Người Buôn Gió
Oct 15, '11 7:49 AM
Hôm nay đọc bản Tuyên bố chúng giữa hai ĐCS Việt Nam- Trung Quốc.
Chỉ biết mong một điều.
Đó là mong sao Đảng và nhân dân ta sáng suốt cấp tốc đưa ra một quyết định. Đó là để ông Nguyễn Phú Trọng giữ chức TBT trọn đời, không có nhiệm kỳ gì nữa, cứ làm đến bao giờ khuất núi thì thôi.
Xem những điều khoản, những cam kết giữa Việt Nam và Trung Quốc, tổng quát thì chỉ có toát nên một điều, tạm thời, tạm để đó, tạm dùng những thứ tạm chấp nhận được, tất cả đều chung ở chữ tạm...
Không cần thiết phải nói rõ từng chi tiết, nhưng những gì mà Việt Nam cam kết với Trung Quốc không phải là một thỏa thuận ngang hàng. Dường như tất cả những cam kết đều đáp ứng điều kiện của Trung Quốc đang mong muốn, đó là Việt Nam phải tích cực gắn chặt với Trung Quốc hơn nữa về mọi mặt từ đường lối chính trị cấp cao đến tư tưởng của những người dân thường trên mọi lãnh vực. Còn điều Việt Nam quan tâm nhất là vấn đề chủ quyền biển đảo được cam kết trên những quan điểm tạm thời, không dứt khoát của Việt Nam. Trong tuyên bố chung này việc Trung Quốc xâm chiếm trái phép biển đảo của Việt Nam không được diễn giải đúng tính chất, mà thay vao đó là những ngôn ngữ khiến người khác hình dung như hai nước đang có tranh chấp về vùng biển đảo đó, giờ tạm thời giữ nguyên hiện trạng, không chiếm, không la lối, không phân bua gì về những thứ mà bên kia đang chiếm. Còn những phần định chiếm thêm thì hai bên bàn bạc trên tinh thần hữu nghị.
Nếu vậy thì cứ mỗi đời TBTĐCS Việt Nam, Trung Quốc cứ chiếm thực tế 7 phần, khẳng định 10 phần. Để lại 3 làm mồi tranh cãi. Chả mấy chốc Việt Nam không còn gì để đời sau tranh luận, mở hội thảo, chứng minh khẳng định chủ quyền gì nữa.
Bản tuyên bố chung cho thấy một điều, ông Nguyễn Phú Trọng cố gắng giữ mọi việc yên ổn trong nhiệm kỳ của mình. Một tư duy phổ biến ở những người lãnh đạo Việt Nam hiện nay từ dưới lên trên, và càng cao thì người ta càng ít dám mạo hiểm để giải quyết những tồn đọng phức tạp.
Qua những nhiệm kỳ của các TBT ĐCS Việt Nam gần đây hoạt động đối ngoại. Mới thấy vai trò lãnh đạo trọn đời, nắm trọn quyền lực như chủ tịch Hồ Chí Minh hay cố TBT Lê Duẩn là những lãnh đạo có những quan điểm dứt khoát về chủ quyền đất nước mạnh mẽ, rạch ròi.
Để tránh âm mưu thôn tính dần dần của Trung Quốc, lấn dần qua mỗi nhiệm kỳ lãnh đạo Việt Nam. Đã đến lúc Việt Nam cần thiết phải có một lãnh đạo tuyệt đối, trọn đời để gánh vác trách nhiệm rõ ràng vận mệnh của đất nước và dân tộc.
Cho nên giờ toàn Đảng, toàn dân nhất trí để cho ông Nguyễn Phú Trọng và các ủy viên Bộ Chính Trị hiện nay được nắm giữ quyền lực đến lúc cuối đời. Hy vọng thời gian quá dài tại nhiệm để họ phải dứt khoát có những quyết sách chiến lược không mang tính tạm thời được.
Hoặc tạm thời ấn định mốc tuổi về hưu của các ủy viên Bộ Chính Trị là 90 tuổi. Nếu chưa đến 90 vị nào khuất núi thì các ủy viên dự khuyết vào thay thế. Hay quy định ràng buộc là khi các vị này giã từ cõi dương gian, nghỉ hưu sau 90 tuổi,thì chỉ định trực tiếp luôn con đẻ các vị ấy thay thế cương vị của cha , mẹ. Tiếp tục lãnh nhận trách nhiệm mà cha ông thực sự của họ đang lãnh nhận. Đằng nào thì bác Lê Đức Anh, Đỗ Mười hết tuổi về hưu, nhưng 80 tuổi, 90 mươi tuổi vẫn đóng góp ý kiến định hướng. Đằng nào thì anh Nông Đức Tuấn, anh Nguyễn Xuân Anh, anh Nguyễn Thanh Nghị cũng trước sau làm lãnh đạo cao cấp.
Thế là khỏi có dân bàn, dân làm,dân kiểm tra, từ đó khỏi sinh ra bọn bất đồng chính kiến, bọn mưu đồ chính trị cá nhân, bọn đảng phái nhăm nhe giành quyền lực.Loại luôn những tệ nạn mua bán chức tước, chạy chọt ghế ngồi...và bao nhiêu thứ khác nữa.
Hay nhất vẫn là trách nhiệm về chủ quyền, về phát triển đất nước rõ ràng .
Chỉ biết mong một điều.
Đó là mong sao Đảng và nhân dân ta sáng suốt cấp tốc đưa ra một quyết định. Đó là để ông Nguyễn Phú Trọng giữ chức TBT trọn đời, không có nhiệm kỳ gì nữa, cứ làm đến bao giờ khuất núi thì thôi.
Xem những điều khoản, những cam kết giữa Việt Nam và Trung Quốc, tổng quát thì chỉ có toát nên một điều, tạm thời, tạm để đó, tạm dùng những thứ tạm chấp nhận được, tất cả đều chung ở chữ tạm...
Không cần thiết phải nói rõ từng chi tiết, nhưng những gì mà Việt Nam cam kết với Trung Quốc không phải là một thỏa thuận ngang hàng. Dường như tất cả những cam kết đều đáp ứng điều kiện của Trung Quốc đang mong muốn, đó là Việt Nam phải tích cực gắn chặt với Trung Quốc hơn nữa về mọi mặt từ đường lối chính trị cấp cao đến tư tưởng của những người dân thường trên mọi lãnh vực. Còn điều Việt Nam quan tâm nhất là vấn đề chủ quyền biển đảo được cam kết trên những quan điểm tạm thời, không dứt khoát của Việt Nam. Trong tuyên bố chung này việc Trung Quốc xâm chiếm trái phép biển đảo của Việt Nam không được diễn giải đúng tính chất, mà thay vao đó là những ngôn ngữ khiến người khác hình dung như hai nước đang có tranh chấp về vùng biển đảo đó, giờ tạm thời giữ nguyên hiện trạng, không chiếm, không la lối, không phân bua gì về những thứ mà bên kia đang chiếm. Còn những phần định chiếm thêm thì hai bên bàn bạc trên tinh thần hữu nghị.
Nếu vậy thì cứ mỗi đời TBTĐCS Việt Nam, Trung Quốc cứ chiếm thực tế 7 phần, khẳng định 10 phần. Để lại 3 làm mồi tranh cãi. Chả mấy chốc Việt Nam không còn gì để đời sau tranh luận, mở hội thảo, chứng minh khẳng định chủ quyền gì nữa.
Bản tuyên bố chung cho thấy một điều, ông Nguyễn Phú Trọng cố gắng giữ mọi việc yên ổn trong nhiệm kỳ của mình. Một tư duy phổ biến ở những người lãnh đạo Việt Nam hiện nay từ dưới lên trên, và càng cao thì người ta càng ít dám mạo hiểm để giải quyết những tồn đọng phức tạp.
Qua những nhiệm kỳ của các TBT ĐCS Việt Nam gần đây hoạt động đối ngoại. Mới thấy vai trò lãnh đạo trọn đời, nắm trọn quyền lực như chủ tịch Hồ Chí Minh hay cố TBT Lê Duẩn là những lãnh đạo có những quan điểm dứt khoát về chủ quyền đất nước mạnh mẽ, rạch ròi.
Để tránh âm mưu thôn tính dần dần của Trung Quốc, lấn dần qua mỗi nhiệm kỳ lãnh đạo Việt Nam. Đã đến lúc Việt Nam cần thiết phải có một lãnh đạo tuyệt đối, trọn đời để gánh vác trách nhiệm rõ ràng vận mệnh của đất nước và dân tộc.
Cho nên giờ toàn Đảng, toàn dân nhất trí để cho ông Nguyễn Phú Trọng và các ủy viên Bộ Chính Trị hiện nay được nắm giữ quyền lực đến lúc cuối đời. Hy vọng thời gian quá dài tại nhiệm để họ phải dứt khoát có những quyết sách chiến lược không mang tính tạm thời được.
Hoặc tạm thời ấn định mốc tuổi về hưu của các ủy viên Bộ Chính Trị là 90 tuổi. Nếu chưa đến 90 vị nào khuất núi thì các ủy viên dự khuyết vào thay thế. Hay quy định ràng buộc là khi các vị này giã từ cõi dương gian, nghỉ hưu sau 90 tuổi,thì chỉ định trực tiếp luôn con đẻ các vị ấy thay thế cương vị của cha , mẹ. Tiếp tục lãnh nhận trách nhiệm mà cha ông thực sự của họ đang lãnh nhận. Đằng nào thì bác Lê Đức Anh, Đỗ Mười hết tuổi về hưu, nhưng 80 tuổi, 90 mươi tuổi vẫn đóng góp ý kiến định hướng. Đằng nào thì anh Nông Đức Tuấn, anh Nguyễn Xuân Anh, anh Nguyễn Thanh Nghị cũng trước sau làm lãnh đạo cao cấp.
Thế là khỏi có dân bàn, dân làm,dân kiểm tra, từ đó khỏi sinh ra bọn bất đồng chính kiến, bọn mưu đồ chính trị cá nhân, bọn đảng phái nhăm nhe giành quyền lực.Loại luôn những tệ nạn mua bán chức tước, chạy chọt ghế ngồi...và bao nhiêu thứ khác nữa.
Hay nhất vẫn là trách nhiệm về chủ quyền, về phát triển đất nước rõ ràng .
.
.
.
No comments:
Post a Comment