Tuesday, May 3, 2011

VIỆT NAM NẰM TRONG SỐ 4 NƯỚC BÓP NGHẸT TỰ DO BÁO CHÍ

Việt Hà, phóng viên RFA
2011-05-03

Tổ chức Freedom House vừa công bố bản báo cáo tự do báo chí năm 2010 vào sáng thứ 2, ngày 2 tháng 5 nhân ngày tự do báo chí thế giới được tổ chức tại Washington DC.
Báo cáo mới cho thấy số người dân trên thế giới được tiếp cận với truyền thông độc lập đã giảm đến mức thấp nhất trong hơn một thập niên qua. Việt Hà có bài tường trình.
.
Từ phải ông Ted Van Der Meid đang phát biểu, bà Elizabeth H. Prodromou, ông Talal Y. Eid, bà Nina Shea.   RFA
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/freedom-of-the-press-2010-05032011072320.html/Freedom-house-305.jpg
.
Bản báo cáo về tự do báo chí năm 2010 của tổ chức Freedom House công bố vào sáng ngày 2 tháng 5 cho thấy bức tranh tự do báo chí trong năm qua chưa có gì sáng sủa hơn so với các năm trước đó mặc dù tại một số khu vực trên thế giới đã có một vài nước đạt được những tiến bộ nhất định.

Một bức tranh ảm đạm

Phát biểu tại buổi công bố bản báo cáo, Giám đốc điều hành của Freedom House David Kramer nhận xét:
David Kramer: thật đáng tiếc là những người làm việc trong ngành báo chí đang bị tấn công, mà gần đây nhất là cái chết của 2 phóng viên ở Libia, vài tuần trước, những người làm báo bị tấn công bởi nhiều nhiều hình thức, như đe dọa, bỏ tù, tạm giam, và chúng ta càng ngày càng nhìn thấy nhiều tình trạng tự kiểm duyệt, và thực tế chúng ta nhìn thấy tự do báo chí đang ở mức thấp nhất trong hơn một thập kỷ qua dựa vào các điều tra của Freedom house bắt đầu từ năm 1980.
Trong số 196 nước được đánh giá lần này, có 68 nước được xếp vào danh sách có tự do báo chí, trong khi đó có 65 nước bị xếp vào danh sách các nước chỉ có tự do báo chí một phần66 nước bị coi là hoàn toàn không có tự do báo chí. Theo nhận xét của bà Karin Karlekarr, tổng biên tập của Freedom House thì nếu nhìn vào số dân số thực sự được hưởng một nền tự do báo chí, bức tranh toàn cầu có vẻ ảm đạm hơn rất nhiều. Bà nói

Karin Karlekar: nhưng nếu nhìn vào dân số thì bức tranh ảm đạm hơn, chỉ 15% người dân trên thế giới có tự do báo chí, tức là 1 trong số 6 người trên thế giới có tự do báo chí, 42% có tự do báo chí một phần, và 43% không có tự do. Các nước có tự do báo chí đã giảm 1 điểm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1996, khi chúng tôi bắt đầu xem xét yếu tố dân số. Trong khi người dân sống tại các nước không có tự do báo chí tăng thêm 3% chủ yếu bởi 3 nước có số dân lớn bị xếp vào danh sách các nước này trong năm 2010.
Có 4 điểm chính đáng ngại được nêu lên trong báo cáo lần này của Freedom House. Đó là việc chính phủ các quốc gia có dân chủ một phần hoặc độc tài gia tăng các biện pháp hạn chế việc đưa tin qua sóng phát thanh, truyền hình độc lập để đối phó với sự gia tăng con số các đài phát thanh và truyền hình tư nhân tại các nước này. Điển hình là tại các nước như Nga và Venezuela, chính phủ đã sử dụng biện pháp tạm ngưng hoặc không cấp giấy phép cho các cơ sở này.
Tại một số nước khác, việc kiểm soát nội dung trên internet qua các mạng xã hội đã trở thành phổ biến. Với điển hình là các nước như Trung Quốc, Iran và Việt Nam. Trong báo cáo lần này, Freedom House cũng liệt kê Nam Hàn và Thái lan vào danh sách các nước mà chính phủ đã gia tăng việc kiểm sóat đưa tin trên internet thông qua các luật và quy định.
.
Tự do báo chí ngày càng tồi tệ

Ngoài ra, tự do báo chí toàn cầu năm 2010 cũng bị đe dọa bởi các thế lực không thuộc chính quyền tại một số nước ví dụ như Mexico, nơi các băng nhóm buôn lậu ma túy đe dọa tính mạng của phóng viên và tìm cách kiểm soát báo chí.
Những tội ác nghiêm trọng xảy ra với người làm báo trên toàn cầu những năm qua, cộng với việc những kẻ phạm tội không bị trừng phạt đã khiến những phóng viên báo chí phải tự kiểm duyệt mình hoặc phải sống lưu vong. Điều này cũng ảnh hưởng đến tự do báo chí thực sự. Freedom House chỉ tên những nước nguy hiểm nhất cho phóng viên tác nghiệp trong năm 2010 bao gồm Indonesia, Iraq, Mexico và Pakistan.
Báo cáo tự do báo chí năm nay của Freedom House cũng cho thấy sự tụt dốc của một số nước đã có nền dân chủ như Nam Phi, Ý và Hungary.
Có 9 sự dịch chuyển về mức độ tự do báo chí của các nước trong xếp hạng năm nay của Freedom House. Trong đó có 5 nước bị chuyển dịch về hướng xấu đi là chỉ có tự do một phần hoặc hòan toàn không có tự do. Chỉ có 4 nước được chuyển dịch về hướng tích cực, chủ yếu là tại châu Phi với các nước Guinea, Niger và Liberia.
Trong bảng xếp hạng năm nay, Việt Nam có điểm số 83 trên 100 tức là hoàn toàn không có tự do báo chí. Trung Quốc có điểm số là 85, cũng thuộc danh sách các nước không có tự do báo chí. Bà Karin Karlekar nhận xét:

Karin Karlekar: điểm số của cả hai nước này không có gì thay đổi. Điều mà chúng ta nhìn thấy ở cả hai nước giống như trò chơi mèo vờn chuột, tức là có sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước với báo chí, nhưng người dân đang cố gắng chống cự lại. Vì thế tại Trung Quốc, hiện đang có sự đàn áp liên tục chống lại những nhà báo truyền thống và giới blogger.
Tại Việt Nam cũng vậy, chính phủ cấm Facebook và những thứ tương tự. Cho nên rõ ràng có sự kiểm soát chặt chẽ của chính phủ với báo chí. Nhưng tôi tin là các nhà họat động tại các nước này đang kháng cự lại. Nhìn chung, thì điểm số của cả hai nước không thay đổi so với năm trước đó và vẫn nằm trong danh sách các nước không có tự do báo chí.

Bà Karlekar cho biết nều nhìn vào điểm số trung bình của toàn cầu thì dường như xu hướng tụt dốc của tự do báo chí toàn cầu đang có chiều ổn định lại sau 8 năm liên tục đi xuống, cho thấy một khả năng đảo ngược tình thế.
Cuộc nổi dậy của người dân Trung Đông và Bắc Phi hồi đầu năm nay với những hỗ trợ của internet và mạng xã hội đã cho thấy những dấu hiệu tích cực hơn cho tự do báo chí, đặc biệt là tại Tunisia và Ai cập. Người đại diện của tổ chức Freedom House cho rằng những dấu hiệu này có thể mang lại một hy vọng cho nhiều tin vui hơn cho tự do báo chí của năm tới nhưng hiện vẫn còn quá sớm để có thể dự báo điều gì.

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
—————————-
.
Freedom House: Việt Nam xếp thứ 177 trong bảng xếp hạng tự do báo chí
Nguồn: lenta.ru
Kichbu post on thứ ba, 03.05.2011
http://kichbu.multiply.com/journal/item/1545

Theo bảng điểm được sử dụng trong bảng xếp hạng này của Freedom House, các nước có hơn 60 điểm được xem như những nước với “các phương tiện truyền thông đại chúng không tự do”. Để lọt vào nhóm “các nước có tự do từng phần” cần phải có từ 30 đến 60 điểm.
.Trong bảng xếp hạng thường niên do tổ chức Freedom House bình chọn, Nga xếp thứ 173 cùng với Hambia, CHDC Công gô và Zimbawe. Cả bốn nước này được mỗi nước 81 điểm.
.
Việt Nam được 81 điểm, xếp thứ 177 cùng với các nước Saudi Arabia, Yemen và IOT/PA (Israeli-Occupied Territories/ Palestinian Authority).
Bắc Triều Tiên xếp thứ 196.
.
Chi tiết xin xem Tại đây!
.
Сác đường dẫn theo đề tài
- Freedom House понизила в рейтинге еще и украинскую прессу – Украинская правда, 02.05.2011
- Freedom House посчитал свободу прессы в России и Гамбии одинаковой – Lenta.ru, 29.04.2010
- Freedom House отметила сокращение свободы СМИ в России – Lenta.ru, 02.05.2009
Website
- Freedom House

————————–

Việt Nam trong nhóm 4 nước bóp nghẹt tự do báo chí nhất châu Á
Tú Anh   -   RFI
Thứ ba 03 Tháng Năm 2011
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20110503-viet-nam-trong-nhom-4-nuoc-bop-nghet-tu-do-bao-chi-nhat-chau-a
.
Ngày 3/5 được Tổ chức Văn hóa-Khoa-Học-Giáo dục Liên Hiệp Quốc UNESCO chọn làm ngày “T do báo chí” vinh danh các quốc gia tôn trọng quyền tự do ngôn luận và thông tin, tạo thuận lợi cho sự phát triển của đất nước. Việt Nam tự hào có hơn 700 nhật báo và 54 nhà xuất bản. Tuy nhiên, trong năm 2011, tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) vẫn xếp Việt Nam vào danh sách 38 nước không có tự do báo chí.
Trong bối cảnh ngọn gió Mùa Xuân Ả Rập đang thổi qua Trung Đông và Bắc Phi, báo cáo hàng năm của tổ chức Phóng viên không biên giới Reporters sans frontières (RSF) nhân ngày Tự do báo chí đã ghi nhận nhiều biển chuyển « quan trọng » trong danh sách các lãnh đạo xem phóng viên là kẻ thù trong năm 2011.
Hai điểm son được ghi nhận là tại Tunisia và Ai Cập sau khi hai tổng thống « chọn đời » đã phải ra đi. Trong danh sách còn lại, tổ chức Phóng viên không biên giới liệt kê 38 nguyên thủ quốc gia, thủ tướng chính phủ và «sứ quân » thuộc thành phần trấn áp báo chí.
Tại châu Á, bốn nước Việt Nam, Trung Quốc. Miến Điện và Bắc Triều Tiên đã được quan tâm đặc biệt. Theo nhận định của tổ chức bảo vệ báo chí RSF, trong năm qua, tuy một số nhân sự trong khu vực đã bị thay thế nhưng bản chất của các chế độ này vẫn như cũ.
.
Dùng lut hình s trn áp t do báo chí
.
Ti Miến Đin tướng Thein Sein lên thay Than Shwe. Ti Vit Nam, ông Nguyễn Phú Trọng thay ông Nông Đức Mạnh. Nhưng ti Miến Đin 14 phóng viên đang ngi tù. Còn Vit Nam, 18 nhà báo mng đang b giam gi. RSF thẩm định giới lãnh đạo tại hai nước Đông Nam Á này là biểu tượng của hai chế độ hà khắc sử dụng bộ máy hình sự phục vụ cho chính sách đàn áp, dập tắt mọi hy vọng cởi mở. Nhân danh đảng cầm quyền duy nhất, quyền lợi riêng của đảng hoặc “đoàn kết dân tộc”, các chế độ này “tự co cụm” và “ căng thẳng tinh thần” trước ngọn gió dân chủ giải phóng.
.
Hương “hoa nhài” cũng tác động đến chính sách của Hồ Cẩm Đào ti Trung Quc. Hơn 30 lut sư, văn nhân , ngh sĩ, trí thc đã b bt giam nhng nơi bí mt mà không ai biết s phn ca h ra sao. Đầu tháng tư, một họa sĩ tài hoa là Ngải Vị Vị , con trai của một cố bộ trưởng văn hóa Trung Quốc cũng bị bắt. Tại Bắc Triều Tiên, Kim Jong Il cai trị 22 triệu dân với bàn tay sắt vừa độc tài, vừa độc ác với một bộ máy tuyên truyền không chừa một không gian tự do nào.
.
Để phản bác lại bản báo cáo của tổ chức Phóng viên không biên giới nhân ngày Tự do báo chí mùng 3 tháng 5, báo chí chính thức của Việt Nam, vẫn được gọi dân dã là báo “lề phải”, lên án RSF là một tổ chức “ tăm tối” nhưng “cao đòn chống phá Việt Nam”. Trong bài bình luận dài với tựa “S tăm ti ca t chc Nhà báo không biên gii”, báo mạng Công An Nhân Dân “phản biện” là tại Việt Nam có 706 cơ quan báo, 506 tạp chí và 54 nhà xuất bản. CAND online cho rằng báo chí Việt Nam phong phú đa dạng ngang tầm khu vực và quốc tế.
Tuy nhiên tờ báo này không nói rõ là báo chí Việt Nam có tự do loan tin và công kích những sai trái của chính quyền hay công khai ủng hộ đối lập như báo chí Thái Lan, Indonesia hay Philippines hay không? Báo Công An Nhân Dân lên án RSF ký “hoa hồng” với “các thế lực xấu đơm đặt về tự do báo chí ” ban cho những người “ vi phạm pháp luật” như Nguyễn Tiến Trung, Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long chiếc mũ nhà báo hay công dân mạng.
.
Còn đối với phóng viên “lề trái” và thành phần trí thức dấn thân tại Việt Nam, trong đó có không ít người đang bị ngồi tù hay sách nhiễu, thì họ công nhận tại Việt Nam có hơn 700 tờ báo nhưng chỉ có một “Tổng biên tập”, đưa tin một chiều ngăn chặn mọi sáng kiến hay ý kiến “ngoài luồng”.
.
Mới đây nhất, đêm 30/04, nhà thơ trẻ Bùi Chát, người chủ trương sáng lập nhà xuất bản Giấy Vụn, độc lập, đã bị bắt tại phi trường Tân Sơn Nhất khi anh nhận giải thưởng quốc tế từ Achentina trở về. Bùi Chát bị giam đến 47 tiếng đồng hồ mới được tạm thả. Còn v li cáo buc thế lc thù đch và tăm ti đt ra ngày T do báo chí đ bôi xu chính quyn thì thiết nghĩ cũng không cn phi nhc li đây là sáng kiến ca t chc Liên Hip Quc UNESCO và người dân Vit Nam biết rõ ngun gc cũng như lý do chính đáng ca sáng kiến này.
——————-
Bình luận của Ba Sàm :
http://anhbasam.wordpress.com/2011/05/03/tin-th%e1%bb%a9-ba-3-5-2011/

Tin thứ Ba, 3-5-2011 – Ngày Tự do Báo chí Thế giới
Hôm nay, ngày 3-5Ngày Tự do Báo chí Thế giới (World Press Freedom Day). Vậy thử làm một kiểm chứng nhỏ xem thái độ của báo chí, chính quyền VN từ xưa tới nay đối với ngày này ra sao.
Xin mời bà con bấm vô đây xem có báo quốc doanh nào nhắc tới nó hay không. Hiếm hoi quá, há?! Chỉ thấy họ nhắc tới trong những bài kiểu “phản bác” khi bị lên án xâm phạm cái quyền này (tỉ như “Sự tăm tối của Tổ chức ‘Nhà báo không biên giới‘”). Hu hu! Đúng thiệt là “tăm tối” khi người dân không chừng tưởng ngày này là ngày mà “các thế lực thù địch” nó tự đặt ra để kiếm cớ bôi xấu ta, mà không biết là chínhTổ chức Văn hoá khoa học xã hội của Liên Hợp Quốc gọi tắt là UNESCO đã khởi xướng lấy ngày 3/5 hàng năm là ngày Tự do Báo chí, nhằm đề cao quyền tự do báo chí và đánh giá cao những nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho báo chí hoạt động vì sự nghiệp phát triển của đất nước”, như chính trang mạng của Đài Tiếng nói VN-VOV News đã phải “chiếu cố” cho bà con biết trong một bài “phản bác” khác. Càng “tăm tối” hơn khi không thể giải thích nổi vì sao lại không sung sướng với cái thứ mà cả thế giới người ta đã được phép như vậy. Không lẽ biểu “tự sướng nhiều quá, mệt lắm rồi!”?
.
.
.

No comments: