Tưởng Năng Tiến
Fri, 10/14/2011 - 09:11
Tác giả còn có những tên gọi khác: Ông Lái Gió, hay (thân mật hơn, chút xíu) là Thằng Phải Gió. Ông tên thật là Bùi Thanh Hiếu, hiện đang sinh sống tại Hà Nội.
Tôi chưa có dịp đặt chân đến Hà Nội. Và cũng chưa bao giờ có ý định phiêu lưu đến một nơi xa xôi (và lôi thôi) như thế. Đường thì xa, vé tầu thì mắc, thủ tục nhập cảnh thì lôi thôi rườm rà, và lỡ mà kẹt luôn (ở đó) thì chết mẹ!
Giữa tôi và N.B.G - rõ ràng - có một khoảng cách khá xa về không gian, cũng như thời gian, sinh sống. Khi ông chào đời, tôi đã đi vào lính. Sau khi đi lính, tôi đi tù. Ở tù ra, tôi đi vượt biển.
Vì hay “đi” như vậy nên tôi không có cơ dịp nào để được gặp gỡ hay quen biết với N.B.G. Tôi chỉ phải lòng ông - qua những bài viết (hết sức) duyên dáng, sắc xảo và thắm đặm tình người - thôi. N.B.G là người của một thế hệ mới, với quan niệm và thái độ (hoàn toàn) mới khi phải đối đầu với chuyện bị ngược đãi hay giam cầm, bắt bớ – đang xẩy ra thường xuyên – ở Việt Nam.
Đọc Nhật ký Trong Tù của N.B.G, bảo đảm, thích thú và thoải mái hơn tác phẩm Ngục Trung Nhật Ký (hình như) của Hồ Chủ Tịch rất nhiều. Rảnh, xin xem qua một đoạn:
“Xong buổi cung chiều, anh cán bộ giao tôi cho cán bộ quản giáo. Cán bộ quản giáo ca này là nữ, cô ta chắc sinh khoảng năm 78, 79 dáng mảnh khảnh, tóc buộc chun cái đuôi gà cứ ve vẩy. Đưa tôi vào buồng cô khoá cửa lại, mặt lạnh tanh. Tôi hỏi.
- Này mình ơi, nếu không muốn đi cung nữa thì từ chối có được không?
Cô cán bộ nhìn tôi nghiêm khắc.
- Không muốn thì chỉ có ốm, mà ốm thì phải có bác sĩ xác nhận. Ở đây phải gọi là cán bộ, xưng tôi. Không được mình mình.
Tôi cười xoà.
- Gọi khác sợ kém xinh đi, tưởng gì chứ gọi bằng cán bộ tù nào chả gọi được.
Cô cán bộ lườm:
- Ăn nói linh tinh, kỷ luật bây giờ...
Tại sao N.B.G bị ... tó? Ông in những chữ “Hoàng Sa, Trường Sa Là Của Việt Nam” lên áo, rồi “đem bán kiếm tiền nuôi con” – theo như nguyên văn lời khai của đương sự khi bị hỏi cung.
Ở một nơi mà nhiều kẻ còn đành đoạn bán luôn cả nước để ... mưu sinh thì chuyện “bán áo nuôi con,” tất nhiên, chỉ là chuyện nhỏ. Có lẽ vì thế nên N.B.G được phóng thích, không lâu, sau đó.
Hiện nay, ông đã thôi không in lên áo dòng chữ “Hoàng Sa, Trường Sa Là Của Việt Nam” nhưng vẫn tiếp tục viết trên blog của mình những dòng chữ với nội dung tương tự về thân phận của phần quê hương và đất nước của mình:
“Khổng Phu Tử từ khi thăm nước Vệ về nhà, trong bụng đôi lúc vẫn còn nhớ đến cái nước ấy lắm. Một hôm nghe tin có người lái buôn nước Vệ vừa đến. Bèn sai người mời lái buôn hỏi tình hình nước Vệ. Khổng Phu Tử hỏi.
- Ta trước kia có lần đến nước Vệ, trong lòng vẫn ước có ngày qua lại đó, ngặt vì tuổi đã cao. Nay nhân anh có ở đây, xin cho ta biết chút ít về chính sự nước Vệ nay thế nào chăng ?
Lái buôn đáp.
- Nước Vệ là một nước chính sự ổn định, nhờ triều đình nhà Sản anh minh, dân tình ai cũng có cái ăn, cái mặc. Cuộc sống ấm no , khắp nơi dân chúng vui vẻ hưởng thái bình. Người người ca hát, của cải dồi dào, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Văn hoá phát triển mạnh, ở nước Vệ triền miên có các cuộc thi người đẹp, người hát hay..
Không Phu Tử hỏi.
- Thế việc học thì sao ?
Lái buôn đáp.
- Việc học thì không nước nào bằng nước Vệ về tính hiếu học, trẻ em nước Vệ ngày học bốn lần. Từ sáng đến trưa thì nghỉ , rồi học tiếp đến chiều. Uống tạm hộp sữa lại đi học thêm ở nhà thầy, cô giáo đến tối. Về nhà ăn cơm xong thì làm bài tập về nhà đến lúc đi ngủ.
Khổng Phu Tử hỏi tiếp .
- Thế còn vấn đề tín ngưỡng ?
Lái buôn nhanh nhảu.
- Nước Vệ tự do tín ngưỡng, nơi tôn thờ rất tôn nghiêm vì triều đình bảo hộ. Nếu nhân dân tụ tập đông người hành lễ, cầu nguyện có lính canh gươm giáo tuốt trần coi việc giứ gìn an ninh. Không để tình trạng chen lấn, xô đẩy, phòng ngừa trộm cắp. Nhà thờ, nhà chùa mà rộng rãi quá, triều đình sẽ trưng thu để phân cho các quan. Vì thế các quan biết ơn nhà thờ, nhà chùa mà càng chăm sóc đến tôn giáo kỹ hơn. Người theo tôn giáo thấy thế lại biết ơn các quan hơn. Nhờ có sự tương tác này mà quan và dân tín ngưỡng lại gắn bó với nhau, xã hội càng ổn định hơn.
Khổng Phu Tử hỏi tiếp.
- Thế tình hình biên giới hải đảo thì sao ?
Lái buôn nói.
- Nước Vệ chủ trương hoà bình, hữu nghị với các nước lân bang. Nên không phải lo phòng bị. Chỉ có đôi khi có tàu ‘lạ’ở đâu đến hại ngư dân trên biển. Mới đây ở vùng biên ải Lao Cao. Cũng có quân lạ tràn sang giết 4 lính giữ ải. Việc này mới xảy ra cách đây mấy hôm.
Không Phu Tử hỏi.
- Thế nhiều người Vệ biết chuyện này không ?
Lái buôn đáp.
- Không, người Vệ biết không nhiều lắm.
Không Phu Tử hỏi.
- Sao lại thế, chuyện giết lính biên ải, phải bố cáo thiên hạ biết mà lo phòng bị chứ.
Lái buôn bực mình gắt.
- Ngài là bậc hiểu rộng, tưởng ngồi một chỗ đã hiểu chuyện phương xa. Huống chi đã từng qua nước Vệ. Sao hỏi nhiều câu lạ thế. Chuyện như thế mà nói ra, có phải làm thiên hạ lo lắng, ảnh hưởng đời sống thường ngày. Có 4 lính chứ 40 lính cũng phải giữ kín. Đợi sau khi tìm hiểu giặc 'lạ’ tràn sang biên ải giết lính là quân nước nào thì tính sau, biết đâu chỉ là phường giặc cướp lân bang giả mạo làm càn thì sao.
Không Phu Tử không hỏi nữa, lái buôn ra về. Không Phu Tử quay lại nói với các trò.
- Có ai hiểu những gì kẻ lái buôn người Vệ kể không ?
Tăng Tử thưa.
- Thưa thầy, cứ như lời người Vệ kia nói. Thì nước Vệ thật thái bình, yên ổn.
Không Phu Tử cười nói
- Anh thật hiểu người Vệ khi nói câu 'cứ như người Vệ kia nói.”
- Ta trước kia có lần đến nước Vệ, trong lòng vẫn ước có ngày qua lại đó, ngặt vì tuổi đã cao. Nay nhân anh có ở đây, xin cho ta biết chút ít về chính sự nước Vệ nay thế nào chăng ?
Lái buôn đáp.
- Nước Vệ là một nước chính sự ổn định, nhờ triều đình nhà Sản anh minh, dân tình ai cũng có cái ăn, cái mặc. Cuộc sống ấm no , khắp nơi dân chúng vui vẻ hưởng thái bình. Người người ca hát, của cải dồi dào, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Văn hoá phát triển mạnh, ở nước Vệ triền miên có các cuộc thi người đẹp, người hát hay..
Không Phu Tử hỏi.
- Thế việc học thì sao ?
Lái buôn đáp.
- Việc học thì không nước nào bằng nước Vệ về tính hiếu học, trẻ em nước Vệ ngày học bốn lần. Từ sáng đến trưa thì nghỉ , rồi học tiếp đến chiều. Uống tạm hộp sữa lại đi học thêm ở nhà thầy, cô giáo đến tối. Về nhà ăn cơm xong thì làm bài tập về nhà đến lúc đi ngủ.
Khổng Phu Tử hỏi tiếp .
- Thế còn vấn đề tín ngưỡng ?
Lái buôn nhanh nhảu.
- Nước Vệ tự do tín ngưỡng, nơi tôn thờ rất tôn nghiêm vì triều đình bảo hộ. Nếu nhân dân tụ tập đông người hành lễ, cầu nguyện có lính canh gươm giáo tuốt trần coi việc giứ gìn an ninh. Không để tình trạng chen lấn, xô đẩy, phòng ngừa trộm cắp. Nhà thờ, nhà chùa mà rộng rãi quá, triều đình sẽ trưng thu để phân cho các quan. Vì thế các quan biết ơn nhà thờ, nhà chùa mà càng chăm sóc đến tôn giáo kỹ hơn. Người theo tôn giáo thấy thế lại biết ơn các quan hơn. Nhờ có sự tương tác này mà quan và dân tín ngưỡng lại gắn bó với nhau, xã hội càng ổn định hơn.
Khổng Phu Tử hỏi tiếp.
- Thế tình hình biên giới hải đảo thì sao ?
Lái buôn nói.
- Nước Vệ chủ trương hoà bình, hữu nghị với các nước lân bang. Nên không phải lo phòng bị. Chỉ có đôi khi có tàu ‘lạ’ở đâu đến hại ngư dân trên biển. Mới đây ở vùng biên ải Lao Cao. Cũng có quân lạ tràn sang giết 4 lính giữ ải. Việc này mới xảy ra cách đây mấy hôm.
Không Phu Tử hỏi.
- Thế nhiều người Vệ biết chuyện này không ?
Lái buôn đáp.
- Không, người Vệ biết không nhiều lắm.
Không Phu Tử hỏi.
- Sao lại thế, chuyện giết lính biên ải, phải bố cáo thiên hạ biết mà lo phòng bị chứ.
Lái buôn bực mình gắt.
- Ngài là bậc hiểu rộng, tưởng ngồi một chỗ đã hiểu chuyện phương xa. Huống chi đã từng qua nước Vệ. Sao hỏi nhiều câu lạ thế. Chuyện như thế mà nói ra, có phải làm thiên hạ lo lắng, ảnh hưởng đời sống thường ngày. Có 4 lính chứ 40 lính cũng phải giữ kín. Đợi sau khi tìm hiểu giặc 'lạ’ tràn sang biên ải giết lính là quân nước nào thì tính sau, biết đâu chỉ là phường giặc cướp lân bang giả mạo làm càn thì sao.
Không Phu Tử không hỏi nữa, lái buôn ra về. Không Phu Tử quay lại nói với các trò.
- Có ai hiểu những gì kẻ lái buôn người Vệ kể không ?
Tăng Tử thưa.
- Thưa thầy, cứ như lời người Vệ kia nói. Thì nước Vệ thật thái bình, yên ổn.
Không Phu Tử cười nói
- Anh thật hiểu người Vệ khi nói câu 'cứ như người Vệ kia nói.”
Hình : Nguyễn Tiến Trung, Điếu Cầy và Người Buôn Gió. Ảnh: thongtinberlin
Không cần phải là thầy bói, ai cũng có thể đoán rằng N.B.G có rất nhiều hy vọng sẽ bị vào tù ngồi lần nữa – trong tương lai gần – và lần này (e) sẽ phải hơi lâu, chứ không phải bỡn. Chính vì sự e ngại này nên nhà xuất bản Giấy Vụn & và tuần báo Trẻ đã thu thập một số bài viết tiêu biểu của N.B.G, để hình thành tuyển tập I Đại Vệ Chí Dị. Nói là tập I vì trong tương lai hứa hẹn sẽ còn nhiều tập nữa (*).
Trong phần lời tựa cho cuốn Vũ Trụ Không Cùng – của Bùi Ngọc Tấn, Tiếng Quê Hương xuất bản năm 2008 - Vũ Thư Hiên viết rằng:” Không phải người hoạt động chính trị, chúng tôi chỉ có thể trông vào cái mình có là ngòi bút để đứng trong cuộc đấu tranh chống lại thể chế phi nhân... Tôi chỉ xin giới thiệu anh, với tư cách một con người, một cuộc đời, một số phận. Con người ấy chẳng có gì cho chúng ta, ngoài một tấm lòng.”
Tôi cũng có ý nghĩ tương tự, sau khi đọc xong Tuyển Tập Đại Vệ Chí Dị của N.B.G: ”Con người ấy chẳng có gì cho chúng ta, ngoài một tấm lòng.” Tôi còn tin rằng bao giờ mà con dân Việt vẫn còn có những “tấm lòng” đôn hậu và trung trực như thế thì chúng ta vẫn còn có thể yên tâm khi nghĩ đến tương lai đất nước.
(*) Tuyển Tập Đại Vệ Chí Dị có thể đặt mua theo địa chỉ sau:
Mr. Hoàng Nhật
3202 N. Shioh Rd.
Garland, TX 75044
Email: editor@trenews.net
.
.
.
No comments:
Post a Comment