Hà
Tường Cát/Người Việt (tổng hợp)
October 8, 2016
Cuộc tranh luận thứ nhì trong ba lần tranh luận giữa
hai ứng cử viên tổng thống Hillay Clinton và Donald Trump sẽ diễn ra lúc 6 giờ
chiều giờ California, ngày Chủ Nhật, 9 Tháng Mười.
Địa điểm tranh luận là trường đại học Washington
University ở St. Louis, Missouri. Các hệ thống truyền hình sẽ trực tiếp phát
hình đi toàn quốc. Cuộc tranh luận Clinton-Trump lần thứ nhất hôm 26 Tháng Chín
có hơn 84 triệu khán giả xe trực tiếp truyền hình. Cuộc tranh luận Kaine-Pence,
hai ứng cử viên phó tổng thống Dân Chủ và Cộng Hòa) chỉ có 37 triệu. Cuộc tranh
luận lần này dự đoán có thể gần bằng hoặc hơn lần đầu.
Một số chi tiết đáng chú ý sẽ được trình bày tóm tắt
kịp thời trên trang web Người Việt Online.
“Town
Hall”
Khác với lần trước, cuộc tranh luận lần này diễn ra
bằng hình thức tương tự như một cuộc họp các cử tri và thảo luận khoáng đại
trong hội trường, mà người Mỹ gọi là “Town Hall.” Phân nửa câu hỏi đặt ra cho
các ứng cử viên là do cử tọa hiện diện tại chỗ đưa ra. Gallup Organisation tham
gia vào việc thanh lọc để xác định tính cách vô tư của việc đặt câu hỏi.
Phân nửa câu hỏi khác do hai điều hợp viên dẫn
chương trình đưa ra, căn cứ trên những đề mục được dư luận quan tâm, phản ánh
qua truyền thông, mạng xã hội và các nguồn khác.
Cho đến sáng Thứ Năm, những câu hỏi được nêu lên nhiều
nhất là việc kiểm tra lý lịch của người mua súng và mở rộng phúc lợi an sinh xã
hội.
Điều
hợp viên
Anderson Cooper của CNN và Martha Raddatz của ABC được
Ủy Ban Tranh Luận Tổng Thống, một tổ chức độc lập không đảng phái chỉ định phụ
trách cuộc tranh luận thứ nhì. Lester Holt của NBC đã phụ trách cuộc tranh luận
thứ nhất ngày 26 Tháng Chín, và Chris Wallace của Fox News Channel điều hợp cuộc
tranh luận thứ ba, và cũng là cuối cùng, vào ngày 19 Tháng Mười.
Theo lời ông Trump, “Cooper rất có thiên kiến” và
“CNN là một mạng lưới tin tức của Hillary Clinton,” tuy nhiên, ông nói “sẽ tham
dự cuộc tranh luận.” Trước cũng như sau các cuộc tranh luận, từ thời bầu cử sơ
bộ đến bây giờ, lần nào ông Trump cũng phàn nàn như thế về hầu hết các phóng
viên hoặc ký giả kỳ cựu có nhiều am hiểu và kinh nghiệm chính trị.
Hình
thức tranh luận có ảnh hưởng gì?
Ứng cử viên không đứng sau bục diễn thuyết, có thể
đi lại trên sân khấu và bước ra gần cử tọa. Tình trạng ấy khiến mọi động tác của
ứng cử viên đều có thể bị chú ý. Năm 1992, máy thu hình cho thấy Tổng Thống
George H.W. Bush luôn luôn xem đồng hồ. Trong lần lần tranh cử thượng nghị sĩ New
York đầu tiên, bà Hillary Clinton được cảm tình vì đối thủ Rick Lazio luôn luôn
chuyển động trên diễn đàn và có những lúc hăm hở lấn sang chỗ của bà. Năm 2000,
Phó Tổng Thống Al Gore cũng có cử chỉ tương tự khi tranh luận với Thống Đốc
George W. Bush và không được tán thưởng.
Bà Clinton có thể học hỏi kinh nghiệm của ông Bill
Clinton chứng tỏ sự chủ động khi tranh luận năm 1992, bước ra tới rìa sân khấu
để trả lời cử tọa. Bà đã từng rất thành công trong các cuộc nói chuyện vận động
cử tri, nhưng khi ấy là người độc nhất trên sân khấu, khác với cuộc tranh luận
sắp tới.
Ngược lại, ông Trump có lối nói chuyện mạnh mẽ, thu
hút, trước một cử tọa đông đảo ồn ào. Khác với lần tranh luận trước, điều hợp
viên đã đề nghị không nên vỗ tay nhiều gây ảnh hưởng tới phát biểu của ứng cử
viên, cuộc tranh luận này sự biểu lộ cảm nhận của cử tọa sẽ rõ ràng hơn.
Chuẩn
bị
Trợ giúp hướng dẫn tập dượt tranh luận cho ông Trump
là Thống Đốc Chris Christie của tiểu bang New Jersey, người đã có kinh nhiệm
nói năng trong 130 cuộc gặp gỡ kiểu “town hall.” Bà Clinton dùng kinh nghiệm
trình bày thảo luận về chính sách với ban tranh cử của mình.
Ban tranh cử và một số người ủng hộ nói rằng ông
Trump lần trước đã thiếu tập dượt và sửa soạn đầy đủ như ông ứng cử viên phó tổng
thống Mike Pence và do đó khó khăn khi phải đối phó với tình huống bất ngờ. Họ
nói rằng ngày Chủ Nhật này họ sẽ hiểu tại sao nước Mỹ cần tổng thống Trump.
Tuy nhiên, giống như trận bóng đá, khi bị dẫn trước,
san bằng tỷ số không phải là dễ, chưa nói tới thắng lại. Phía bà Clinton chắc
chắn đã dự đoán và chuẩn bị đương đầu. Nhưng cũng có thể bằng kinh nghiệm cá
nhân và các cố vấn, kể cả kinh nghiệm về việc ông Kaine không thành công khi cố
gắng tấn công quá nhiều, bà Clinton sẽ tìm cách cho cuộc tranh luận này ở tình
thế không dứt khoát.
Lúc đó, nếu quả thật ông Trump tin là có thể đánh mạnh
thì đồng thời cũng sẽ có những sơ hở tình cờ và đó là chỗ để khai thác.
Thông thường, các ứng cử viên khôn ngoan đều hiểu là
mỗi cuộc tranh luận không thể có ảnh hưởng đảo ngược tình thế. Cuộc tranh luận
đầu tiên đã đem tới cho bà Clinton một kết quả hơn mong muốn, thể hiện bằng các
thăm dò đều cho thấy bà lên điểm từ 2% đến 5%, đặc biệt là chiếm được ưu thế ở
nhiều tiểu bang chiến trường tranh chấp. Như thế, có thể chiến lược của bên Dân
Chủ sẽ là cố gắng giữ nguyên trạng thay vì quá chú trọng tìm cách thắng thêm.
Nói như vậy, cuộc tranh luận ngày Chủ Nhật sẽ buồn tẻ
chăng? Không phải vậy, nên hiểu một thực tế là tranh luận quan trọng trên toàn
bộ, nhưng sự hấp dẫn nhiều khi chỉ ở những lời đối đáp châm biếm, những tình tiết
nhỏ nhặt chẳng có ý nghĩa gì tới lập trường chính sách trọng đại.
Chuyện
gì sẽ được nói tới?
Ban tranh cử Cộng Hòa nói rằng ông Trump sẽ tập
trung vào chính sách, kế hoạch xây dựng quốc gia, về việc làm, mậu dịch, về
chính sách di dân, tăng sức mạnh quốc phòng, an ninh quốc nội và chống khủng bố.
Không chắc ông Trump áp dụng được đúng chiến thuật của ban tranh cử, vì ông vốn
không có kỷ luật ấy và sở trường tranh biện của ông không ở những nội dung này.
Vì vậy, có thể ông vẫn còn tiếp tục chuyện email của
bà Clinton. Có thể ông sẽ khơi ra chuyện như ông đã hăm dọa về đời tư nhiều
tình ái lăng nhăng của cựu Tổng Thống Bill Clinton, hay khôn khéo hơn về lời
ông Clinton phê phán Obamacare và những chuyện linh tinh khác.
Ngược lại, về phía bà Clinton, ngoài những đường lối
chính sách lớn, vẫn có thể tiếp tục khai thác chuyện phụ nữ, chuyện cô hoa hậu
Alicia Machado và nhiều vụ gây tranh cãi khác đã hoặc sẽ xảy ra khó có thể dự
đoán ở ông Trump. Việc ông Trump không công bố hồ sơ thuế có thể sẽ được bà
Clinton nhắm tấn công mạnh hơn trong cuộc tranh luận. Lời tự nhận là “khôn
ngoan” khi “tránh” thuế hàng trăm triệu đô la khó có thể lọt tai cử tri dù ông
Mike Pence có miễn cưỡng giải thích là ông Trump nói với tính cách một nhà kinh
doanh và ban tranh cử lập luận rằng ông Trump hiểu rõ những thiếu sót trong luật
thuế nên sẽ đủ khả năng sửa chữa luật này.
Về phía cử tọa, chắc chắn sẽ có nhiều câu hỏi bất ngờ,
chẳng hạn cả bà Clinton lẫn ông Trump sẽ bị chất vấn về vấn đề tiền bạc trong bầu
cử, hoặc là “làm sao chúng tôi có thể được bảo đảm về những gì quý vị nói và những
gì quý vị sẽ làm.”
------------------------------
LIÊN
QUAN :
.
.
Người
có học thì chọn bà Clinton, người ít học thì chọn Trump, nhưng nếu người có học
mà lười biếng không chịu đi bầu cử thì đất nước sẽ rơi vào tay bọn cai trị mị
dân, độc tài. Hãy xem xét kỹ trường hợp Brexit ở Anh Quốc, hay trường hợp
Duterte ở Philippines.
MỜI
XEM 2 TÀI LIỆU DƯỚI ĐÂY :
by David Runciman (The
Guardian)
Wednesday 5 October 2016 01.00 EDT
.
By
Alan Taylor (The American Scholar)
SEPTEMBER 6, 2016
No comments:
Post a Comment