Ngô Đình Thu - DienDanCTM
Từ trước đến nay, khi đề cập đến vấn đề tham nhũng tại Việt Nam, nhiều người thường bức xúc một cách chính đáng và gọi đó là một “tệ nạn” hay ấn tượng hơn : “quốc nạn”. Lại có nhiều nhà quan sát bi quan, gọi tham nhũng là một “căn bệnh không có thuốc chữa.”
Nói như thế không phải là sai, nhưng chỉ đúng với người đứng bên ngoài đóng vai trò quan sát viên, kiểu quan sát viên của Liên Hiệp Quốc thời ông U Thant làm tổng thư ký. Tham nhũng không phải là một tệ nạn, càng không phải là một tệ nạn thông thường. Nó không phải như mua bán dâm, ma túy, cờ bạc, rượu chè theo quan niệm tửu-sắc-tài-phiến thời trước.
Gọi mua bán dâm là một tệ nạn xã hội thì rất đúng vì người cầm quyền có thể dùng luật pháp để ngăn ngừa hay giảm thiểu tệ nạn này, nếu muốn. Trong lúc đó, vấn đề tham nhũng tại Việt Nam, cho đến nay vẫn không thực sự có biện pháp ngăn ngừa hay giảm thiểu một cách hiệu quả.
Còn nếu nói tham nhũng là một “quốc nạn” lại càng khó hiểu hơn. Vấn đề tham nhũng hiện nay ở Việt Nam dưới một chế độ độc tài toàn trị chỉ liên hệ tới Đảng CSVN và chính phủ, quốc hội, ban ngành của đảng này mà nhân dân là nạn nhân lớn nhất. Nghĩa là chỉ có đảng Cộng sản – hay nói chính xác hơn - chỉ có 3 triệu 800 ngàn đảng viên cộng sản mới có thể là những tay tham nhũng hạng nhất ở đất nước này. Nhân dân không thể và không có lý do để tham nhũng lẫn nhau hay giở trò tham nhũng đối với với các chú công an khu vực hay vòi vĩnh đòi tiền mãi lộ với các anh công an giao thông.
Hiến pháp 1992 của nước CHXHCNVN minh định bằng điều 4 rằng “Đảng CSVN là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội”. Đó là đảng chủ, đảng trị do đó chỉ có Đảng mới tham nhũng được, còn dân chủ tức nhân dân làm chủ trên giấy tờ chỉ là làm chủ không thì nhân dân lấy ai để tham nhũng? Vậy không có quốc nạn tham nhũng mà chỉ có “ nạn đảng nhũng”
Để có một cái nhìn công bằng và khách quan hơn cho chế độ đảng trị, đảng chủ ở Việt Nam liên quan đến vấn đề tham nhũng, cần phải nói đến cái gọi là những nổ lực của các cơ quan lập pháp và hành pháp, đã quyết liệt chống tham nhũng ra sao.
Ngày 29 tháng 11 năm 2005 trong kỳ họp thứ 8 của quốc hội khóa XI đã thông qua “Luật phòng, chống tham nhũng” mang số 55/2005/QH 11, hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/6/2006. Có luật rồi, tất nhiên phải có sự chỉ đạo sâu sát từ trên xuống dưới để thi hành, tức là phòng, chống tham những từ đâu, chống từ trên xuống dưới hay từ dưới lên trên, hoặc chống lưng chừng ngang hông. Do đó, căn cứ vào bộ luật cao quý này, Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội đã ban hành nghị quyết số 294A/2007/UBTVQH 12 quy định về việc tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quy chế hoạt động của các Ban Chỉ Đạo từ trung ương đến tỉnh thành trực thuộc trung ương
Tại Hà Nội, chính phủ thành lập ngay Ban Chỉ Đạo phòng, chống tham nhũng trung ương mà vị chủ tịch không ai khác hơn là Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng. Để thể hiện quyết tâm chống tham nhũng tới cùng, Ban Chỉ đạo nầy có tới 9 ủy viên, trong số có 1 bộ trưởng và 1 thứ trưởng đương nhiệm. Các tỉnh, thành cũng noi theo gương sáng của trung ương, tỉnh và thành phố nào cũng thành lập Ban Chỉ Đạo phòng, chống tham nhũng cấp tỉnh do vị chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh đứng đầu, lẽ dĩ nhiên đặt dưới chỉ đạo của Ban Chỉ Đạo trung ương. Không thấy có các Ban Chỉ Đạo cấp quận, huyện có lẽ các chủ tịch quận, huyện là những cán bộ không có quyền ký dự án đầu tư nước ngoài nên nơi đây khỏi cần chống tham quan ô lại?
Cũng nhằm mục đích tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lảng phí, chính phủ cũng đã ra nghị quyết số 21/NQ/CP này 12/05/2009 “Ban hành chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020”. Như vậy, công tác chống tham nhũng được nâng tầm chiến lược quốc gia trong một thập niên tới, chứng tỏ chính phủ dự kiến tham nhũng còn sống dài dài, bất chấp các Ban Chỉ Đạo. Quả thực, đây là một dự kiến sáng suốt của Đảng lãnh đạo mà suốt đời chỉ biết làm sao cai trị cho lâu dài.
Xem ra đảng và nhà nước rất coi trọng và có đầy quyết tâm trong công tác này. Ngay như chủ tịch nước Trương Tấn Sang, khi vừa lên nhậm chức đã tuyên bố một cách không hổ thẹn rằng “tôi sẽ quyết liệt chống tham nhũng”
Vậy, hiệu quả của công tác chống tham nhũng lâu nay ra sao? Xin hãy cùng nhau xem xét, đánh giá về “Vụ án Huỳnh Ngọc Sỹ” tại thành phố mang tên bác và chỉ cần một vụ này mà thôi cũng đủ. Ông Huỳnh Ngọc Sỹ là phó giám đốc sở Giao thông Vận tải thành phố Sài Gòn và là giám đốc Ban quản lý dự án đại lộ Đông Tây. Sỹ đã nhận tiền lót tay của công ty PCI thắng thầu trước sau $2.3 triệu đô la, đồng thời bị phát giác là đã ngăn chặn một dự án liên quan đến một công ty Mỹ vì công ty này từ chối đưa hối lộ.
Tháng 8 năm 2008, 4 viên chức Nhật của PCI bị bắt, bị đưa ra tòa và khai ra Huỳnh Ngọc Sỹ. Nhưng UBND thành phố nói “chưa nhận được thông tin chính thức”. Trong lúc đó tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn khẳng định “chính phủ Việt Nam sử dụng rất có hiệu quả và rất đúng mục đích nguồn vốn ODA của Nhật.” Vị thứ trưởng ngoại giao còn yêu cầu “các cơ quan truyền thông đại chúng của Nhật Bản và Việt Nam đều không nên đưa tin, bài về việc này.”!
Bốn viên chức PCI bị tuyên án tù, nhưng Sỹ vẫn vững như bàn thạch. Tháng 12/2008, Nhật cắt một phần viện trợ làm Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, bày tỏ sự bất bình: “Chúng tôi yêu cầu Nhật cung cấp bằng chứng và chúng tôi không thể truy tố ai dựa theo tin tức trên báo chí.” Tháng 2/2009, Nhật viện trợ trở lại và chừng đó Sỹ mới bị đưa ra tòa.
Qua vụ án trên người ta thấy gì và nghĩ gì? Không phải là một khám phá mới lạ khi mọi người đều biết ủy viên Bộ chính trị, bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải là người bảo vệ cho Huỳnh Ngọc Sỹ đến giây phút cuối cùng. Hai người là “sui gia”; con trai Sỹ chuẩn bị cưới con gái của Hải.
Từ địa phương tới trung ương, viên giám đốc dự án đại lộ Đông Tây được bao che tận tình, công an không mở cuộc điều tra dù bằng chứng rõ ràng và công lý chỉ miễn cưỡng phát động dưới áp lực của nước ngoài. Mang Huỳnh Ngọc Sỹ ra xử và kêu án tù chỉ có nghĩa là không xử không được, một hành động chẳng đặng đừng của luật pháp xã hội chủ nghĩa.
Không thể nào kết luận khác hơn lời kết luận đầy mỉa mai của người dân trong nước: chống tham nhũng, càng “chống” tham nhũng càng vững. Giống như nhà dột cột xiêu, phải chống lên cho nó đỡ sập!
Cho tới nay, 5 năm sau ngày Luật phòng, chống tham nhũng ra đời và sự xuất hiện hoành tráng của các Ban Chỉ Đạo phòng, chống tham nhũng trung ương, tỉnh thành, cho phép mọi người kết luận: giống như khai thác bauxite, tham nhũng là một chủ trương lớn của đảng.
Tại sao tham nhũng là một chủ trương lớn của đảng?
Một trong những con đường sống còn của đảng là làm sao nắm vững quyền lực của chuyên chính vô sản nay được hiểu là chuyên chính của giai cấp đảng cầm quyền. Đảng cần sự trung thành, keo sơn gắn bó của toàn thể đảng viên, do đó đảng mua chuộc, hiến tặng đảng viên của mình chẳng những bằng quyền lực mà còn bằng quyền lợi. Quyền lực càng lớn, quyền lợi càng to. Cả hai được kết hợp nhuần nhuyễn giữa gia đình, bằng hữu, phe nhóm có lợi ích chung thành một mạng lưới khổng lồ từ trên xuống dưới.
Đảng làm ngơ tức là khuyến khích cho đảng viên của mình kiếm tiền bằng mọi cách hợp pháp lẫn không hợp pháp. Cách kiếm tiền dễ dàng nhất là công khai lạm dụng quyền lực sẵn có do đảng ban phát để hành dân cho đến lúc dân phải lòi tiền cho được việc.Với quyền lực phe nhóm trong tay, đảng viên có thể thu tóm, chia chác các khu vực kinh tế nhà nước để bòn rút công quỹ, bỏ túi nguồn vốn tài trợ, ngay cả nợ vay quốc gia. Không loại trừ việc liên kết, bao che xã hội đen vừa thu lợi nhuận phi pháp, vừa tạo điều kiện sử dụng khi cần chống lại nhân dân. Đảng viên càng giàu, càng gắn bó với đảng và càng ra sức bảo vệ Đảng. Khẩu hiệu “còn đảng còn mình” từ đó mà ra!
Bên cạnh vụ án Huỳnh Ngọc Sỹ còn có vụ Vinashin mà mức độ thất thoát lên tới hơn 4 tỷ đô la. Đó là hai vụ tham nhũng điển hình cho thấy mọi lúc mọi nơi, đảng viên đảng công sản có thể công khai bòn rút của công mà không phải sợ hãi bất cứ một hình thức pháp luật nào. Luật phòng chống tham nhũng hay các Ban Chỉ Đạo phòng, chống tham nhũng lại là một hình thức bao che, làm cho tham nhũng an tâm hơn và vững mạnh hơn. Nói cách khác, tham nhũng và chống tham nhũng vừa là thằng ăn cướp vừa là kẻ đánh trống la làng.
Nói tham nhũng là một chủ trương lớn của đảng quả thực không sai!
Ngô Đình Thu
Nói như thế không phải là sai, nhưng chỉ đúng với người đứng bên ngoài đóng vai trò quan sát viên, kiểu quan sát viên của Liên Hiệp Quốc thời ông U Thant làm tổng thư ký. Tham nhũng không phải là một tệ nạn, càng không phải là một tệ nạn thông thường. Nó không phải như mua bán dâm, ma túy, cờ bạc, rượu chè theo quan niệm tửu-sắc-tài-phiến thời trước.
Gọi mua bán dâm là một tệ nạn xã hội thì rất đúng vì người cầm quyền có thể dùng luật pháp để ngăn ngừa hay giảm thiểu tệ nạn này, nếu muốn. Trong lúc đó, vấn đề tham nhũng tại Việt Nam, cho đến nay vẫn không thực sự có biện pháp ngăn ngừa hay giảm thiểu một cách hiệu quả.
Còn nếu nói tham nhũng là một “quốc nạn” lại càng khó hiểu hơn. Vấn đề tham nhũng hiện nay ở Việt Nam dưới một chế độ độc tài toàn trị chỉ liên hệ tới Đảng CSVN và chính phủ, quốc hội, ban ngành của đảng này mà nhân dân là nạn nhân lớn nhất. Nghĩa là chỉ có đảng Cộng sản – hay nói chính xác hơn - chỉ có 3 triệu 800 ngàn đảng viên cộng sản mới có thể là những tay tham nhũng hạng nhất ở đất nước này. Nhân dân không thể và không có lý do để tham nhũng lẫn nhau hay giở trò tham nhũng đối với với các chú công an khu vực hay vòi vĩnh đòi tiền mãi lộ với các anh công an giao thông.
Hiến pháp 1992 của nước CHXHCNVN minh định bằng điều 4 rằng “Đảng CSVN là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội”. Đó là đảng chủ, đảng trị do đó chỉ có Đảng mới tham nhũng được, còn dân chủ tức nhân dân làm chủ trên giấy tờ chỉ là làm chủ không thì nhân dân lấy ai để tham nhũng? Vậy không có quốc nạn tham nhũng mà chỉ có “ nạn đảng nhũng”
Để có một cái nhìn công bằng và khách quan hơn cho chế độ đảng trị, đảng chủ ở Việt Nam liên quan đến vấn đề tham nhũng, cần phải nói đến cái gọi là những nổ lực của các cơ quan lập pháp và hành pháp, đã quyết liệt chống tham nhũng ra sao.
Ngày 29 tháng 11 năm 2005 trong kỳ họp thứ 8 của quốc hội khóa XI đã thông qua “Luật phòng, chống tham nhũng” mang số 55/2005/QH 11, hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/6/2006. Có luật rồi, tất nhiên phải có sự chỉ đạo sâu sát từ trên xuống dưới để thi hành, tức là phòng, chống tham những từ đâu, chống từ trên xuống dưới hay từ dưới lên trên, hoặc chống lưng chừng ngang hông. Do đó, căn cứ vào bộ luật cao quý này, Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội đã ban hành nghị quyết số 294A/2007/UBTVQH 12 quy định về việc tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quy chế hoạt động của các Ban Chỉ Đạo từ trung ương đến tỉnh thành trực thuộc trung ương
Tại Hà Nội, chính phủ thành lập ngay Ban Chỉ Đạo phòng, chống tham nhũng trung ương mà vị chủ tịch không ai khác hơn là Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng. Để thể hiện quyết tâm chống tham nhũng tới cùng, Ban Chỉ đạo nầy có tới 9 ủy viên, trong số có 1 bộ trưởng và 1 thứ trưởng đương nhiệm. Các tỉnh, thành cũng noi theo gương sáng của trung ương, tỉnh và thành phố nào cũng thành lập Ban Chỉ Đạo phòng, chống tham nhũng cấp tỉnh do vị chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh đứng đầu, lẽ dĩ nhiên đặt dưới chỉ đạo của Ban Chỉ Đạo trung ương. Không thấy có các Ban Chỉ Đạo cấp quận, huyện có lẽ các chủ tịch quận, huyện là những cán bộ không có quyền ký dự án đầu tư nước ngoài nên nơi đây khỏi cần chống tham quan ô lại?
Cũng nhằm mục đích tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lảng phí, chính phủ cũng đã ra nghị quyết số 21/NQ/CP này 12/05/2009 “Ban hành chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020”. Như vậy, công tác chống tham nhũng được nâng tầm chiến lược quốc gia trong một thập niên tới, chứng tỏ chính phủ dự kiến tham nhũng còn sống dài dài, bất chấp các Ban Chỉ Đạo. Quả thực, đây là một dự kiến sáng suốt của Đảng lãnh đạo mà suốt đời chỉ biết làm sao cai trị cho lâu dài.
Xem ra đảng và nhà nước rất coi trọng và có đầy quyết tâm trong công tác này. Ngay như chủ tịch nước Trương Tấn Sang, khi vừa lên nhậm chức đã tuyên bố một cách không hổ thẹn rằng “tôi sẽ quyết liệt chống tham nhũng”
Vậy, hiệu quả của công tác chống tham nhũng lâu nay ra sao? Xin hãy cùng nhau xem xét, đánh giá về “Vụ án Huỳnh Ngọc Sỹ” tại thành phố mang tên bác và chỉ cần một vụ này mà thôi cũng đủ. Ông Huỳnh Ngọc Sỹ là phó giám đốc sở Giao thông Vận tải thành phố Sài Gòn và là giám đốc Ban quản lý dự án đại lộ Đông Tây. Sỹ đã nhận tiền lót tay của công ty PCI thắng thầu trước sau $2.3 triệu đô la, đồng thời bị phát giác là đã ngăn chặn một dự án liên quan đến một công ty Mỹ vì công ty này từ chối đưa hối lộ.
Tháng 8 năm 2008, 4 viên chức Nhật của PCI bị bắt, bị đưa ra tòa và khai ra Huỳnh Ngọc Sỹ. Nhưng UBND thành phố nói “chưa nhận được thông tin chính thức”. Trong lúc đó tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn khẳng định “chính phủ Việt Nam sử dụng rất có hiệu quả và rất đúng mục đích nguồn vốn ODA của Nhật.” Vị thứ trưởng ngoại giao còn yêu cầu “các cơ quan truyền thông đại chúng của Nhật Bản và Việt Nam đều không nên đưa tin, bài về việc này.”!
Bốn viên chức PCI bị tuyên án tù, nhưng Sỹ vẫn vững như bàn thạch. Tháng 12/2008, Nhật cắt một phần viện trợ làm Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, bày tỏ sự bất bình: “Chúng tôi yêu cầu Nhật cung cấp bằng chứng và chúng tôi không thể truy tố ai dựa theo tin tức trên báo chí.” Tháng 2/2009, Nhật viện trợ trở lại và chừng đó Sỹ mới bị đưa ra tòa.
Qua vụ án trên người ta thấy gì và nghĩ gì? Không phải là một khám phá mới lạ khi mọi người đều biết ủy viên Bộ chính trị, bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải là người bảo vệ cho Huỳnh Ngọc Sỹ đến giây phút cuối cùng. Hai người là “sui gia”; con trai Sỹ chuẩn bị cưới con gái của Hải.
Từ địa phương tới trung ương, viên giám đốc dự án đại lộ Đông Tây được bao che tận tình, công an không mở cuộc điều tra dù bằng chứng rõ ràng và công lý chỉ miễn cưỡng phát động dưới áp lực của nước ngoài. Mang Huỳnh Ngọc Sỹ ra xử và kêu án tù chỉ có nghĩa là không xử không được, một hành động chẳng đặng đừng của luật pháp xã hội chủ nghĩa.
Không thể nào kết luận khác hơn lời kết luận đầy mỉa mai của người dân trong nước: chống tham nhũng, càng “chống” tham nhũng càng vững. Giống như nhà dột cột xiêu, phải chống lên cho nó đỡ sập!
Cho tới nay, 5 năm sau ngày Luật phòng, chống tham nhũng ra đời và sự xuất hiện hoành tráng của các Ban Chỉ Đạo phòng, chống tham nhũng trung ương, tỉnh thành, cho phép mọi người kết luận: giống như khai thác bauxite, tham nhũng là một chủ trương lớn của đảng.
Tại sao tham nhũng là một chủ trương lớn của đảng?
Một trong những con đường sống còn của đảng là làm sao nắm vững quyền lực của chuyên chính vô sản nay được hiểu là chuyên chính của giai cấp đảng cầm quyền. Đảng cần sự trung thành, keo sơn gắn bó của toàn thể đảng viên, do đó đảng mua chuộc, hiến tặng đảng viên của mình chẳng những bằng quyền lực mà còn bằng quyền lợi. Quyền lực càng lớn, quyền lợi càng to. Cả hai được kết hợp nhuần nhuyễn giữa gia đình, bằng hữu, phe nhóm có lợi ích chung thành một mạng lưới khổng lồ từ trên xuống dưới.
Đảng làm ngơ tức là khuyến khích cho đảng viên của mình kiếm tiền bằng mọi cách hợp pháp lẫn không hợp pháp. Cách kiếm tiền dễ dàng nhất là công khai lạm dụng quyền lực sẵn có do đảng ban phát để hành dân cho đến lúc dân phải lòi tiền cho được việc.Với quyền lực phe nhóm trong tay, đảng viên có thể thu tóm, chia chác các khu vực kinh tế nhà nước để bòn rút công quỹ, bỏ túi nguồn vốn tài trợ, ngay cả nợ vay quốc gia. Không loại trừ việc liên kết, bao che xã hội đen vừa thu lợi nhuận phi pháp, vừa tạo điều kiện sử dụng khi cần chống lại nhân dân. Đảng viên càng giàu, càng gắn bó với đảng và càng ra sức bảo vệ Đảng. Khẩu hiệu “còn đảng còn mình” từ đó mà ra!
Bên cạnh vụ án Huỳnh Ngọc Sỹ còn có vụ Vinashin mà mức độ thất thoát lên tới hơn 4 tỷ đô la. Đó là hai vụ tham nhũng điển hình cho thấy mọi lúc mọi nơi, đảng viên đảng công sản có thể công khai bòn rút của công mà không phải sợ hãi bất cứ một hình thức pháp luật nào. Luật phòng chống tham nhũng hay các Ban Chỉ Đạo phòng, chống tham nhũng lại là một hình thức bao che, làm cho tham nhũng an tâm hơn và vững mạnh hơn. Nói cách khác, tham nhũng và chống tham nhũng vừa là thằng ăn cướp vừa là kẻ đánh trống la làng.
Nói tham nhũng là một chủ trương lớn của đảng quả thực không sai!
Ngô Đình Thu
.
.
.
No comments:
Post a Comment