Fri,
10/30/2015 - 18:13 — nguyenanhtuan
Trực tiếp
tham gia các sinh hoạt nghị trường của Úc là một trải nghiệm quý báu để quan
sát một thể chế dân chủ tự do vận hành ra sao ngay tại trung tâm quyền lực của
nó.
Một tuần
sit-in của tôi ở Quốc Hội Úc rơi vào đúng thời điểm nước Úc sôi lên vì vụ
Farhad Jabar, thiếu niên nhập cư Hồi giáo 15 tuổi, bị bắn hạ sau khi đã nổ súng
giết chết một người trong đồn cảnh sát tiểu bang New South Wales. Vụ việc được
cho là có động cơ khủng bố.
Hệ thống
chính trị Úc phản ứng tức thì. Chính phủ của Đảng Tự do cầm quyền ngay lập tức
đệ trình điều chỉnh luật chống khủng bố theo hướng giảm độ tuổi tối thiểu phải
chịu lệnh giám sát (control orders) từ 16 xuống còn 14, đồng thời tăng thời
gian tạm giữ không cần lệnh của tòa từ 4 lên 96 giờ đồng hồ; và tòa án có thể
gia hạn thời gian tạm giữ lên 28 ngày từ 8 ngày như quy định hiện nay, đối với
bất kì ai bị tình nghi khủng bố. [1]
Một số
thành viên Đảng Lao động đối lập, trái lại, ngay lập tức phê phán rằng chính
sách hiện hành của chính phủ không quan tâm đúng mức đến sự hòa nhập của các cộng
đồng nhập cư là nguyên nhân chính dẫn đến vụ việc, đồng thời yêu cầu chính phủ
đưa ra lý do thích hợp cho việc dự định tăng thời gian tạm giữ.
Tranh
luận giữa các dân biểu – những gương mặt đại diện đất nước, nổ ra nảy lửa từ mặt
báo và truyền hình đến các phiên hỏi đáp nghị trường (Question Time), hòng chứng
tỏ với cử tri rằng họ xứng đáng hơn đối thủ trong việc giải quyết các vấn đề
nóng bỏng quốc gia mà vụ việc của thiếu niên Farhad là một trong số
đó.
Những
cuộc tranh luận này có hàm lượng tri thức rất cao vì đằng sau mỗi dân biểu là sự
hỗ trợ của cả tá trợ lý có kĩ năng làm việc tốt. Các think-tank và các tổ chức
xã hội dân sự hoạt động trong lãnh vực liên quan cũng nhân đây vận động cho
quan điểm của họ thông qua các dân biểu, khiến phát biểu của các dân biểu không
chỉ là ý kiến cá nhân của họ mà còn trở thành kết tinh của trí tuệ tập thể
và đại diện cho các lợi ích khác nhau trong xã hội. Chính sách công nhờ vậy mà
được kiểm xét trên từng khía cạnh khác nhau và dần trở nên hoàn thiện.
Tuy thường
xuyên có những bất đồng và tranh cãi giữa đảng cầm quyền và đảng đối lập nhưng
những xung khắc này không phải là vô hạn và dẫn đất nước đến tan rã như những
người ủng hộ chủ nghĩa toàn trị độc đảng thường lo lắng. Bình đẳng, tự do, tôn
trọng sự khác biệt trong mọi vấn đề khác nhau của đời sống (bao gồm cả tôn
giáo) vẫn là những đồng thuận đóng vai trò chân đế giữ cho xã hội ổn định.
Đây là
lí do vì sao ngày hôm nay đảng cầm quyền và đảng đối lập tranh luận nảy lửa ở
nghị trường về chính sách đối phó với tình trạng bạo lực gia tăng trong các cộng
đồng nhập cư Hồi giáo thì ngay hôm sau họ đã cùng nhau tổ chức Ngày Thống nhất
(National Day of Unity) với sự tham gia của đại diện tất cả các tôn giáo ở
Úc để nhấn mạnh ý nghĩa và tầm quan trọng của sự hài hòa tôn giáo, sắc tộc, và
tái khẳng định với toàn thể cộng đồng quốc gia là những hành vi cực đoan tôn
giáo chỉ là hiện tượng cá biệt, không bao giờ đại diện cho cộng đồng tôn giáo
đó.
(Lãnh
đạo đảng cầm quyền và đảng đối lập gặp gỡ đại diện các tôn giáo ở Úc trong Ngày
Thống nhất Quốc gia được tổ chức ngày 13 tháng 10 năm 2015 tại Quốc Hội Úc
-Photo Courtesy: SBS)
Có thể
nói cách chính trường Úc phản ứng lại với những vấn đề phát sinh trong xã hội
(như bi kịch trên) khả năng cao sẽ đem lại thành công vì chính sách công của họ
(1) được điều chỉnh ngay lập tức với (2) sự kiểm xét khắt khe của đảng đối lập,
báo chí, xã hội dân sự và (3) luôn được đặt trên nền tảng là các giá trị tự do,
nhân quyền, tôn trọng khác biệt – những tín hiệu tập hợp xã hội để đoàn kết quốc
gia. Nhờ vậy, bi kịch trở thành bài học cho toàn xã hội và khó có khả năng tái
diễn trong tương lai khi các chính sách đã được điều chỉnh.
Trong
cùng thời gian đó ở Việt Nam cũng có một thiếu niên khác, Đỗ Đăng Dư, đã chết,
nhưng là vì bị hành hung trong trại tam giam.
Nỗi buồn
của gia đình hai thiếu niên hẳn là như nhau. Song cách mà chính trường Việt Nam
phản ứng với cái chết của Dư lại trái ngược hoàn toàn. Báo chí nhà nước im bặt
khi sự việc xảy ra. Không ai trong số ‘tứ trụ triều đình’ Hùng Dũng Sang Trọng
lên tiếng chính thức về vụ việc gây xôn xao dư luận, như thể nó đang xảy ra ở một
đất nước khác, gây căm phẫn cho một cộng đồng khác, chứ không phải Việt Nam –
quốc gia mà họ đang tự nhận là người lãnh đạo.
Trên thực
tế, chỉ nhờ vào sự dấn thân của các nhà hoạt động mà thông tin về cái chết của
Dư mới đến với cộng đồng mạng và khiến nó có đôi chút khác biệt so với 260 cái
chết trước đó trong trại tạm giữ, tạm giam trong vòng 3 năm qua. [2]
Song, đến
khi nào các bi kịch như của Dư vẫn bị phớt lờ bởi các lãnh đạo chính trị và nằm
ngoài bàn nghị sự chính thức của quốc gia, khi đó, những chính
sách hiện hành –nguyên nhân chính dẫn đến bi kịch đó – vẫn tồn tại. Và cứ
thế bi kịch sẽ tái diễn, theo cách mà nó xảy ra với Dư và 260 người
khác trong suốt 3 năm qua. Đều đặn.
No comments:
Post a Comment