Tôi đến Thái Lan vào năm 2014, điều làm tôi thật sự
choáng ngợp ở đây là hình ảnh nhà vua đang trị vì Thái Lan Bhumibol Adulyadej.
Ảnh và tượng Nhà vua hiện diện gần như trong mỗi
ngôi nhà, trên các góc phố, trong khách sạn, ở các trung tâm mua sắm. Nó ở khắp
mọi nơi. Một Việt Nam nặng tính tuyên truyền về lãnh tụ, nhưng ảnh tượng về Hồ
Chí Minh chẳng thể nào sánh bằng ở đây.
Sự sùng kính của dân chúng Thái đối với nhà vua của
họ đến đâu cũng thật khó đoán. Tất nhiên có sự thật lòng, nhưng điều chắc chắn rằng,
sự sùng kính này có luôn cả phần cưỡng ép.
Cưỡng ép không chỉ đối với dân Thái mà còn đối với cả
người nước ngoài khi ở đây.
Ấn tượng của tôi về chủ đề này thật khó phai. Đó là
một buổi tối khi tôi đi xem một chương trình biểu diễn về lịch sử và văn hóa
Thái Lan tại Siam Niramit Bangkok. Khi trên màn hình chiếu đến hình ảnh nhà vua
Thái, tất cả mọi người đang ngồi xem trong sân khấu nhận được thông báo là phải
bỏ nón xuống và đứng lên để thể hiện lòng thành kính và tôn trọng nhà vua. Tôi
phải đứng rất lâu cho đến khi tiết mục chiếu xong về cuộc đời của Nhà vua kết
thúc. Một cảm giác thật khó chịu khi đó, nhưng không dễ gì để bộc lộ ra bên
ngoài…
Sự sùng kính Nhà vua một phần cũng được đảm bảo bởi
sự tuyên truyền. Khi vào các quán bia, nhìn lên tivi, bạn sẽ thấy chiếu đi chiếu
lại cảnh mấy ông tướng, các chính trị gia và người dân phải bò sộp và quỳ lạy
trước Nhà vua.
Sự cưỡng ép này được đảm bảo bằng luật, với mức án
lên đến 15 năm tù cho những ai “xúc phạm đến nhà vua”. Điều đáng nói là luật
Thái lan cũng không định nghĩa hành vi như thế nào là “xúc phạm”. Nó cũng là một
dạng luật như điều 88 Bộ luật Hình sự của Việt Nam “muốn bắt ai thì bắt” tùy
vào cách hiểu của giới cầm quyền.
Bởi vậy, những lời nói hay hành vi liên quan đến nhà
vua ở Thái Lan mà trái với truyền thống đều dễ bị chụp mũ phạm tội "khi
quân".
Tôi có hỏi một nhà báo Thái Lan rằng: “Nhà vua có phải
là tác nhân làm cho nền dân chủ Thái lan không hoàn bị và liên tục rơi vào khủng
hoảng hay không?”. Cô nhà báo này chỉ cười và trả lời rằng: “Bạn đặt câu hỏi
này là bạn đã tự tìm câu trả lời cho mình rồi”.
Và cô nhà báo này đã kể cho tôi nghe câu chuyện một
Tổng biên tập của một tờ báo điện tử Thái Lan bị bắt về tội “khi quân” vì không
kịp xóa một comment của một độc giả đã chỉ trích Hoàng gia.
Ở Thái Lan có tự do ngôn luận và biểu đạt, đi biểu
tình chỉ trích, và thậm chí là bôi nhọ Chính phủ thoải mái, nhưng trừ Hoàng gia
ra.
Một cô hướng dẫn viên du lịch người Thái đã cho tôi
biết rằng, nhà vua Thái rất được lòng dân chúng. Họ yêu quý Nhà vua vì những gì
mà ông ấy đã làm cho đất nước và người dân Thái Lan. Nhưng cô này cũng bày tỏ
lo ngại khi nhà vua mất đi, Thái Lan sẽ rơi vào cuộc khủng hoảng trầm trọng
trong tương lai.
“Thái tử - người con trai duy nhất của Nhà vua sẽ nối
ngôi, thuộc dạng ăn chơi trác táng, không được lòng dân chúng”, Cô nói.
Và tối hôm nay, Nhà vua Thái qua đời, liệu Thái Lan
sẽ có thêm những khủng hoảng mới hay mở đường để đưa Thái Lan đến với một nền
dân chủ hoàn thiện hơn?
__________________
XEM
THÊM :
Nguyễn Huy Vũ - ECONOMICA
13.10.16
Vua Thái ra đi, để lại một đất nước Thái trong chia
rẽ, cai trị bởi quân đội. Có một câu hỏi rằng tại sao Thái Lan không trải qua bất
cứ một cuộc chiến tranh nào lại chỉ có một vị thế thường như vậy, nhất là khi
so với các nước Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, hay sát bên như Malaysia và giờ
đây là Indonesia, cả về triển vọng kinh tế, hệ thống dân chủ, và tương lai quốc
gia? Có phải rằng Thái Lan thiếu tự do ngôn luận, mà một trong đó là các ý kiến
phê bình liên quan đến hoàng gia và thể chế, và chính vì vậy mà trí thức Thái
không dám nói và bàn bạc các vấn đề liên quan nhiều đến hệ thống chính trị dẫn
đến cuối cùng là những nền dân chủ được dựng lên rồi cuối cùng đổ vỡ? Bởi vì những
đề tài bàn luận liên quan đến chính trị mà không dám đụng tới vua vì luật cấm
thì có khác gì con voi nằm giữa phòng mà người quét phòng giả vờ không thấy và
không dám nói. Đó quả thật là bi kịch của Thái Lan. Thật tiếc cho Thái Lan. Nếu
như vua Thái bãi bỏ đi các quyết định đó, để vua với dân gần gũi chân tình, thì
vị thế của vua trong mắt dân chắc chắn sẽ không thể giảm xuống mà tương lai đất
nước chắc sẽ rạng rỡ hơn vì các ý kiến thẳng thắn sẽ được nêu ra và trao đổi,
đem lại nhiều hiểu biết giúp dung hòa lợi ích các phe phái và tìm ra một hướng
đi cho dân tộc trong bao dung, hòa bình, và vì lợi ích đất nước.
Bất cứ một nền dân chủ nào cũng cần được vun đắp và
liên tục xây dựng. Có như vậy thì hệ thống dân chủ mới càng tươi mới và phát
triển. Sự vun đắp đó trước tiên là ở các trí thức. Họ cần liên tục cất tiếng
nói của mình vì lẽ công bằng và sự tự do. Bên cạnh đó là sự nuôi dưỡng và thúc
đẩy của những người lãnh đạo hiểu biết. Không phải rằng khi các chính phủ
phương Tây tạo ra các giải thưởng nhân quyền và lên tiếng vì nhân quyền chỉ vì
đó là các hành động nhân đạo, mà trước hết việc tạo ra các giải thưởng nhân quyền
và hành động lên tiếng đó nó như là một tấm gương nhắc nhở chính các công dân của
mình trách nhiệm duy trì và bảo vệ dân chủ. Họ cần nỗ lực phát huy dân chủ hơn
để xứng đáng là tấm gương khi phải giương cao ngọn hải đăng dân chủ soi sáng những
ngục sâu của thế giới. Họ là những cơ quan duy trì và liên tục gieo rắc những hạt
mầm dân chủ trên chính đất nước họ và cho cộng đồng thế giới. Nuôi dưỡng một đứa
bé cần một ngôi làng, và bằng cách gieo mầm dân chủ đến thế giới họ gặt lại hòa
bình và yêu thương trên chính quê hương mình.
Bi kịch của Thái cũng chính là bi kịch của Việt Nam.
Chừng nào mà trí thức Việt Nam không dám nhìn thẳng vào gốc rễ của vấn đề đất
nước đó là chính trị cần tự do và bàn luận sôi nổi thì chừng đó đất nước sẽ còn
lụn bại.
OL, 13.10.2016
No comments:
Post a Comment