Trung
Cộng yếu, chống chế quẩn quanh
Ngô Nhân Dụng
Ngô Nhân Dụng
Friday,
October 30, 2015 1:39:21 PM
Ngày
Thứ Ba, mọi người hồi hộp chờ coi Cộng Sản Trung Quốc sẽ làm gì sau khi chiến hạm
Mỹ USS Lassen tiến vào trong vòng đai 12 hải lý bên các đảo nhân tạo mới đắp, bất
chấp các lời đe dọa của Bắc Kinh. Người dân Trung Hoa, sau khi đã nghe ông Ngoại
Trưởng Vương Nghị dọa Mỹ “...đừng làm những việc mù quáng gây thêm rắc rối,” chắc
cũng chờ coi đảng sẽ “trừng phạt” nước Mỹ ra sao. Rốt cuộc, đảng ta chẳng làm
gì cả. Nhưng vì không làm gì cho nên họ cần nói, tiếp tục nói, để giải thích
cho dân Tàu nghe xuôi tai rồi quên đi. Vì khó lấp liếm tình trạng bất động sau
khi nặng lời dọa nạt, cho nên đảng chỉ nói quanh nói quẩn. Một bài trên Hoàn Cầu
Thời Báo lộ rõ thế yếu của Trung Cộng trong khi tìm cách trấn an dân chúng.
Hoàn Cầu
Thời Báo (环球时报) là phụ bản nhật báo Nhân
Dân, cơ quan ngôn luận chính thức của Ðảng Cộng Sản Trung Quốc. Bài báo xuất hiện
ngày Thứ Năm, 29 Tháng Mười 2015, hai ngày sau biến cố chiến hạm Lassen, cố ý
đánh lừa độc giả ngay trong cách đặt tựa! Họ viết: “Mỹ quốc phái đô đốc tới Bắc Kinh thảo luận về Nam Hải.” Ðọc câu
này, người dân sẽ tưởng rằng vì Trung Cộng ồn ào phản đối cho nên một vị tướng
hải quân cao cấp Mỹ phải sang Bắc Kinh “cầu hòa.”
Bài báo
không loan báo tin của nhà nước mà lại dựa theo tin của đài truyền hình Nhật Bản
NHK, một cách khiến độc giả cảm thấy dư luận nước ngoài cũng chú ý. Ðài NHK cho
biết Ðô Ðốc Harry Harris, chỉ huy Hạm Ðội số 7 của Mỹ ở Thái Bình Dương, sẽ gặp
các tướng lãnh Trung Quốc vào đầu Tháng Mười Một để thảo luận các vấn đề trao đổi
quân sự song phương. Nhưng đài này cũng nói rằng cuộc gặp gỡ này đã được dự trù
từ lâu, trước khi chiến hạm Lassen đi vào quanh các đảo nhân tạo tại đảo Chử
Bích (Zhubi Reef) và bãi Vành Khăn (người Nhật gọi là Minh Trị, Meiji Reef).
Sau đó,
Hoàn Cầu Thời Báo không nói đến một hành động cụ thể nào của Bắc Kinh để chống
lại chuyến đi thách thức của chiến hạm Lassen. Ngược lại, họ chỉ trích dẫn ý kiến
của các chuyên gia Trung Quốc về các vấn đề quốc phòng. Tựu trung, hầu hết chỉ
lập lại các ý kiến cũ, vừa giải thích các sự kiện theo lối “báo lề phải.” Những
ý kiến đó có tác dụng lừa dối dư luận dân chúng trong nước Tàu, để dân có cảm
tưởng chính quyền vẫn cứng rắn, mặc dù chẳng làm cái gì cụ thể.
Chuyên
gia đầu tiên được nêu tên là Tra Hiểu Cương (Zha Xiaogang, 査晓刚), thuộc Sở Nghiên Cứu
Các Vấn Ðề Quốc Tế, ở Thượng Hải (上海国际问题研究所). Ông Cương phân
tích thâm ý của Mỹ; thấy rằng chuyến đi của tàu Lassen đã được trù bị cho diễn
ra trước một tuần, để nhân dịp Ðô Ðốc Harris tới Bắc Kinh sẽ nhắc lại quan điểm
của chính phủ Mỹ không công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên các đảo nhân tạo.
Nhưng
ngay sau đó, Hoàn Cầu Thời Báo giải thích thêm, dẫn ý kiến một chuyên gia khác
là Trương Quân Xã (Zhang Junshe, 张军社), thuộc Sở Nghiên Cứu
Hải Quân Trung Quốc (中国海军研究所).
Ông này nhận xét rằng việc một tướng lãnh cao cấp Mỹ qua Tàu có ý nghĩa đặc biệt;
nó giúp chính phủ Mỹ hiểu rõ các hành động bảo vệ các quyền lợi hợp pháp trong
vùng Nam Hải của Trung Quốc. Ðọc những lời giải thích này, độc giả trong nước
Tàu sẽ hiểu rằng sau vụ Lassen Ðô Ðốc Harris qua Bắc Kinh để nghe Trung
Cộng “dạy dỗ” về “quyền lợi hợp pháp” của nước Tàu ở Trường Sa!
Sau đó,
Hoàn Cầu Thời Báo lại dẫn lời một chuyên gia khác, bà Lý Giải (Li Jie, 李解) một nữ thượng tá nổi
tiếng thuộc Sở Nghiên Cứu Hải Quân, thường hay được báo chí phỏng vấn. Bà nói rằng
đây là cơ hội cho hai nước cùng chứng tỏ quyết tâm tiến tới một cuộc hợp tác
“hai bên cùng thắng - win win,” nhằm thiết lập “quan hệ mới” giữa hai cường quốc,
giải quyết các mâu thuẫn. Ðây là một cách nói nhấn mạnh Trung Cộng ngang hàng với
Mỹ, không ai thua ai cả.
Ðể dân
Tàu thấm thía hơn tại sao Trung Cộng không bất động, Hoàn Cầu Thời Báo ghi lời
Lục Khảng (Lu Kang, 陆慷), phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao, nhắc
lại rằng trong chuyến đi vừa qua, Tập Cận Bình và Obama đã đồng ý hợp tác với
nhau. Lục Khảng còn nói Trung Quốc lúc nào cũng giải quyết các bất đồng với các
nước khác bằng phương pháp đối thoại; dù ông ta vẫn tố cáo Mỹ đã khiêu khích
Trung Quốc về mặt chính trị (dân Trung Hoa hiểu rằng: Mỹ không hề khiêu khích về
quân sự).
Ðể giải
thích thái độ của Thủ Tướng Shinzo Abe hoàn toàn ủng hộ nước Mỹ trong biến cố
Lassen, Hoàn Cầu Thời Báo dẫn lời Kim Sán Vinh (Jin Canrong, 金灿),
phó khoa trưởng trường Nghiên Cứu Quốc Tế của Ðại Học Nhân Dân. Ông Vinh nói rằng
chính phủ Nhật chỉ mong Trung Quốc gặp khó khăn ở phía Nam để không còn quan
tâm đến những mâu thuẫn Trung-Nhật. Ngược lại, ông hoan hỉ nói tới thái độ hờ hững
của hai đồng minh khác của Mỹ: Chính phủ Nam Hàn chỉ ra thông cáo kêu gọi hai
nước tự kiềm chế; Chính phủ Australia thì chỉ lập lại quy tắc quyền tự do hải
hành, nhưng nói thêm nước Úc sẽ không tập diễn hải quân với Mỹ. Chuyên gia Tra
Hiểu Cương giải thích tại sao: Hai nước Nam Hàn và Úc đều có quan hệ kinh tế mật
thiết với Trung Quốc cho nên không muốn dính líu với Mỹ trong vụ này! Hiện
Trung Quốc là thị trường xuất cảng lớn nhất của Nam Hàn và mua rất nhiều quặng
mỏ của Úc.
Qua bài
đăng trên Hoàn Cầu Thời Báo (hai ngày sau khi vụ Lassen diễn ra), chúng ta thấy
Trung Cộng chỉ lảng tránh, tìm cách giải thích cho dân Trung Hoa nghe xuôi tai
khi họ thắc mắc vì sao nhà nước không dám phản ứng mạnh bằng hành động. Nhưng
đây không phải là lần đầu tiên Cộng Sản Trung Quốc chịu thua khi bị Mỹ thách thức.
Hai năm trước, khi Trung Cộng công bố “Vùng nhận diện không phận” (ADIZ) bao gồm cả đảo Ðiếu Ngư trong biển Nhật Bản, người Nhật gọi là Senkaku. Trung Cộng yêu cầu các máy bay qua vùng này phải tự xưng danh và thông báo lộ trình, nếu không sẽ có biện pháp quân sự! Ngay sau đó chính quyền Obama đã công khai báo trước rồi cho B-52 bay qua vùng này mà không hề thông báo, xưng danh để Trung Cộng “nhận diện!” Mấy ngày đầu, Japan Airlines và All Nippon Airways đều chịu phép, thông báo lộ trình trước khi bay qua vùng ADIZ này, nhưng sau đó, suốt hai năm qua, các hãng máy bay Nhật cũng ngưng cái trò này. Từ đó tới nay, Bắc Kinh đành phải bỏ qua không nói, không làm gì để xác định vùng ADIZ đó nữa. Biển Nhật Bản gần lục địa Trung Quốc hơn Biển Ðông nước ta.
Hai năm trước, khi Trung Cộng công bố “Vùng nhận diện không phận” (ADIZ) bao gồm cả đảo Ðiếu Ngư trong biển Nhật Bản, người Nhật gọi là Senkaku. Trung Cộng yêu cầu các máy bay qua vùng này phải tự xưng danh và thông báo lộ trình, nếu không sẽ có biện pháp quân sự! Ngay sau đó chính quyền Obama đã công khai báo trước rồi cho B-52 bay qua vùng này mà không hề thông báo, xưng danh để Trung Cộng “nhận diện!” Mấy ngày đầu, Japan Airlines và All Nippon Airways đều chịu phép, thông báo lộ trình trước khi bay qua vùng ADIZ này, nhưng sau đó, suốt hai năm qua, các hãng máy bay Nhật cũng ngưng cái trò này. Từ đó tới nay, Bắc Kinh đành phải bỏ qua không nói, không làm gì để xác định vùng ADIZ đó nữa. Biển Nhật Bản gần lục địa Trung Quốc hơn Biển Ðông nước ta.
Bài
đăng trên Hoàn Cầu Thời Báo chỉ chứng tỏ thói quen nói lấp liếm của Cộng Sản
Trung Quốc khi cần vuốt ve cho dân chúng thỏa mãn tự ái quốc gia. Ðó là sở trường
của cộng sản. Nhưng trong vụ này, người ngoài cũng nhìn thấy mâu thuẫn ngấm ngầm
giữa phe quân nhân hiếu chiến và các chính trị gia trong đảng Cộng Sản Trung Quốc.
Gần đây
đã xuất hiện nhiều cuốn sách kêu gọi Trung Quốc vùng lên chạy đua với Mỹ quốc về
quân sự. Những tác giả, thường cấp bậc trung tá, đại tá trong quân đội, nêu ý
kiến rằng Trung Quốc không nên chỉ chú ý đến việc phát triển kinh tế cho tới khi
giầu hơn nước Mỹ mà còn phải cạnh tranh bằng vũ lực. Lưu Minh Phúc (Liu
Mingfu, 刘明福), một đại tá thuộc trường Ðại Học Quốc
Phòng (国防大学) đã xuất bản cuốn “Trung Quốc Mộng,” từ
năm 2011, trước khi Tập Cận Bình chính thức dùng khẩu hiệu này. Cuốn sách có phụ
đề “Hậu Mỹ quốc thời đại đích Ðại quốc tư duy dữ Chiến lược định vị,” Tư duy đại
quốc cùng định vị chiến lược trong thời đại Hậu Mỹ quốc!” Người viết lời tựa
cho sách của Lưu Minh Phúc là Thượng Tướng Lưu Á Châu (Liu Yazhou, 刘亚洲)
lại chủ trương rất khiêm tốn, ông đề cao mô hình quản trị quốc gia của nước Mỹ,
coi như một bài học mà Trung Quốc phải noi theo.
Trước
cuốn sách của Lưu Minh Phúc, người Trung Hoa đã được đọc những cuốn “Trung Quốc
dám nói Không!” (Trung Quốc khả dĩ thuyết Bất, 中国可以说, năm 1996) và
“Trung Quốc không hài lòng” (Trung Quốc bất cao hứng, 中国不高兴, năm
2009) do Tống Cường (宋强) và nhiều tác
giả biên soạn. Tất cả khơi dậy tự ái dân tộc của độc giả; trong khi người Trung
Hoa mới chỉ có khái niệm như một dân tộc từ giữa thế kỷ 19, khi nhà Thanh bị
các nước Châu Âu bắt nạt. Các cuốn sách trên đều bán rất chạy vì gãi đúng chỗ
ngứa của dân Trung Hoa lục địa, những người chỉ quen nghe tuyên truyền dối trá
một chiều từ 70 năm nay! Các tác giả được nổi danh, kiếm được nhiều tiền khi được
mời lên đài tivi.
Ðảng Cộng
Sản Trung Quốc cho phép phong trào này dấy lên để khơi động tự ái tập thể của
dân chúng, nhờ thế giữ hơn một tỷ dân trong vòng kiểm soát của đảng dễ dàng
hơn. Nhưng suốt 15 năm qua phong trào này vẫn không thay đổi chính sách của đảng,
là chú tâm phát triển kinh tế để bảo vệ uy tín đảng. Muốn vậy, cần duy trì tình
trạng hòa bình, để hưởng những lợi lộc khi trao đổi kinh tế với Mỹ và các nước
tư bản khác. Ðó là lý do các lãnh tụ Trung Cộng vừa nói lớn tiếng để vuốt ve tự
ái dân tộc, vừa lo kiểm soát các tướng lãnh để khỏi gây thêm rắc rối, trở ngạ
cho việc giao thương. Có lúc các lãnh tụ nói quá trớn, nhưng khi bị phản ứng
thì lại đấu dịu ngay. Nhưng nhu cầu của họ là giải thích sao cho dân không bất
mãn. Hoàn Cầu Thời Báo mới làm đúng công việc đó.
Trước
hiện tượng Bắc Kinh không dám phản ứng mạnh trước chiến hạm Lassen, dù bị khiêu
khích, thì Lưu Minh Phúc cũng không dám phê phán các lãnh tụ. Ông ta tìm cách
nhìn biến cố này một cách lạc quan; tuyên bố rằng vụ Lassen là một cơ hội may mắn!
Vì tình trạng khẩn cấp thúc đẩy Trung Quốc tăng cường sức mạnh hải quân! Ông Ðại
Tá Trung Quốc Mộng này nói vuốt đuôi giỏi cực kỳ!
No comments:
Post a Comment