Monday, October 10, 2016

BẮT MẸ NẤM : CSVN ĐÃ TỰ ĐÓNG ĐINH NẮP QUAN TÀI CỦA HỌ (Trần Nhật Phong - Danlambao)





Trong những lần tôi tiếp xúc với những nhà tranh đấu xã hội dân sự trên BBC hay phỏng vấn, Quỳnh luôn là người nắm rõ những con số bao nhiêu tù nhân lương tâm, nhà tranh đấu xã hội dân sự đang bị CSVN cầm tù, bao nhiêu vụ công an đánh đập người bị bắt rồi vu vạ rằng nạn nhân “tự tử trong trại giam”. Trong tranh đấu xã hội dân sự, Quỳnh luôn luôn là một trong những người đi đầu, từ những biểu ngữ phản đối bạo lực bất chấp luật lệ của an ninh CSVN, cho đến những sự cố gắng tham gia vào những cuộc biểu tình chống hủy hoại môi trường, thậm chí là những bài viết báo động về sự khai thác vô tội vạ của các “quan chức” đối với sinh thái môi trường nơi địa phương mà Quỳnh đang sinh sống. Những lần Quỳnh bị đánh đập, bị sách nhiễu, thậm chí bị bắt rồi thả ra, tôi tỏ ý lo ngại cho sinh mạng của Quỳnh, Quỳnh thản nhiên trả lời “Đó chỉ là ghi thêm vào những tội ác của họ, em đã quen với những đòn thù này”...

*

Đang họp với khách hàng tối Chủ Nhật, bỗng nhiên Facebook báo rằng tôi có inbox quan trọng, thông thường tôi đợi đến lúc rảnh rỗi sẽ check xem ai đã gởi cho mình rồi reply, nhưng có gì đó thúc dục khiến tôi bấm máy xem tin nhắn: Chúng đã bắt Quỳnh rồi anh ơi! 

Bản tin nhắn ngắn gọn khiến tôi giật mình, dù rằng trước đó tôi vẫn có suy nghĩ rằng, trước sau Quỳnh cũng sẽ bị bắt, vì hoạt động xã hội dân sự mà cô đang tranh đấu. Bất kể người khách đang ngỡ ngàng nhìn tôi khó hiểu, tôi xin phép vài phút bước ra khỏi phòng họp.

Lật đật vào Facebook của Quỳnh để kiểm tra, post cuối cùng mà Quỳnh Post lên là video live stream, khi cô cùng mẹ ruột tù nhân lương tâm Nguyễn Hữu Quốc Duy đến trại giam Sông Lô (Nha Trang), để tranh đấu cho Duy được gặp người nhà. Mở Message lên thì không thấy Quỳnh online. Tôi vẫn hy vọng chắc chỉ như các lần trước, bắt vài tiếng rồi thả ra, khi Quỳnh bị ngăn chặn đi biểu tình Formosa hay đến gặp các đại sứ nước ngoài. 

Sáng nay thức dậy, trang Dân Làm Báo đã có đầy đủ sự kiện Quỳnh bị bắt, và an ninh CSVN sẽ truy tố Quỳnh theo điều 88 bộ luật hình sự, tôi không còn gì để nói thêm ngoài trừ 2 chữ: Khốn nạn. 

Tôi quen biết Quỳnh là qua những lần hội thoại với cô em gái này trên BBC, những lần phỏng vấn Quỳnh về những vấn đề tranh đấu xã hội dân sự trong nước, về việc cô được Thụy Điển trao giải thưởng Bảo Vệ Quyền Dân Sự (Civil Rights Defender 2015) kể cả lần cô tuyệt thực để đồng hành cùng Tạ Phong Tần.

Me Nam tuyet thuc cung Ta Phong Tan
PHONG TRAN  -  Published on Oct 10, 2016

Những gì Quỳnh viết hoặc post trên Facebook, kể cả những lần trò chuyện với tôi qua inbox, tôi cảm nhận được nơi cô em gái này là một phụ nữ quả cảm, kiên quyết và có chủ kiến rõ ràng.

Quỳnh có lý luận rất vững chắc, hiểu rõ cách thức nuôi dạy con cái, và rất can đảm, đã không ít lần tôi tôi chứng kiến những ngôn ngữ của Quỳnh đối phó với sự sách nhiễu của an ninh CSVN, qua những audio mà cô đã thu âm lại bằng điện thoại cầm tay. Với tôi, Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là điển hình của một nhà tranh đấu xã hội dân sự đúng nghĩa, không tham gia tổ chức nào, không liên hệ với bất kỳ đảng phái nào, thậm chí có những lần cô biết rõ sẽ bị sách nhiễu, bị đàn áp, bị đánh đập những vẫn sẵn sàng đón nhận.

Trong những lần tôi tiếp xúc với những nhà tranh đấu xã hội dân sự trên BBC hay phỏng vấn, Quỳnh luôn là người nắm rõ những con số bao nhiêu tù nhân lương tâm, nhà tranh đấu xã hội dân sự đang bị CSVN cầm tù, bao nhiêu vụ công an đánh đập người bị bắt rồi vu vạ rằng nạn nhân “tự tử trong trại giam”.

Trong tranh đấu xã hội dân sự, Quỳnh luôn luôn là một trong những người đi đầu, từ những biểu ngữ phản đối bạo lực bất chấp luật lệ của an ninh CSVN, cho đến những sự cố gắng tham gia vào những cuộc biểu tình chống hủy hoại môi trường, thậm chí là những bài viết báo động về sự khai thác vô tội vạ của các “quan chức” đối với sinh thái môi trường nơi địa phương mà Quỳnh đang sinh sống. 

Những lần Quỳnh bị đánh đập, bị sách nhiễu, thậm chí bị bắt rồi thả ra, tôi tỏ ý lo ngại cho sinh mạng của Quỳnh, Quỳnh thản nhiên trả lời “Đó chỉ là ghi thêm vào những tội ác của họ, em đã quen với những đòn thù này”. 

Nhìn một dọc các sự kiện đang diễn ra, từ vụ sách nhiễu linh mục Đặng Hữu Nam sau cuộc biểu tình, chụp mũ một tổ chức chính trị ở hải ngoại là ‘khủng bố”, dùng bạo lực để ngăn chặn cuộc hội họp xã hội dân sự ở Vùng Tàu, và nay bắt giữ Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, cho thấy sự sợ hãi của chính quyền CSVN. 

Với các biến động gần đây, từ những tin tức môi trường bị ô nhiễm nặng nề, cho đến các mặc hàng xuất cảng bị trì trệ, sự thua lỗ của nhiều công ty quốc doanh, nợ công cao đến đụng trần, mà không có khả năng trả nợ, nhiều nhà đầu tư bỏ chạy ra khỏi Việt Nam, giới trung lưu cũng tìm cách chuyển tài sản ra nước ngoài, CSVN đang đương đầu với nhiều bế tắc, xã hội có tiềm năng dẫn đến một cuộc thay đổi lớn, nếu không nói rõ là có nguy cơ bị lật đổ quyền cai trị, do đó để bảo vệ quyền cai trị, việc ngăn chặn phát tán các thông tin, đàn áp những tiếng nói xã hội dân sự, bỏ tù, sách nhiễu hay có hành động bạo lực đối với những người bất đồng chính kiến vốn sẽ là chuyện mà những chính quyền độc tài, độc đảng hay gia đình trị thường làm. 

Nhưng càng có động thái cứng rắn, thì chế độ càng trở nên co cụm hơn và mất lòng dân dẫn đến các cuộc lật đổ một thời gian ngắn sau đó, năm 1997, bất mãn trước xã hội tham nhũng, không có việc làm và khủng hoảng kinh tế, sinh viên Indonesia xuống đường biểu tình, dẫn đến sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ Suharto sau 32 năm cầm quyền.

Tại Miến Điện, sau nhiều năm đàn áp, bắt bớ, thủ tiêu nhiều nhà bất đồng chính kiến, kể từ khi hủy bỏ kết quả bầu cử đầu thập niên 90, cuối cùng chế độ quân phiệt phải nhượng bộ, tổ chức bầu cử tự do và kết quả, đảng của bà Aung San Su Kyi đã lọt vào quốc hội, bất kể cá nhân bà từng bị tù đày và giam lỏng nhiều năm. Khi thành công bầu cử tự do, hàng loạt các dự án đầu từ của cộng đồng quốc tế đã tăng mạnh ở Miến Điện, chính phủ quốc gia này đã có những động thái cứng rắn với các nguồn đầu tư của Trung Quốc. 

Các quốc gia độc tài, độc đảng, gia đình trị thông thường đều có một kết cuộc giống nhau, nếu như xảy ra ở khu vực Á châu, Âu Châu, nơi có nền dân trí tương đối, thì hậu quả nhẹ nhàng hơn, bị truy tìm, tịch thu tài sản, bị đưa ra tòa xét xử tương tự như Suharto hay gia đình của cựu tổng phố Philippines ông Marcos. Còn nếu ở những quốc gia như Trung Đông hoặc Phi Châu, nơi có nền dân trí thấp thì những kẻ này đã bị xử quyết tại chỗ khi bị dân chúng bắt được như trường hợp của đại tá Gadafi. 

Trước khi xảy ra cuộc thay đổi hay lật đổ, những chính quyền độc tài, độc đảng hay gia đình trị, đều có những động thái cứng rắn quyết liệt, thẳng tay đàn áp những phong trào đòi dân quyền hay thay đổi, và kết quả ai cũng nhìn thấy, đây chính là cái giá phải trả của những xã hội không tôn trọng quyền con người. 

CSVN cũng đã và đang đi vào các con đường kết thúc triều đại của họ, các dấu hiệu cho thấy sự sụp đổ không khác gì những quốc gia nói trên. Sưu cao, thuế nặng, địa phương lạm quyền, thao túng đất đai, mua quan bán chức, xây dựng các biểu tượng để củng cố chế độ, quyền hạn của công an, quân đội bao trùm cả nước, kinh tế bế tắc, môi trường sống bị đe dọa, bạo lực về hình sự lẫn dân sự xảy ra ở khắp nơi, báo chí bị ngăn cấm, sinh mạng con người trở nên mong manh hơn, tất cả đều đã xảy ra ở Indoneisa, Nam Hàn, Miến Điện cho đến Lybia, Iraq, Tunisia hay gần đây nhất là Ukraine và đang diễn ra ở Thổ Nhĩ Kỳ. 

Khi quyền cai trị bị uy hiếp, những kẻ nắm quyền luôn sống trong sợ hãi và liên tục ban hành nhiều đạo luật để bảo vệ cho họ, thậm chí thỏa hiệp với ngoại bang như Trung Quốc, để giữ quyền cai trị, giữ sinh mạng và tài sản. 

Những tác động gần đây sẽ khiến cho bánh xe thay đổi toàn bộ xã hội ở Việt Nam sẽ chạy nhanh hơn, vụ bắt giữ Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh sẽ là những động lực thúc đẩy những người dân nghèo bất mãn can đảm hơn, vì họ biết nếu tiếp tục im lặng, thụ động, bản thân họ, con cháu họ cũng sẽ không khác gì với Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, nhà tù và sự nghèo khó sẽ đeo đẳng họ cho đến đời con cháu của họ. 

Bắt Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, chính quyền CSVN đã tự đóng thêm một cây đinh vào chiếc quan tài của họ, và sẽ khiến cho thời gian tồn tại của họ ngắn ngủi hơn, và hệ quả dành cho họ sẽ khốc liệt hơn, cộng đồng quốc tế có thể chưa chắc can thiệp trực tiếp được trong việc trả tự do cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, nhưng chắc chắn họ có những cách khác khiến chính quyền CSVN phải nhượng bộ, vì cho đến thời điểm hiện tại, CSVN đã không còn gì để đổi chác ngoại trừ sinh mạng của những con người tranh đấu xã hội dân sự như Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.

#FreeMeNam, #FreeQuynh, #FreeNguyenNgocNhuQuynh,

11/10/2016





No comments: