quan trọng của khu vực theo cách nhìn của họ. Viễn kiến hải quân Trung Quốc do đô đốc Lưu Hoa Thanh (1) (Liu Huaqing 1916-2011) vạch ra giữa thập niên 1980 xác định nhiều tiến bộ của học thuyết hải quân. Hải quân Trung Quốc đã thay đổi chiến lược từ phòng thủ cận duyên ra phòng thủ viễn dương, nhưng chiến lược mới thông qua một số bước trung chuyển được gọi là phòng thủ cận duyên chiều sâu, tập trung quanh khả năng của vũ khí mới.

Ngân sách và thực tế quốc phòng Việt Nam, giai đoạn 1994 đến 2015. (Hình: Benoit Noget)

Ứng phó tư thế này, Việt Nam chọn một quyết nghị phòng thủ để chống lại mối đe dọa từ Trung Quốc, chủ yếu là chống hạm đội Nam Hải và các đơn vị không lực chính của nó trong khu vực. Thoạt đầu, Việt Nam ứng phó với sự hòa nhập trang bị quân sự Trung Quốc bằng “học thuyết mâu thuẫn” (2). Sau đó Việt Nam chuyển qua hướng điều hành độc lập dựa trên hiệu năng vũ khí và phí tổn. Ngày nay đường hướng ấy đã đến giai đoạn thuần thục mà chúng ta có thể đánh giá trên hai mẫu mực đó và đấy là tiềm lực quân sự thực tế.

Trước khi xác định thang lực lượng theo các trang bị và những hệ thống hạ tầng của tất cả các chương trình vũ trang ấy, cần phải đề cập về một số khía cạnh tài chính và chính trị liên đới với vấn đề quốc phòng.

Trước kia, gần gũi với những trang bị tương tự, điều hành tương tự và sứ mạng phòng thủ tương tự, chênh lệch giữa Trung Quốc và Việt Nam lúc đó chỉ là số lượng. Cán cân lực lượng nghiêng về phía Trung Quốc, nhưng trận chiến tranh năm 1979 thể hiện những khó khăn của Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân khi chiến đấu với đối phương ở vùng địa hình hiểm trở.
Với cùng một học thuyết bộ chiến dựa trên tính cơ động của thiết giáp và khai thác những điểm lủng ở chiến tuyến tạo ra được nhờ hỏa lực pháo binh, kết quả là một trân chiến tiêu hao quân cụ cho cả hai phía. Xét trên quan điểm kinh tế, học thuyết chiến tranh này là không thích hợp.

Ngân sách và thực tế quốc phòng Trung Quốc, giai đoạn 1992 đến 2015. (Hình: Benoit Noget)

Trung Quốc và Việt Nam quen lối dùng rất nhiều loại vũ khí khác nhau với phí tổn sử dụng thấp, mức sẵn sàng cao và kỹ thuật dễ dàng. Do đó thủ tục quyết định chỉ đơn giản là xác định và mua trang bị mới nào gần với học thuyết quân sự đã định. Đường lối này trở nên khó giải quyết với sự hòa nhập vào môi trường biển, mà thực tế là thêm không gian chiến lược, ước tính lực lượng và hoạt động phối hợp.

Như đã nói trên, sự so sánh lực lượng với Trung Quốc bao gồm hạm đội Nam Hải và các đơn vị không quân có thể trực tiếp đe dọa Việt Nam. Phân tích theo thời gian là từ khi hai nước mua thêm vũ khí lần đầu tiên, từ 1992 đến 2015 của Trung Quốc và từ 1994 đến 2015 của Việt Nam. Trong giai đoạn này, ngân sách của Trung Quốc lớn hơn Việt Nam khoảng 60%.
Ngân sách mua vũ khí gồm hai phần là hợp đồng mua và mức sẵn sàng cung cấp tùy theo loại trang bị. Tỉ lệ ưu thế của Trung Quốc so với Việt Nam luôn trong khoảng từ 2/3 đến 3/4. Cho dầu có chênh lệch ấy, khác biệt không rõ ràng, và hai hệ thống có thể xem là cân bằng.

Ngân sách quốc phòng được gia tăng tùy thuộc vào tình trạng quân sự trong mục tiêu chính là trước hết có công cụ hữu ích hiệu quả cho nhiệm vụ quốc phòng và tiếp theo là tự trị kỹ thuật về sản xuất hoặc bản quyền sản xuất. Tân tiến hóa có sẵn trong việc mua, không là đe dọa kinh tế hay ngoại giao.
Trình độ quốc phòng cần phải hợp lý và phải đáp ứng tỉ lệ tác dụng của khả năng hòa nhập trên phí tổn bảo trì. Trong những điều kiện ấy, mức độ sẵn sàng là yếu tố chính để Trung Quốc và Việt Nam đổi mới hệ thống vũ khí của mình.

Chủ thuyết hỏa tiễn của Việt Nam. (Hình: Benoit Noget)

Việt Nam không phạm sai lầm là xếp đặt việc mua vũ khí tùy thuộc vào viễn kiến của Tung Quốc. Điều ấy Có thể tạo ra cuộc chạy đua vũ trang hoàn toàn tiêu cực và cuối cùng không thích hợp cho quân đội của mình. Khi việc đổi mới khỏi đầu, Việt Nam dự tính theo mẫu mực cũ như khi mua sắm vũ khí thời thập niên 1970 và 1980. Nhưng phương pháp này lỗi thời, căn cứ theo sự tái lượng giá thường xuyên các trang bị cũ. Nó bảo đảm được phí tổn bảo trì thấp, nhưng không ứng phó hiệu quả với mối đe dọa từ Trung Quốc. Do đó Việt Nam quyết định tập trung nỗ lực vào những chương trình vũ khí có thể thu nạp nhiều hệ thống vũ khí quen thuộc và đảm nhận được nhiều nhiệm vụ đa năng.

Việc hiện đại hóa quân sự của Việt Nam chú trọng vào trang bị hải quân nhưng không bỏ quên đổi mới hệ thống vũ khí cho lực lượng lục quân. Không thể cùng lúc quản lý việc đổi mới và tái lượng giá toàn bộ trang bị, lực lượng lục quân Việt Nam dự tính hội nhập với những kết quả của hải quân, lục quân sẽ tăng tầm hoạt động mới và gia nhập vào mạng lưới liên lạc hỗn hợp.

Phần được quan tâm trong hệ thống vũ khí trên bộ là các giàn hỏa tiễn duyên phòng BAL-E và K-300P Bastion cùng với hệ thống hỏa tiễn phòng không K-300P. Hàng trang bị thứ nhì như chiến xa và trọng pháo, chủ lực của lục quân, chỉ nhận được những trang bị quang học và điều khiển tác xạ mới nhằm duy trì huệ lực về tầm hoạt động. Mối đe chính không còn giống như mấy chục năm trước.

Trang bị hải quân hiện nay, đối chiếu giữa Trung Quốc và Việt Nam. (Hình: Benoit Noget)

Theo học thuyết quân sự Việt Nam, hiện đại hóa quân đội dựa trên sự linh động chiến lược giữa lục quân, không quân và hải quân sẽ là nhiệm vụ đa năng và phối hợp để chống địch quân. Chiến lược này sử dụng hỏa tiễn để tiêu diệt và vô hiệu hóa tất cả những phương tiện quân sự của Trung Quốc trong vùng an ninh được xác định bằng tầm bắn của hỏa tiễn. Nhưng những yếu tố ấy và số lượng các giàn phóng làm tăng phí tổn về mức khả hữu. Thế phòng thủ của Việt Nam bằng hỏa tiễn chỉ có thể xử lý một phần đe dọa Trung Quốc và chỉ có hiệu lực với một số lượng không ngừng tăng thêm.

Hưởng thụ kỹ nghệ vũ khí có khả năng sản xuất cao, việc canh tân quân đội của Trung Quốc hoàn toàn khác. Dựa vào nhiều kinh nghiệm trong lãnh vực cải tiến trang bị, Trung Quốc đã bắt đầu điều chỉnh phí tổn quản lý và nghiên cứu. Trong ngắn hạn, hiện đại hóa cũng được đưa vào việc nhập cảng và xuất cảng kỹ thuật sản xuất vũ khí. Hệ quả của nhãn quan đó sẽ là tự nhiên để Trung Quốc đặt mua và tự chế tạo một số khổng lồ các hệ thống vũ khí tập trung quanh nhóm hải/không lực mới của họ là hàng không mẫu hạm Liêu Ninh. Mục tiêu chính của Trung Quốc là đạt và phát triển khả năng quản lý kỹ thuật mới mà không bị rủi ro vì phát triển. Sự quy hoạch và sản xuất nhanh hơn trong 40 chương trình vũ khí mới từ 1994 đến 2015 dựa trên những phát triển của bộ binh Trung Quốc những năm 80.

Chủ thuyết phòng thủ mới của Trung Quốc đặt trên sự phát triển lực lượng và hỏa lực với giả định là kiểm soát và phòng vệ không gian và biên cương mới. Nếu chênh lệch hỏa lực rõ ràng nghiêng về Trung Quốc thì Việt Nam vẫn có tác động khuyến ngăn quan điểm hiếu chiến của Trung Quốc.

Trong tình thế tốt nhất, Việt Nam có thể hy vọng duy trì nguyên trạng để tránh khỏi một cuộc xung đột với Trung Quốc. Một cuộc thăm dò cho thấy mức độ triển khai lực lượng của Việt Nam còn rất hạn chế. Nhưng thái độ phòng thủ tốt nhất của Việt Nam là phối hợp những hệ thống phòng vệ mạnh nhất bao gồm cả lợi thế ngoại giao và kinh tế.

*
(1) Liu Huaqing (1916 – 2011), chỉ huy Hải Quân Trung Quốc từ 1982 đến 1987, được xem là “cha đẻ” của chủ thuyết hiện đại hóa Hải Quân Trung Quốc.

(2) “Học Thuyết Mâu Thuẫn” là danh từ chính thức của chủ thuyết phòng vệ của Việt Nam từ 2000 đến 2009. Thuật ngữ này mang hình ảnh tấm khiêng và cây giáo, thay cho từ mâu thuẫn.




No comments: