Thanh Phương - RFI
Đăng ngày 17-10-2015
Đăng ngày 17-10-2015
Tướng Trung Quốc Phạm
Trường Long phát biểu tại Diễn đàn Hương Sơn, Bắc Kinh ngày 17/10/2015. REUTERS/Jason Lee
Trong bối cảnh căng
thẳng gia tăng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trên Biển Đông, Bắc Kinh đang tìm cách
tăng cường quan hệ quốc phòng với các nước ASEAN với một đề nghị mới, vừa được
đưa ra nhân cuộc họp không chính thức đầu tiên giữa Bộ trưởng Quốc phòng Trung
Quốc với các đồng nhiệm Đông Nam Á ( ACDMIM ) tại Bắc Kinh ngày 16/10/2015.
Cụ
thể, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn đã đưa ra một đề nghị gồm
năm điểm để tăng cường hợp tác an ninh và quốc phòng với các nước ASEAN. Trong
điểm thứ nhất, Bắc Kinh xác định rằng quan hệ an ninh chỉ là một phần trong
quan hệ đối tác chiến lược tổng thể ASEAN-Trung Quốc. Nhưng đáng chú ý nhất là
điểm thứ hai, trong đó tướng Thường Vạn Toàn nhấn mạnh đến khái niệm an ninh mới
của Trung Quốc, cũng như những định chế mới để thay thế cho cơ chế liên minh của
Hoa Kỳ ở châu Á.
Trước
mắt, coi như Bắc Kinh đã có trong tay hai định chế như vậy. Thứ nhất là cuộc họp
không chính thức giữa các Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc và ASEAN, và thứ hai
là Diễn đàn Hương Sơn, diễn đàn an ninh cạnh tranh với Diễn đàn An ninh
Sanghri-La.
Ba
điểm còn lại trong đề nghị của Bắc Kinh là những lời kêu gọi tăng cường hợp tác
quốc phòng Trung Quốc-ASEAN thông qua việc xây dựng cơ chế an ninh và thông qua
việc gia tăng hợp tác trong các lĩnh vực hoạt động nhân đạo, chống cướp biển,
chống khủng bố và giải quyết các tranh chấp. Đặc biệt, Trung Quốc đề nghị các
cuộc tập trận chung với các quốc gia ASEAN ở Biển Đông vào năm tới, một cử chỉ
có vẻ là nhằm tỏ thái độ hòa hoãn với các láng giềng Đông Nam Á.
Cụ
thể, Bắc Kinh đề nghị một cuộc thao dượt về việc thực hiện Quy tắc về những vụ
đụng đầu không dự kiến trên biển ( CUES ), cũng như một cuộc thao dược về tìm
kiếm cứu nạn và cứu trợ thiên tai ở Biển Đông.
Nhưng
một cuộc tập trận chung ASEAN-Trung Quốc ở Biển Đông trong bối cảnh hiện nay sẽ
rất phức tạp, nhất là nếu cuộc tập trận này diễn ra ở khu vực các đảo nhân tạo
mà Trung Quốc đang xây ở Trường Sa. Trong trường hợp đó, Việt Nam và
Philippines sẽ phải trả lời ra sao về đề nghị của Bắc Kinh ?
Vào
lúc mà Hoa Kỳ kiên quyết không để cho các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang xây dựng
cản trở tự do lưu thông trên Biển Đông, Bắc Kinh rõ ràng là cố lôi kéo các nước
ASEAN vào một mặt trận chung để đối đầu với Mỹ, với danh nghĩa tăng cường quan
hệ quốc phòng.
Về
phần các nước Đông Nam Á thì giống như đang bị kẹt giữa hai lằn đạn, khi hai cường
quốc quân sư hàng đầu của khu vực căng thẳng với nhau đến mức có người dự đoán
là xung đột Mỹ-Trung sẽ nổ ra trên Biển Đông. Tại Diễn đàn Hương Sơn hôm nay, Bộ
trưởng Quốc phòng Malaysia đã bày tỏ mối quan ngại này. Ông cho biết đã được
Hoa Kỳ thông báo sơ qua về kế hoạch của Mỹ đưa chiến hạm đến tuần tra sát các đảo
nhân tạo Trung Quốc đang xây dựng, nhưng theo ông « sự đối đầu giữa các
cường quốc trong khu vực đôi khi vượt quá tầm kiểm soát của các nước nhỏ ».
-----------------------
No comments:
Post a Comment