Người Việt
Tuesday,
October 27, 2015 4:59:36 PM
WESTMINSTER
(NV) - Thiền
Sư Thích Nhất Hạnh, người nổi tiếng trong việc xây dựng nhịp cầu tâm
linh giữa Âu và Á, vừa được chọn trao giải “Hòa Bình trên Trái Ðất” (Pacem
in Terris) năm 2015, một giải thưởng hàng năm của Thiên Chúa Giáo toàn cầu,
theo tin của trang mạng The Catholic Messenger.
Do Ðức
Giáo Hoàng John XXIII đề xướng năm 1963, giải thưởng "Hòa Bình
trên Trái Đất" được Giáo phận Davenport ở tiểu bang
Iowa bắt đầu trao giải từ năm 1964 với mục đích “vinh danh các nhân vật tạo
được thành tựu về Hòa Bình, Công Lý, không chỉ riêng cho đất nước của họ mà cho
toàn thế giới,” và từng được trao cho Martin Luther King, Mẹ Teresa, Desmond
Tutu, Lech Walesa, những người cũng được trao giải Nobel Hòa Bình.
Theo đúng truyền thống, người được vinh danh sẽ đến Davenport, Iowa để nhận giải thưởng. Tuy nhiên, vì Thiền Sư Thích Nhất Hạnh năm nay đã 89 tuổi, và đang dưỡng bệnh, Giám Mục Martin Amos sẽ đến tận tu viện Deer Park Monastery ở Nam California để trao giải, vào ngày 31 Tháng Mười, 2015, đúng dịp kỷ niệm 50 năm Mục Sư Martin Luther King nhận được giải này.
Theo đúng truyền thống, người được vinh danh sẽ đến Davenport, Iowa để nhận giải thưởng. Tuy nhiên, vì Thiền Sư Thích Nhất Hạnh năm nay đã 89 tuổi, và đang dưỡng bệnh, Giám Mục Martin Amos sẽ đến tận tu viện Deer Park Monastery ở Nam California để trao giải, vào ngày 31 Tháng Mười, 2015, đúng dịp kỷ niệm 50 năm Mục Sư Martin Luther King nhận được giải này.
Hai nhà
lãnh đạo tôn giáo Martin Luther King và Thích Nhất Hạnh từng nhiều lần hội kiến
với nhau tại Hoa Kỳ để chia sẻ lý tưởng tìm kiếm một nền hòa bình công chính và
tinh thần đấu tranh bất bạo động có tầm ảnh hưởng lớn đến không khí chính trị
vào những năm cuối thập niên 1960.(HG)
*
Bài liên quan
- Thiền sư Thích Nhất Hạnh được tạc tượng tại Oakland
- Thiền Sư Nhất Hạnh giằng co với nhà nước
- Thiền Sư Nhất Hạnh về lại Làng Mai, sau khi bị xuất huyết não
- Thiền Sư Nhất Hạnh sang Mỹ điều trị sức khỏe
---------------------------
Trần Kiêm Ðoàn
Thứ
Năm, ngày 29 tháng 10 năm 2015
Tin thầy
Thích Nhất Hạnh được nhận giải Pacem in Terris năm 2015[*] –
giải Hoà Bình Thế Giới hằng năm phổ biến nhất của Thiên Chúa Giáo toàn cầu – đã
trực tiếp hay gián tiếp gởi một thông điệp hòa bình, an lạc, hiệp thông của hai
tôn giáo có đông tín đồ nhất Việt Nam.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh được vinh danh
do thành quả “công phu xây dựng được nhịp cầu tâm linh nối liền giữa phương Đông và phương Tây.”
Lịch sử
Giải thưởng Hòa Bình Thế Giới của Thiên Chúa giáo trao hàng năm kể từ 1964 do đức
Giáo Hoàng John XXIII đề xướng với sự xác định tiêu chuẩn rằng: “Đây
là giải thưởng vinh danh các nhân vật tạo được những thành tựu về Hòa Bình,
Công Lý không chỉ riêng cho đất nước của họ mà cho toàn thế giới.” ("to
honor a person for their achievements in Peace and Justice, not only in their
country but in the world).
Đã có
sáu trong 42 người đạt giải thưởng Pacem in Terris nhận
được giải Nobel Hòa Bình như Martin Luther King, Mẹ Teresa, Desmond
Tutu, Lech Walesa… trong những năm qua.
Giải
thưởng Pacem in Terris năm
nay sẽ được tổ chức vào ngày 31-10-2015, đúng vào thời
điểm kỷ niệm 50 năm ngày mục sưMartin Luther King Jr. được vinh danh nhận giải thưởng nầy. Hai nhà lãnh đạo tôn giáo – mục sư Martin Luther King và thiền sư Thích
Nhất Hạnh – đã nhiều lần hội kiến với nhau tại Hoa Kỳ để chia sẻ lý
tưởng tìm kiếm một nền hòa bình công chính và tinh
thần đấu tranh bất bạo động cho Hoà Bình và Công
Lý có tầm ảnh hưởng lớn đến không khí chính trị vào những năm cuối thập niên 1960. Đầu năm 1967,
trong bài phát biểu nổi tiếng của mình ở nhà thờ Riverside tại
thành phố New York,
mục sư King đã đề cử Thầy Nhất
Hạnh cho giải Nobel Hòa bình và đã gọi Thầy là “một tông đồ của hòa bình và bất bạo động”.
Thiền
sư Thích Nhất Hạnh được thế giới công nhận như là người sáng lập của phái Phật giáo Xã hội Nhập
thế và đồng thời là người khởi phát của pháp
tu Chánh Niệm (Mindfulness) trong văn hóa phương Tây.
Chân lý đầu tiên trong Tứ Diệu Đế của Phật giáo với cuộc đời là Khổ. Thầy đã
chuyển hóa khái niệm “Khổ” sang một bối cảnh
phương Tây thời hiện đại.
Muốn ứng dụng lý tưởng cứu khổ vào thực tế thì cần phải để cho các hành
giả giúp đời bớt khổ thì trước hết, chính họ cần phải có kinh nghiệm trực tiếp về đau khổ trong thời đại của mình qua các công tác dấn thân tiếp cận với
môi trường khốn đốn, bất hạnh của con người. Từ đó, hành giả thiện nguyện mới
có thể định hình con đường diệt khổ thích ứng với hoàn cảnh và căn cơ của từng
đối tượng nhân sinh cần giúp đỡ. Trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội, các khuynh
hướng Phật giáo Ứng Dụng, Phật giáo Nhập Thế, Dòng Tiếp Hiện mà TS Nhất Hạnh đã
khai sinh và hoạt động đều là những phương tiện thiện xảo nhằm thực hiện
con đường cứu khổ.
Thầy đã
phối hợp nguồn kiến thức riêng về các trường phái Thiền, Phật giáo Đại Thừa
cùng các ngành Tâm lý học, Luận lý học và kể cả Thần học phương Tây để xây dựng
một con đường tu học tươi mới, thích hợp với khuynh hướng ứng dụng, dấn thân từ
căn bản truyền thống của Phật giáo. Thiền phái Làng Mai thường được mệnh danh
là Thiền Làng Mai hay Phật giáo Ứng dụng (Applied Buddhism), Phật giáo Nhập thế
(Engaged Buddhism).
Với những
tác phẩm văn chương, tôn giáo, triết học đã được phát hành và dịch ra nhiều
ngôn ngữ cùng với sự đóng góp liên tục trong hơn nửa thế kỷ qua cho Phật giáo,
những phong trào vận động nhân đạo và cho hòa bình của thế giới, hãng thông tấn
AP đã đánh giá thiền sư Nhất Hạnh là nhân vật lãnh đạo Phật Giáo có tầm ảnh hưởng
lớn thứ hai tại phương Tây, chỉ sau đức Đạt Lai Lạt Ma Tây Tạng.
Sự kiện
Hội đồng Quản nhiệm giải thưởng Pacem in Terris Thiên Chúa Giáo quyết
định vinh danh trao giải thưởng “bình an dưới thế” Hoà Bình và Tự Do Thế
Giới (The Pacem in Terris Peace and Freedom
Award) cho một tu sĩ Phật giáo Việt Nam như trường hợp thiền sư Nhất Hạnh
là một biểu tượng nhân văn, liên thông tôn giáo rất đáng trân trọng. Nó tạo ra
được tác dụng tinh thần, xã hội và giáo dục lâu dài, mang ý nghĩa sâu sắc của
tinh thần tương tác và hiệp thông mà các nhà lãnh đạo tôn giáo hàng đầu trên cả
hai thế giới Đông Tây thường rao giảng.
Nhân dịp
nầy, mạng lưới xã hội toàn cầu lại có dịp nói đến thầy Nhất Hạnh một cách hòa
ái, trân quý và nhiệt tình kể từ sau ngày Thầy bị xuất huyết não hôm 11-11 năm
ngoái (xin mời theo dõi Nguồn – footnotes cuối bài viết.). Nguồn thông tin và sự
suy diễn có thể đứng ở nhiều góc cạnh và và sự suy diễn đặt ở nhiều tầm mức cao
thấp khác nhau, nhưng tựu trung có đại ý khái quát là:
Con đường
tu học và hoằng đạo của thầy Nhất Hạnh không xuôi dòng và dễ đi như những bậc
tu hành đại ẩn hay các hành giả tịnh tu tại các nước được sống trong hòa bình
trọn vẹn trên toàn thế giới. Con đường hành hóa đạo Phật của giới tăng sĩ Việt
Nam nói chung và của TS Nhất Hạnh nói riêng là con đường “Hoa sen trong biển lửa”.
Đó là con đường gian nan mà chư tổ đã dùng làm biểu tượng cho công hạnh tu trì
miên mật trước những gian nan và thử thách của cuộc đời và với chính mình trong
những hoàn cảnh dầu sôi lửa bỏng. Trước hiện thực xã hội ngày nay bị điên đảo với
quá nhiều loại Giu-Đa bán Chúa và Đề Bà Đạt Đa hại Phật, những hoạt động về tôn
giáo, văn hóa, xã hội của thầy Nhất Hạnh và tăng thân Làng Mai có một tác dụng
tích cực cho thế hệ đàn em, dù ở bất cứ tôn giáo hay hoàn cảnh xuất thân nào đều
có cơ hội ươm mầm niềm tin tâm linh trong sáng và trung thực. Chính vì vậy mà
báo chí phương Tây trong những ngày nầy nhắc đến thầy Nhất Hạnh như là
một người “Bắc nhịp cầu tâm linh và tạo sự hiểu biết ở tầm cao, đi vào chiều
sâu giữa hai thế giới Đông và Tây.”
Một nhà
văn, nhà nghiên cứu thần học Thiên Chúa giáo, Katie Kiley, đã viết trên Thông
Tri Công Giáo (The Catholic Messenger) rằng:
“Kể từ buổi lưu vong của thiền sư Nhất Hạnh từ Việt Nam, cuộc sống của ông đã được dành riêng cho công việc của “Transformation Inner” (chuyển hóa nội tâm) vì lợi ích của cá nhân và của toàn xã hội. Chuyển đổi bên trong, theo
quan điểm của Thầy, bắt đầu với sự dốc tâm mở khóa năng lượng của chánh niệm. Các điểm chốt thực hành chánh niệm là từng lúc, từng lúc nhận thức về các phép lạ của hơi thở vào và hơi thở ra. Hơi thở chánh
niệm, đi bộ chánh niệm, ăn uống lưu tâm - đó là những cánh cửa để mở nguồn tâm. Thực tập chánh niệm nuôi dưỡng sự tự hiểu biết và tha thứ, gây nên tâm thức sâu lắng và hành động từ bi vì lợi ích của tất cả các đối tượng, bao gồm cả kẻ thù và trái đất. Chánh niệm được biểu hiện chân thật nhất của
mình khi thực hành như là một sinh hoạt mang tính cộng đồng,
cống hiến cho đại chúng.”
Trong một
thế giới dao động đầy thiên ma bách chiết, thiện ý xây dựng xuôi chiều vẫn có
lúc bị diễn dịch ngược chiều thành nghịch hạnh khước từ, phủ định. Thiền sư Nhất
Hạnh không là trường hợp ngoại lệ. Thầy trở thành một tu sĩ Phật giáo Việt Nam
đầu tiên bị lưu đày ra khỏi nước sống lưu vong trước 1975 và một nhà lãnh đạo
Phật giáo bị khước từ sau 1975 qua cuộc bạo hành dẹp bỏ Tu viện Lâm Đồng Bát
Nhã của tăng thân Làng Mai! Phải chăng trong từng mạng mạch tinh túy của đạo Phật,
lưu vong cũng là một Công Án và khước từ cũng là một Công Án thiền tịnh giữa cuộc
đời não loạn hôm nay (?!).
Giải
thưởng Hòa Bình Thế Giới xuất phát từ phía đạo Thiên Chúa vinh danh hiến tặng
cho một tu sĩ thuộc hàng giáo phẩm cao cấp của Phật giáo là một quyết định
trung thực và cao quý. Lịch sử tôn giáo đã có sự phân định hiển nhiên rằng, giữa
hai tôn giáo theo Phật và Chúa, từ trong tín lý cơ bản, đã có sự bất đồng. Xa
hơn nữa là quá trình du nhập và truyền thừa các tôn giáo vào Việt Nam không
thông suốt hay bão liệt giống nhau. Cho nên, tự trong dòng lịch sử của đất nước
Việt Nam, vốn đã thiếu sự tiếp cận, giao hảo, hỗ trợ và tìm hiểu nhau trọn vẹn
giữa các tôn giáo ở quê nhà. Nay sang thế giới Âu Mỹ, phải cần đến một viễn kiến
cao xa hơn ở tầm mức quốc tế, cả hai phía mới có dịp nhìn rõ nhau.
Giải
thưởng Pacem In Terris dành cho TS Nhất Hạnh là một cái
bắt tay đầy khích lệ giữa hai phía không phải là đạo hữu, thiện hữu mà là trí hữu
của nhau; nghĩa là đón nhận nhau như những người bạn không phải vì đồng dạo,
cũng chẳng phải vì tình thân nhưng bởi sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau.
Trang
sách mở đầu khi nào cũng hay, cũng đẹp, cũng chỉnh chu… nhưng những trang tiếp
theo cũng phải cần đến thiện tâm và thiện chí song phương của cả hai bên mới biến
tôn giáo thành Đạo, thành Con Đường, để đi đến chỗ chân thiện chứ không phải là
“pháo đài” lập nên để công kích, phê phán nhau qua “lỗ châu mai” của biên kiến
và hý luận tầm thường.
Cuộc
cách mạng truyền thông đại chúng đã giúp nhân loại và các quốc gia, tôn giáo,
nhóm phái… có cơ hội và phương tiện bắc nên những nhịp cầu nối kết giữa hai bến
bờ còn xa lạ. Nhịp cầu là phương tiện thiện xảo cấp thời giúp những phía khác
biệt tiếp cận nhau, hiểu biết nhau hơn trong vòng hiếu hòa, tương kính, tương
trợ và thân hữu. Thiền sư Nhất Hạnh là một trong những người tiền phong bắc nên
nhịp cầu tâm linh Đông Tây. Sự thành công của Thầy đang được cộng đồng quốc tế
công nhận và tán thưởng. Đó là một vinh dự cao quý cho Thầy, cho Tăng đoàn Làng
Mai và cho Phật giáo Việt Nam.
Xin
kính chúc mừng thiền sư Thích Nhất Hạnh và kính chia vui với tăng thân Làng
Mai.
Thiền
viện Quy Nguyên, Texas
Princeton Meditation Center tháng
10 - 2015
Trần
Kiêm Đoàn
[*] Nguồn
(Sources):
Thich
nhat hanh won Pacem In Terris award 2015
No comments:
Post a Comment