TS Hà Sỹ Phu
Posted by adminbasam on
31/07/2016
https://anhbasam.wordpress.com/2016/07/31/9382-lam-sao-cho-moi-con-nguoi-viet-nam-song-co-nhan-cach/
Bổ
sung lúc 8h45 ngày 2-8-2016:
Lời đính chính của TS Hà Sỹ Phu
Chị Ngọc Thu thân mến,
Được chị cung cấp thông tin tôi mới biết trong bài “Làm
sao cho mỗi con người Việt Nam sống có Nhân cách?” có một sự nhầm lẫn: Người
copy đoạn văn trên FB của GS John Vũ đã hiểu danh xưng Bill G là Bill
Gates và đã gửi cho bạn bè một Email với tiêu đề “Lời bàn về
Giáo dục của người giàu nhất hành tinh, Bill Gates”. TS Phạm
Gia Minh thấy bài ấy hay và có ích đã truyền bài đó trong Group
CSF-XHDS nên tôi nhận được và viết lời bình luận như đã đăng.
Tôi đã forward nguyên văn Email gốc đó để chị rõ nguồn
gốc của nhầm lẫn, TS Phạm Gia Minh cũng đã có lời xác nhận lỗi lầm do vô tình
và gửi “cc” tới chị. Cũng còn may là trong bài đính kèm, lấy nguyên văn từ FB của
GS John Vũ, tên người phát ngôn vẫn được giữ nguyên là Bill G. hoặc Bill.W.G,
không ai làm gì sai lệch.
Vậy đề nghị trang Ba Sàm đăng lời cáo lỗi này
kèm vào bài chủ để tránh mọi sự hiểu lầm.
Kính thư
Hà
Sĩ Phu
____
Viết thêm: Ngoài ra, cũng nhờ Ngọc Thu
chuyển thêm điều này tới FB của GS John Vũ:
– Nhận xét của Bill G về tương lai của một
quốc gia thể hiện ngay ở nhân cách của công dân trong nhũng việc thường ngày là
một ý tưởng rất nhân văn, khoa học, nên được quảng bá. GS Vũ, HSP cũng
như mọi độc giả đều ca ngợi ý kiến ấy, vậy là đồng thuận, không có gì xấu ở đây
cả. Ý kiến ấy đã phát huy được ảnh hưởng tốt, đó là điều quan trọng. Phần liên
hệ đến thực tiễn Việt Nam là ý kiến riêng của HSP, không liên quan đến quan điểm
của GS Bill G hay GS Vũ. Tuy nhiên việc nhầm tên Bill G thành Bill Gates hoàn
toàn do chủ quan, vô tình, thiếu kiểm tra thận trọng là bài học khi sử dụng
thông tin trên mạng. Mặc dù nguồn gốc nhầm lẫn do người khác, nhưng tôi cũng thấy
mình có lỗi khi quá tin vào thông tin của bạn bè. Có trang Web đả đăng nhầm cả ảnh,
họ cũng đã sửa sai và xin lỗi. Mong GS Vũ an tâm.
Kính thư
HSP
_____
Hà
Sĩ Phu
31-7-2016
Đôi lời của TS Hà Sỹ Phu: Được bạn bè chuyển
cho đọc bài “Lời bàn về Giáo dục của người giàu nhất hành tinh Bill
Gates” tôi bừng tỉnh dậy một suy tư đã ôm ấp bấy lâu nên viết ngay đôi
lời bình luận chia sẻ cùng bè bạn như sau:
Câu chuyện về nhận định của Bill Gates về tương lai
một quốc gia gợi lên cho chúng ta một điều thú vị. Một quốc gia có
vĩ đại được hay không hãy đo bằng nhân cách của các công dân nước
ấy, trong những ứng xử giao tiếp bình thường hàng ngày.
Thật vậy, ở tầm nhỏ bé người ta thường tìm Nhân cách
ở những việc lớn lao, và giới cầm quyền nhỏ bé thường tìm sự vĩ đại ở « tài
năng lãnh đạo cao siêu» và quyền lực của mình, cố sao cho toàn dân phải
học tập để biết quán triệt sự « lớn lao » ấy và đưa các nghị
quyết của mình vào cuộc sống ! Dân chẳng qua chỉ là công cụ thực hiện ,
người dân được quyền lựa chọn gì đâu ?
Bill Gates lớn được thành một người làm thay đổi bậc
thang tiến hóa của thế giới, và giầu nhất thế giới, là bởi người thầy của Công
nghệ Internet ấythực sự tôn trọng mọi con người sử dụng sản phẩm của mình, tự
đặt mình vào vị trí từng người tiêu dùng, hướng về người tiêu dùng chứ không hướng
vào túi tiền của mình, để tưởng tưởng xem họ muốn gì, họ cần gì thì tìm cách
bày ra các phương án để họ tự chọn, làm thỏa mãn mong muốn đa dạng chính đáng của
họ.
“Người dùng” chính là nhân dân! Bill
Gates biết mình chỉ là người gây men và gợi hứng, chủ nhân thật sự của sự vĩ đại
nằm trong tay nhân dân !
Làm
sao cho mỗi con người Việt Nam sống có Nhân cách, đó phải là mơ ước cháy bỏng của
một người lãnh đạo tử tế, có thề thì hãy thề như thế đi! Nhưng một bộ máy
còn thiếu Nhân cách thì làm sao gây được chất men Nhân cách?Và một cá nhân, một
đảng hay một dân tộc đã chịu lệ thuộc Tàu thì đừng nói đến Nhân cách làm chi để
thành trò cười cho thiên hạ.
Tột
đỉnh của tình yêu nhân dân sẽ xuất hiện từ chính hệ thống dân chủ- thị trường-
pháp trị mà toàn nhân loại đang đi (mà ta
gọi tên là thế giới Tư bản để đối lập với thế giới
Cộng sản) chứ đừng tìm ở một thiên đường tưởng tượng nào đó do những đầu óc thừa
nhiệt tâm và nóng vội nhưng thiếu hiểu biết.
Thật cảm ơn Bill ở một nhận xét « rất nhỏ »
nhưng của một tầm nhìn rất lớn.
H.S.P.
____
Lời bàn về Giáo dục của người giàu nhất hành tinh Bill Gates
GS
John Vũ
Câu chuyện độc đáo, sâu sắc và góc nhìn thông thái của
GS John Vu – Nguyên Phong về cuộc trò chuyện thú vị với Bill W. G, khi đi giảng
ở hai quốc gia lớn Châu Á. (GS John Vu sau khi rời Vice President của Boeing,
hiện là Viện Trưởng Viện Công Nghệ Sinh Học ĐH Canergie Mellon, là dịch giả/tác
giả bộ sách ‘Hành Trình về Phương Đông’, ‘Đường Mây qua Xứ Tuyết’, ‘Ngọc Sáng
Hoa Sen’, ‘Trên đỉnh Tuyết Sơn’… và cuốn mới nhất 2016 là ‘Khởi Hành’).
“Hè năm ngoái tôi đã đi dạy với Bill G và học được rất
nhiều qua kinh nghiệm của người giám đốc điều hành doanh nghiệp này. Khi đi qua
nhiều nước, chúng tôi thường xếp hàng ở sân bay. Bill quan sát: “Ông có thể thấy
ở một số nước, mọi người chờ đợi kiên nhẫn cho đến lượt họ nhưng ở các nước
khác, mọi người thường chen lấn xô đẩy. Mọi người mua vé đều có chỗ trên máy
bay rồi vậy sao họ phải xô đẩy người khác? Dường như là giáo dục của họ thiếu
đào tạo phép xã giao và sự tự trọng. Nước này vẫn muốn trở thành quốc gia lãnh
đạo thế giới nhưng cứ nhìn vào dân chúng sô bồ, hỗn loạn, chen lấn và thiếu tự
trọng này thì còn lâu họ mới lấy được sự kính trọng của những quốc gia khác. Họ
có thể có sức mạnh kinh tế nhưng muốn đi xa hơn thì còn lâu lắm vì kinh tế là một
chuyện nhưng dân trí lại là một chuyện khác. Không phải to tát, lớn lao là quan
trọng nhưng thường những điều nhỏ bé xác định ra hệ thống giáo dục của họ tốt
thế nào. Chính hành vi của những người dân xứ đó xác định ra liệu một nước đó
có là “đẳng cấp thế giới” (World Class) hay không. Một con heo có thể thoa son
dồi phấn nhưng nó vẫn là một con heo phải không?”
Khi rời khỏi nước này, Bill kết luận: “Quốc gia này
còn phải học nhiều vì không có hệ thống dịch vụ tốt ở đây. Cả nước đang hội tụ
vào phát triển sản phẩm để xuất khẩu tối đa nhưng họ sẽ không đi xa được nữa. Họ
có thể hiểu kinh doanh sản phẩm nhưng không hiểu kinh doanh con người. Toàn thể
nền kinh tế là về xây dựng thật nhiều cơ xưởng, sao chép mọi thứ, và xây dựng
nhiều sản phẩm giá rẻ nhưng không cần chất lượng cao nghĩa là họ không nghĩ gì
đến khách hàng mà chỉ nghĩ đến quyền lợi của họ. Họ muốn xây dựng mọi thứ, sản
phẩm lớn, sản phẩm nhỏ nhưng họ sẽ không bao giờ thành công vì không hiểu nhu cầu
của khách hàng; họ không có ý tưởng nào về sự thoả mãn của khách hàng. Từ người
quản lí khách sạn tới người phục vụ nhà hàng, từ quan chức mức cao tới công
nhân mức thấp, tất cả họ đều hành động y hệt như nhau, cứ vội vàng làm gì đó
nhanh chóng mà không suy nghĩ. Chúng ta đã tham quan rất nhiều cơ xưởng và nếu
chú ý, ông sẽ thấy rằng phần lớn các cơ xưởng đều có giám thị người ngoại quốc
và phần lớn các công ty đều có người tiếp thị ngoại quốc bởi vì người của họ
không thể làm điều đó. Đó là làm kinh doanh “nửa đường” vì sản phẩm không thể
thành công nếu không có dịch vụ, và chính dịch vụ đem khách hàng trở lại.”
Một ngày ở Hàn Quốc, chúng tôi phạm sai lầm bởi việc
đi sai chỗ cách xa khách sạn của chúng tôi vài dãy phố. Trời tối khi chúng tôi
hỏi đường nhưng không mấy ai nói được tiếng Anh. Cuối cùng một sinh viên đi tới,
anh chỉ cho chúng tôi hướng đi tới khách sạn nhưng ngần ngại: “Dễ lạc lắm vì có
vài chỗ rẽ phải và rẽ trái và bây giờ đã khuya rồi và rất khó đi khi trời tối,
các ông có thể bị lạc lần nữa”.
Thế là anh ta đề nghị đi cùng chúng tôi tới khách sạn
để chắc rằng chúng tôi sẽ không bị lạc. Chúng tôi bước đi quãng mười lăm phút
cho tới khách sạn. Khi chúng tôi cám ơn người sinh viên, Bill đề nghị anh ta ăn
tối với chúng tôi nhưng anh từ chối vì cần về nhà. Vào lúc đó chúng tôi thấy rằng
anh ta phải đi lộn lại theo hướng ngược với chỗ chúng tôi bị lạc. Sự kiện là một
thanh niên sẵn lòng giúp người lạ cho dù phải đi ngược lại trong đêm tối đã gây
ấn tượng cho cả hai chúng tôi. Bill bảo tôi: “Khi một thanh niên của một quốc
gia hành động như vậy, nước đó có tương lai. Đó là điều một quốc gia có đẳng cấp
thế giới (World Class).”
Theo Bill, “đẳng cấp thế giới” không phải là nền
kinh tế mạnh hay có bao nhiêu triệu phú hay tỉ phú, bao nhiêu đại học hay nhà
chuyên môn mà đẳng cấp thế giới là về cách công dân của nó hành động ra sao.”
(Stt copy từ Fb Prof John Vu 22/7 – Hình
minh hoạ quốc tế không từ GS. John Vu, bài gốc do lượng like và share chưa từng
có nên ko hiểu sao đã ko còn, may là chép nguyên bản về kịp).
Nguồn: FB Hạt Giống Tâm Hồn
No comments:
Post a Comment