Heather
Timmons - Quartz
Dịch giả: Trần
Văn Minh
Posted
by adminbasam on
30/10/2015
Một tòa
án trọng tài quốc tế đã phán quyết tối qua (29 tháng 10) rằng tòa có thẩm quyền
quyết định liệu Trung Quốc có vi phạm luật pháp quốc tế với yêu sách chủ quyền
của họ ở Biển Đông hay không, sau hai năm Philippines bắt đầu đệ trình đơn khiếu
nại. Quyết định này mở đường cho một phiên xử có thể đưa tới phán quyết kết luận
cho cuộc xung đột âm ỉ lâu dài trong vùng biển giàu tài nguyên – mặc dù Trung
Quốc đã từng nói họ sẽ không tham gia.
Trung
Quốc đang tẩy chay thủ tục tố tụng vì họ chủ trương rằng tòa án, Tòa án Trọng
tài Thường trực có trụ sở tại Hà Lan, không có thẩm quyền trong vấn đề này, một
phần vì Trung Quốc và Philippines đã ký kết các thỏa thuận song phương trong
quá khứ về việc giải quyết tranh chấp.
Tòa án
giải thích lý do tại sao họ từ chối lập luận đó và những lập luận tương tự
trong thông cáo báo chí dài chín trang:
… Tòa
án cho rằng Tuyên bố ASEAN-Trung Quốc là một thỏa thuận chính trị không có tính
ràng buộc về mặt pháp lý và do đó không có liên quan đến các quy định trong
Công ước, mà trong đó đặt ưu tiên cho việc giải quyết các tranh chấp thông qua
bất kỳ phương tiện nào được các bên đồng ý. Cũng như thế, Tòa cho rằng một số
hiệp ước và các tuyên bố chung giữa Trung Quốc và Philippines không thể ngăn cản
Philippines trong việc tìm cách giải quyết tranh chấp với Trung Quốc thông qua
Công ước.
Tòa sẽ
quyết định về việc phải chăng tuyên bố của Trung Quốc liên quan đến “đường chín
đoạn” vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, hay UNCLOS, phải chăng một
số thực thể biển nên được phân loại ra là “đảo, đá, thực thể thủy triều thấp hoặc
bãi ngập nước” (mỗi loại có các quyền khác nhau theo luật pháp), và phải chăng
“một số hoạt động của Trung Quốc” ở biển Đông vi phạm Công ước.
Chính
phủ dân tộc chủ nghĩa của Trung Quốc đã tung ra bản đồ với đường chín đoạn,
tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông vào thời cuối Đệ Nhị Thế chiến, và
gần đây Trung Quốc đã bắt đầu tạo dựng và mở rộng đảo trong vùng tranh chấp bằng
cách nạo vét cát lên, sau đó xây dựng phi đạo và hải đăng trên các đảo đó.
Philippines, Việt Nam, Malaysia, và Indonesia đều có tuyên bố chủ quyền trong
vùng biển. Một khu trục hạm của hải quân Mỹ đã đi vào phạm vi 12 hải lý của một
hòn đảo đó trong quần đảo Trường Sa vào đầu tuần này, chỉ dấu rằng Mỹ coi khu vực
là “vùng biển quốc tế” và không đếm xỉa các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc.
Tòa án
Hague đã chỉ ra rằng, bất kể Trung Quốc tẩy chay phiên tòa, bởi vì cả Trung Quốc
và Philippines đều ký tên vào UNCLOS. “Quyết
định không tham gia vào thủ tục tố tụng của Trung Quốc không thể lấy đi quyền
phán quyết của Tòa Trọng tài”.
No comments:
Post a Comment