October 27, 2011
Năm 1975, đa-phần chúng ta đến Mỹ trong một tình-cảnh thập phần bất lợi. Đã mất nhà, mất cửa, mất quê hương, chúng ta còn bị nhìn như những kẻ đã thua cuộc, hơn thế nữa còn đáng thua vì tham-nhũng, bất tài, bất lực–đó là hình ảnh của ta trong một nền báo chí bất công, đi tìm thủ-phạm cho một sự thất bại thuộc vào hạng lớn nhất của Mỹ. Nhưng lạ thay, hình ảnh xấu xa này của người Việt miền Nam chẳng bao lâu, chỉ trong vài tháng đã thay đổi một cách nhanh chóng. Mùa thu năm đó, con em chúng ta vào trường học Mỹ đã chứng tỏ là những thiên-thần con, ngoan và giỏi, chả mấy lúc trở thành những trò cưng của các cô thầy để rồi ít năm sau giật đủ mọi thứ giải trong học-đường Mỹ (như thủ-khoa, á-khoa, các học-bổng).
Từ giáo-dục
Song song ở Việt-nam trong cùng thời, người CS vào xâm-chiếm miền Nam gặp cái gì cũng chê. Nhà cao-tầng ở Sài-gòn thì bị coi là “phồn vinh giả-tạo,” hàng hoá ê hề thì bị cho là “tàn-dư đế-quốc,” cơm thừa canh cặn của Mỹ-nguỵ. Nhưng cũng có vài hình ảnh đối chọi: Nhà văn Dương Thu Hương trông thấy sách đủ loại ở miền Nam, mở ra một chân trời không thể mơ tưởng nổi ở miền Bắc xã-hội-chủ-nghĩa, đã ngồi xuống vệ đường và khóc. Nhà báo Bùi Tín khi vào làm việc ở Camp David, Tân-sơn-nhất, khám-phá ra cả một nền báo chí phong phú do tư-nhân làm chủ, từ thân chính-phủ đến đối-lập quyết-liệt. Và đặc-biệt, trẻ con ở miền Nam tỏ ra lễ-giáo hơn cả người lớn ở miền Bắc, chứng tỏ một nền giáo-dục có cơ-sở, có căn-bản hơn gấp bội!
Và chẳng bao lâu, người ta thấy nền giáo-dục miền Bắc (4-3-3, hệ 10 năm) âm thầm đi theo hệ-thống giáo-dục ở miền Nam (hệ 12 năm). Rồi những lớp học ở miền Bắc bắt đầu chăng những biểu-ngữ “Tiên học lễ, hậu học văn” dù như nội-dung, do đã mất căn-bản trong hơn 20 năm, đi từ khủng-hoảng này đến khủng-hoảng khác.
Đến khi Việt-nam “mở cửa” ra với thế-giới thì những thói hách dịch, cửa quyền kiểu các cô ở cửa hàng mậu-dịch (quốc-doanh) làm việc mà mắng chửi khách hàng sa sả dần dần cũng được thay thế bằng những cô cậu “lễ tân” thưa hỏi, lễ phép đàng-hoàng của các khách-sạn ở Việt-nam hôm nay–dù như tiếng chửi thề tục tằn thì hình như vẫn còn ở ngoài đường phố, ngay giữa Hà-nội “nghìn năm văn vật,” đến từ những miệng non choẹt, của ngay cả những con gái 11-12 tuổi.
Chính vì thế mà gần đây, sau những than van trầm thống của những nhà giáo lão thành như G.S. Hoàng Tuỵ, v.v. ở trong nước đã có những hội-thảo như “Sự xuống cấp văn hoá và đạo đức trong xã hội ngày nay” do Quỹ Văn-hoá Phan Châu Trinh tổ-chức ngày 27/11/2010 ở ngay Hà-nội. Tại đây, lý-thuyết-gia Lữ Phương từ Sài-gòn ra đã phải có bài “Vì đâu nên nỗi? “ trong đó ông kêu trời về “hiện tường bùng nổ… của một thứ chủ nghĩa vật chất, mang màu sắc chụp giật dung tục, trắng trợn chưa từng có trên đất nước, lan tràn như một bệnh dịch, lau lách xâm nhập vào toàn bộ các ngõ ngách của đời sống (kể cả những lĩnh vực được coi là thiêng liêng cao quý).” Đi tìm gốc rễ của một sự băng-hoại như vậy, ông đã đề nghị đó là “chủ nghĩa GDP,” “chủ nghĩa thành tích vĩ cuồng” trong đó có sự “đua đòi chơi trội, ngông nghênh, cùng với thái độ liều lĩnh trong sự nhũng lạm, bòn rút, phung phí của công, trắng trợn, tràn lan, bất chấp mọi hậu quả.” (in lại trong báo Thông tin số 55 tháng 12/2010 ở Đức)
Sau đó, ông Tống Văn Công, một lão-thành cách mạng, đã hưởng-ứng bài của Lữ Phương bằng cách “ghi chép điều mình quan sát được.” Theo ông, “nước ta đang trong tình trạng khủng hoảng văn hoá” bên cạnh “khủng hoảng kinh tế – xã-hội.” Để mô-tả phần nào sự xuống cấp thảm-hại của văn-hoá trong nước ngày nay, Trần Ái Dân đã có bài thơ với những trích-đoạn như sau:
Thời buổi thế này là thế nào hả trời,
Làm xịt lốp xe, đinh rải đầy đường sá.
Giữa phố đông, người rạch mặt người.
Khách tàu hoả tha hồ ăn đá.
Làm xịt lốp xe, đinh rải đầy đường sá.
Giữa phố đông, người rạch mặt người.
Khách tàu hoả tha hồ ăn đá.
. . . . . . . . . . .
Đến cục cứt cũng là cứt rởm.
Nông phu phải miết tay, phải ngửi kiểm tra.
Thời buổi thế này là thế nào hở trời,
Trò giữa lớp phang thầy; Con nện cha trước bàn thờ tổ.
Nông phu phải miết tay, phải ngửi kiểm tra.
Thời buổi thế này là thế nào hở trời,
Trò giữa lớp phang thầy; Con nện cha trước bàn thờ tổ.
. . . . . . . . . .
Xương trâu bò thế xương liệt sĩ.
Trâu bò lên ngôi Tổ quốc ghi công.
Trâu bò lên ngôi Tổ quốc ghi công.
Đi vào phân-tích, ông Tống Văn Công đã nêu những điểm như:
“Không phải lủng củng mà là đặt ý thức hệ trùm lên văn hoá.”
“Đặt ý thức hệ lên trên đạo đức truyền thống dân tộc.”
“Văn hoá xã hội chủ nghĩa đặt chủ nghĩa Marx-Lenin thành chân lý độc tôn.”
“Văn hoá xã hội chủ nghĩa đề cao tuyệt đối chủ nghỉa tập thể, đồng nhất chủ nghĩa cá nhân với chủ nghĩa vị kỷ và triệt để xoá bỏ.”
“Đề cao nghệ thuật vị nhân sinh nhưng cuối cùng, chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa tầm thường hoá văn học, nghệ thuật, khuyến khích văn học nghệ thuật minh hoạ chính trị.”
“Đặt ý thức hệ lên trên đạo đức truyền thống dân tộc.”
“Văn hoá xã hội chủ nghĩa đặt chủ nghĩa Marx-Lenin thành chân lý độc tôn.”
“Văn hoá xã hội chủ nghĩa đề cao tuyệt đối chủ nghỉa tập thể, đồng nhất chủ nghĩa cá nhân với chủ nghĩa vị kỷ và triệt để xoá bỏ.”
“Đề cao nghệ thuật vị nhân sinh nhưng cuối cùng, chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa tầm thường hoá văn học, nghệ thuật, khuyến khích văn học nghệ thuật minh hoạ chính trị.”
Đến văn nghệ, nếp sống
Trên đây là những lối nói bằng công-thức của người Cộng-sản nên nghe rổn rảng, người thường nghe rất khó hiểu, nhiều khi còn ngờ là nó che đậy những sự thật rất đáng sợ. Để cho dễ hiểu, tôi chỉ xin nêu ra hai thí-dụ.
Một là nhạc vàng. Năm 75 khi vào Nam, người CS chỉ có “nhạc cách mạng” và chê bai nhạc miền Nam mà họ gọi, theo cách nói của Trung-Cộng, là “nhạc vàng,” hiểu theo nghĩa là vàng vọt, bệnh hoạn. Nhưng rồi chẳng bao lâu, “nhạc cách mạng” bị xem là “lạc hậu”–theo đúng nghĩa là “rớt lại đằng sau.” Vì nhạc CS, cũng như văn-nghệ CS, là nhằm phục-vụ cho giai-đoạn. Khi giai-đoạn đó đã qua, như giai-đoạn mà họ gọi là “đánh cho Mỹ cút, nguỵ nhào,” thì cái nhạc kia trở nên lạc lõng, không còn đối-tượng nữa. Do đó nó phải đổi thay. Nhưng đổi thay theo hướng nào? Theo hướng con người, theo hướng tình-cảm… tức là đổi thay theo hướng “nhạc vàng” mà giờ đây ta thấy áp-đảo ở trong nước.
Để cho ta thấy sức mạnh của “nhạc vàng” như thế nào, ta có thể lấy trường-hợp nhạc Phạm Duy. Một số người trong chúng ta không muốn nhắc đến trường-hợp của ông vì để được về yên thân ở trong nước, ông đã có đôi lời phát biểu không hạp nhĩ với chúng ta. Nhưng đâu phải ông về trong nước là không gặp khó khăn. Trên khoảng 1000 bài hát ông đã sáng-tác, cho đến nay nhà cầm quyền CS mới chỉ cho hát và trình bầy có 41 bài của ông. Nhưng mặc! Vì tính-cách nhân-bản của những bài hát này, mỗi lần có Đại-nhạc-hội Phạm Duy ở trong nước là thiên-hạ ùn ùn đi coi, đôi khi phải trả cả vé theo giá chợ đen lên đến 300 đô-la một vé nếu mua ngay ở cửa.
Rồi chúng ta cũng trách một số ca-sĩ hải-ngoại về hát ở trong nước. Song ca-sĩ chúng ta ở ngoài này về là để hát nhạc tình-cảm, nhạc tình-tự quê hương, thậm chí có người còn bị chê trách là hát “nhạc sến” nữa. Nhưng tôi mới được đọc một bài báo nói về Tuấn Vũ, về hát ngay ở nhà hát lớn Hà-nội, mà hát nguyên một tuần lễ mà vẫn không hết khách. Đủ tỏ cái sức mạnh lạ lùng của “nhạc vàng,” nó không cần ai đỡ đầu hay nhà nước nào bao cấp cả! Tự nó nó đứng vững trên hai chân của nó, chỉ vì lòng thương yêu của khán-thính-giả… bởi nó “cận nhân-tình”!
Tại sao vậy? Tại vì “nhạc vàng” là một nền nhạc phải cọ xát với nhạc thế-giới, nhạc thời-đại, nó không “lạc hậu” như “nhạc cách mạng.” Có thế nên ở ngay bên cạnh một nền nhạc năng động, phong phú và đa dạng như nhạc hiện-đại của Mỹ, của Pháp, “nhạc vàng” vẫn sống hùng sống mạnh, không chỉ vẫn giữ được khán-thính-giả của mình, nó còn cạnh tranh được cả với phim bộ của Hồng-kông, Đại-Hàn nữa… thì đủ tỏ!
Một trường-hợp thứ hai là cách ăn mặc của phụ nữ VN. Năm 75 vào, người CS tuy không cần nói ra vẫn đã biến cả nước thành một dân-tộc đồng-phục, bà ba đen hay nâu (thậm chí đến lụa trắng cũng không dám mặc vì sợ bị coi là trưởng-giả, tiểu-tư-sản). Song chỉ ít lâu sau, người ta khám-phá ra người đàn bà, con gái mà có ít môi son, má phấn, vẽ lông mày, mặc áo dài và tắm xà-bông thơm thì đẹp hơn gấp bội cái “mốt” mà có từ thế-kỷ thứ 10-thứ 15… mà ở nhà quê kia!
Thế là cả một cuộc cách mạng trong y-phục đã xảy ra, kéo từ Nam ra đến Bắc, ra đến tận ải Nam-quan (nếu như còn), và đã đành là không bỏ chuyện chinh-phục trở lại Hà-nội, Nam-định, Hải-phòng! Ngày nay, thử hỏi, ăn mặc thế là chuyện tiến-bộ hay là liệu còn ai chủ-trương trở lại chế-độ bà ba?
Do vậy mà đã có không ít nhà quan-sát-viên, cả VN lẫn ngoại-quốc, đánh giá là trong chiến-tranh VN, người CS chỉ thắng được có phần quân-sự–mà đó cũng là nhờ miền Nam bị đồng-minh bỏ rơi, chứ còn về mọi mặt khác, từ kinh tế, xã-hội đến giáo-dục, văn-học, thời-trang… mặt nào miền Nam cũng thắng vượt trội–ngoại-lệ rất ít, gần như không có! Nên vấn-đề “ai thắng ai” thì từ góc nhìn 36 năm sau nhìn lại, nếp sống và cách nhìn của người CS đã thảm-bại!
Về đạo-đức cũng không khác
Sang một lãnh-vực cao hơn. Đến khi “học tập theo đạo đức Hồ Chí Minh” thì sau “4 năm triển khai trên cả nước,” đại-biểu Lê Văn Cuông tại hội-trường Quốc-hội ở Ba Đình, Hà-nội, ngày 1/11/2010 đã phải than: “Kết quả làm theo lời Bác chưa được nhiều, trái lại có một số vấn đề bức xúc như chạy chức, chạy quyền, tham nhũng, lãng phí, tư lợi, đạo đức xuống cấp trong một bộ phận cán bộ công chức ngày càng có biểu hiện tinh vi, phức tạp.” Một bộ phận thôi sao? Ngày 30/11/2010, ông Trương Vĩnh Trọng, phó-thủ-tướng, đúc kết tại Hội-nghị tổng-kết công-tác phòng, chống tham-nhũng phải thú thật: “Tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng và diễn biến phức tạp, diễn ra ở nhiều lĩnh vực, nhiều ngành, nhiều cấp…”
Nguyễn Ngọc Bích
Trình bầy tại Hội Cao Niên vùng HTĐ
Thứ Bảy, 3 tháng 9, 2011
Trình bầy tại Hội Cao Niên vùng HTĐ
Thứ Bảy, 3 tháng 9, 2011
.
.
.
No comments:
Post a Comment